Giáo án thể dục bóng đá 10 kết nối tri thức (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án thể dục bóng đá 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án thể dục bóng đá 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án thể dục bóng đá 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án thể dục bóng đá 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án thể dục bóng đá 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án thể dục bóng đá 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án thể dục bóng đá 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án thể dục bóng đá 10 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án thể dục bóng đá 10 kết nối tri thức (bản word)

Bản xem trước: Giáo án thể dục bóng đá 10 kết nối tri thức (bản word)


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: KĨ THUẬT ĐÁ BÓNG (12 tiết)

 

  1. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
  2. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

Bài

Tên bài

Nội dung

Số tiết

1

Kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

- Kĩ thuật đứng tại chỗ đá bóng bằng lòng bàn chân.

- Phối hợp kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.

- Trò chơi vận động

6

2

Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân

- Kĩ thuật đứng tại chỗ đá bóng bằng mu giữa bàn chân.

- Phối hợp kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân,

- Trò chơi vận động.

6

  1. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

TT

Tên bài

Kế hoạch dạy học

 

 

Tiết 1

Tiết 2

Tiết 3

Tiết 4

Tiết 5

Tiết 6

Tiết 7

Tiết 8

Tiết 9

Tiết 10

Tiết 11

Tiết 12

1

Kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

+

+

+

+

+

+

 

 

 

 

 

 

2

Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân

 

 

 

 

 

 

+

+

+

+

+

+

  1. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
  2. MỤC TIÊU

Hình thành, phát triển ở HS:

- Kiến thức, kĩ năng về kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân và mu giữa bản chân.

- Các tổ chất thể lực, năng lực liên kết và nhịp điệu vận động.

- Thói quen tích cực vận động, sở trường luyện tập và thi đấu bóng đá.

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

  1. Kiến thức

- Nhận biết được cấu trúc kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân và mu giữa bàn chân. - Ghi nhớ được tên gọi và các giai đoạn của kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân và mu giữa bàn chân.

- Biết cách luyện tập và tổ chức luyện tập kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, mu giữa bàn chân.

- Biết cách nhận biết, đánh giá và sửa chữa những sai sót thường mắc trong luyện tập của bản thân, của bạn.

- Biết cách giữ vệ sinh và an toàn trong luyện tập.

- Trình bày được hiểu biết về kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân và mu giữa bàn chân.

  1. Kĩ năng

- Thực hiện được kĩ thuật và các bài tập kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, mu giữa bàn chân.

- Thực hiện được các hình thức luyện tập và tổ chức luyện tập (cả nhân, cặp đôi, nhóm).

- Phát hiện và sửa chữa được một số sai sót trong luyện tập kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, mu giữa bàn chân.

- Lựa chọn được các loài tập phù hợp để tự luyện tập.

  1. Thể lực

Có sự phát triển về:

- Thể lực chung.

- Sức mạnh, tốc độ, năng lực liên kết vận động.

- Năng lực định hướng và nhịp điệu.

  1. Thái độ

- Tự giác, tích cực luyện tập, chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Chủ động ghi nhớ kĩ thuật và cách luyện tập.

- Chủ động tự học và hợp tác, giúp đỡ bạn trong học tập.

- Thường xuyên tự rèn luyện để nâng cao sức khoẻ.

- Có ý thức giữ gìn an toàn cho bản thân và các bạn trong luyện tập.

  1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

 

BÀI 1: KĨ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG LÒNG BÀN CHÂN (6 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Luyện tập kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.

- Rèn luyện kĩ năng tự học, tự tổ chức các hình thức luyện tập.

- Chủ động tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện thân thể thường xuyên.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Thực hiện được kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.
  • Biết phát hiện, sửa sai thông qua nghe, quan sát, luyện tập của bản thân và tổ, nhóm.
  • Vận dụng được những hiểu biết về kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân để tự luyện tập.
  1. Phẩm chất

- Chủ động ghi nhớ kĩ thuật và cách luyện tập, tích cực tự học và vận dụng để rèn luyện thân thể.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất 10 (Bóng đá).
  • Hình ảnh minh họa về kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân
  • Còi để điều khiển các hoạt động tập luyện.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Giáo dục thể chất 10 (Bóng đá).
  • Giày thể thao, quần áo thể dục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
  3. Nội dung:

- GV trình bày vấn đề; HS trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học mới.

- GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- GV tổ chức và hướng dẫn cho HS chơi trò chơi  hỗ trợ khởi động

  1. Sản phẩm học tập:

- HS trả lời câu hỏi về loại hình hoạt động và kĩ thuật bóng đá.

- HS khởi động chung, khởi động chuyên môn, chơi trò chơi hỗ trợ khởi động.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giới thiệu nội dung, yêu cầu của tiết học.

- Sử dụng phương tiện trực quan giới thiệu khái quát về các loại hình kĩ thuật đá bóng.

- GV yêu cầu HS thảo luận với bạn bên cạnh (hoặc thảo luận theo tổ) để trả câu hỏi:

+ Trong thi đấu bóng đá, kĩ thuật đá bóng được sử dụng nhằm mục đích gì?

+Tên gọi các kĩ thuật đá bóng (đá bóng bằng lòng bàn chân, bằng má ngoài bàn chân,...) được xác định thông qua yếu tố nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức và hiểu thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

+ Trong thi dấu bóng đá, kĩ thuật đá bóng được sử dụng để chuyển bóng cho đồng đội, ghi bàn thắng

+ Tên gọi các kĩ thuật đá bóng được xác định từ vị trí tiếp xúc giữa bàn chân và bóng

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Khởi động và chơi trò chơi hỗ trợ khởi động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Khởi động

- GV hướng dẫn HS:

+ Khởi động chung: Chạy chậm theo vòng tròn ,Xoay các khớp.

+ Khởi động chuyên môn: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ, chạy chuyên hưởng Chạy đá lăng căng chân ra trước, sang hai bên, vào trong, quay sang phải, sang trái.

- GV yêu cầu HS thực hiện đồng loạt.

Chơi trò chơi - Dẫn bóng luồn cọc tiếp sức

- GV phổ biến và hướng dẫn HS thực hiện trò chơi: Dẫn bóng luồn cọc tiếp sức

+ Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch XP.

+ Thực hiện: Lần lượt từng bạn của mỗi đội dẫn bóng luồn cọc đến địch. Ban tiếp theo chỉ xuất phát khi bạn thực hiện trước đã vượt qua vạch đích, đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.

- GV yêu cầu HS chia nhóm và thực hiện chơi trò chơi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS cả lớp khởi động chung, khởi động chuyên môn theo hướng dẫn của GV.

- HS chơi trò chơi Dẫn bóng luồn cọc tiếp sức

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời cả lớp cùng khởi động chung, khởi động chuyên môn và chơi trò chơi Dẫn bóng luồn cọc tiếp sức

- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong lúc khởi động, chơi trò chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, khuyến khích động viên HS.

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, đá bóng luôn được coi là một chủ đề học tập và rèn luyện phổ biến, lí thú, hấp dẫn và thu hút được sự tham gia nhiệt tình của học sinh. Trước hết, để nắm được kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và bước đầu luyện tập trong bài học hôm nay – Bài 1: Kĩ thuật đá bóng lằng lòng bàn chân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kĩ thuật đứng tại chỗ đá bóng bằng lòng bàn chân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kĩ thuật đứng tại chỗ đá bóng bằng lòng bàn chân; thực hiện kĩ thuật đứng tại chỗ đá bóng bằng lòng bàn chân dưới sự hướng dẫn của GV.
  2. Nội dung: GV giới thiệu, phân tích, thị phạm và lưu ý cho HS kĩ thuật đứng tại chỗ đá bóng bằng lòng bàn chân; HS lắng nghe, quan sát và thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS luyện tập đồng loạt, luyện tập cá nhân, xác định.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giới thiệu mục đích, tác dụng của kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.

- Sử dụng tranh ảnh, động tác mẫu giới thiệu kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân:

 

- Cho HS thực hiện thử bài tập theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- Cho HS đồng loạt luyện tập theo khẩu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện thử bài tập theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- HS thực hiện đồng loạt, cá nhân dưới sự hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đồng loạt luyện tập theo khẩu lệnh và động tác mẫu của GV.

- GV mời HS khác quan sát, nhận xét động tác của bạn.

- GV lưu ý  và chỉ dẫn các sai sót thường gặp trong luyện tập:

+ Bước chạy đà không đều nên chân trụ dẻ đặt sai vị trí.

+ Đặt chân trụ sai vị trí nên khi tiếp xúc bóng không chuẩn xác.

+ Chân trụ không vững nên dễ mất thăng bằng khi thực hiện giai đoạn tiếp theo

+ Vung chân lăng không dứt khoát, chưa tạo lực cần thiết.

+ Khi vung chân lăng không mở gối và xoay bàn chân sang ngang, do vậy tiếp xúc bóng sai vị trí, bóng đá đi không có lực, thiếu chính xác.

+ Khi lòng bàn chân tiếp xúc bóng, cổ chân không chắc nên đường bóng đi không căng, không chính xác.

+ Bị căng cứng khi thực hiện nên phối hợp động tác không có tính nhịp điệu.

- GV chỉnh sửa động tác và lưu ý cho HS (nếu chưa chính xác).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- Đá bóng bằng lòng bàn chân là kĩ thuật có điểm tiếp xúc giữa lòng bàn chân với bóng tương đối lớn nên đường bóng đi ổn định, có độ chính xác cao, thường được sử dụng để chuyên bóng và đá bóng vào cầu môn.

- Kĩ thuật đá bóng bằng lòng bán chân gồm 5 giai đoạn. chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng, tiếp xúc bóng và kết thúc.

1. Kĩ thuật đứng tại chỗ đá bóng bằng lòng bàn chân

- TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân không thuận (chân trụ) đặt trước, bàn chân đặt ngang với bóng, cách bóng 10 – 15 cm và thẳng hướng đá bóng đi. Chân thuận (chân đá bóng) đặt sau, cách chân trước một bước, trọng lượng cơ thể dồn nhiều lên chân trước (H.2a).

- Thực hiện: Đưa nhanh chân thuận từ sau ra trước, dùng lòng bàn chân đá vào phần giữa, phía sau bỏng (H.2b. H2c).

- Kết thúc: Chân đá bóng tiếp tục lăng ra trước theo hướng bóng đi và trở về TTCB.

Hoạt động 2: Phối hợp kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được phối hợp kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân và thực hiện được động tác theo hiệu lệnh của GV.
  2. Nội dung: GV giới thiệu, phân tích, thị phạm và lưu ý cho HS phối hợp kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân; HS lắng nghe, quan sát và thực hiện luyện tập theo lớp, nhóm, tổ dưới sự hướng dẫn của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS luyện tập đồng loạt, luyện tập theo tổ, theo nhóm kĩ thuật.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giới thiệu mục đích, tác dụng của phối hợp kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.

- Sử dụng tranh ảnh, động tác mẫu giới thiệu kĩ thuật chạy đà kết hợp với kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân:

- Cho HS thực hiện thử bài tập theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- Cho HS đồng loạt luyện tập theo khẩu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe, quan sát GV giới thiệu phối hợp kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

- HS thực hiện đồng loạt dưới sự hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện luyện thập theo nhóm, theo tổ.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS thực hiện đồng loạt động tác

- GV mời HS thực hiện động tác theo nhóm, tổ.

- GV mời đại diện HS thực hiện mẫu động tác.

- GV mời HS khác quan sát, nhận xét.

- GV chỉnh sửa động tác cho HS (nếu chưa chính xác).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Phối hợp kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

- TTCB: Đứng sau bóng, cách bóng 1, 3 hoặc 5 bước. Chân thuận (chân đá bóng) đặt trước, bàn chân hướng về phía bóng. Chân không thuận (chân trụ) đặt sau, cách chân trước một bước, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân (H.3a).

- Thực hiện: Chạy đã ra trước 1, 3 hoặc 5 bước (H.3b), ở bước đà cuối vươn dài chân ra trước đề đặt chân trụ và đá bỏng (H.3c, H.3d).

- Kết thúc: Bước ra trước 1 – 2 bước để giảm tốc độ chuyển động của cơ thể và giữ thăng bằng.

Giáo án thể dục bóng đá 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án thể dục bóng đá 10 kết nối tri thức (bản word)

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Chat hỗ trợ
Chat ngay