Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội Chủ đề 2: Di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X

Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 6 Hà Nội Chủ đề 2: Di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem: =>

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội đủ các chủ đề

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

 CHỦ ĐỀ 2: DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ TIÊU BIỂU Ở HÀ NỘI TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

-       Kể tên được một số di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.

-       Trình bày được một số nét chính về các di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.

-       Giới thiệu được những giá trị của di sản văn hoá vật thể ở thành phố Hà Nội cho người thân và cộng đồng.

-       Tự hào về truyền thống lịch sử Hà Nội trong sự phát triển của lịch sử dân tộc.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

Năng lực riêng:

-       Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

-       Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Phẩm chất

-       Yêu nước, trách nhiệm thể hiện qua việc bảo tồn di sản vật thể.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án Giáo dục địa phương (Hà Nội)

-       Một số hình ảnh về các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.

-       Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ, nam châm/băng dính.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       Tài liệu Giáo dục địa phương (Hà Nội).

-       Đồ dùng học tập: bút, hộp màu.

-       Thông tin, hình ảnh về các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X sưu tầm được (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- HS nêu được những hiểu biết sẵn có của mình về các di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.

- HS chuẩn bị tâm thế hào hứng khi bắt đầu bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” theo 1 trong 2 gợi ý sau:

Gợi ý 1:

+Đưa ra một số hình ảnh về các di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.

+ Tổ chức cho HS đoán theo hoạt động cá nhân. GV đưa ra từng hình ảnh, mỗi hình ảnh 30 giây. HS nào trả lời đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

Gợi ý 2:

+ Chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội chơi được phát một tập ảnh. Thời gian suy nghĩ tối đa là 5 phút.

+ Đội chơi nào có đáp án sớm hơn được phép trả lời trước. Đội nào có nhiều đáp án chính xác hơn sẽ là đội chiến thắng.

 

- GV có thể khai thác thêm trải nghiệm của HS nếu HS đã từng đến các địa danh hoặc từng được biết về các hiện vật nêu trên.

- GV giới thiệu cho HS khái niệm “di sản văn hóa vật thể” để HS có cái nhìn tổng quan về bài học.

- GV cung cấp thêm thông tin cho HS: Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Di sản văn hoá vật thể bao gồm: di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

(Luật Di sản văn hóa 2013)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các HS trình bày kết quả trước lớp.

+ Thành Cổ Loa.

+ Trống đồng Hoàng Hạ.

+ Mũi tên đồng Cổ Loa.

+ Sưu tập khuôn đúc Cổ Loa.

+ Làng cổ Đường Lâm.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

-HS kể tên được một số di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.

b. Nội dung: HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi gợi mở của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem đoạn phim giới thiệu di tích Cổ Loa:

https://www.youtube.com/watch?v=kLsKhpuPeyE

- GV yêu cầu HS xem clip, đọc thông tin trong SGK và thảo luận theo cặp/ nhóm để trả lời các câu hỏi:

+ Di tích Cổ Loa bao gồm những di tích, công trình nào?

+ Trình bày những nét khái quát về thành Cổ Loa dựa trên sơ đồ 2.1.

+ Nêu ý nghĩa của việc xây dựng thành Cổ Loa thời An Dương Vương.

+ Phân tích giá trị của khu di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa.

- GV giới thiệu một số trang web để HS tìm hiểu thêm về di tích Cổ Loa ở nhà:

+ Ban Quản lí khu di tích Cổ Loa: https://thanhcoloa.vn/

+ Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội: https://s.net.vn/KQ06

- GV giới thiệu thêm một số thông tin cho HS:

+ Cổ Loa là một quần thể di tích có diện tích trải rộng trên một địa bàn rộng lớn, được coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của thủ đô và cả nước

+ Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành).

+ Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt về việc vua An Dương Vương định đô, xây thành; về chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc; về mối tình bi thương và cảm động của Mị Châu – Trọng Thủy...

+ Cổ Loa ngày nay không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm, mà nó còn là một điểm đến lí tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa, những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh trong SGK và thảo luận theo cặp đôi/ nhóm để trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa

* Địa điểm: xã Cổ Loa, huyện Đông Anh.

* Số lượng di tích: 60 di tích.

* Các di tích: di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ học...

* Các di tích tiêu biểu:

- Thành Cổ Loa:

+ Được đắp vào thế kỉ III – II TCN dưới thời An Dương Vương.

+ Là kinh đô, thành trì quân sự vững chức của nhà nước Âu Lạc.

® Là bằng chứng rõ nét về sự sáng tạo, trình độ kĩ thuật và văn hóa của người Việt cổ.

- Kiến trúc đền, chùa, đình... tiêu biểu cho tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt như: đền Thượng (thờ An Dương Vương), đình Cổ Loa, am Mị Châu...

- Các địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật như: Bãi Mèn, Đình Tràng, Mả Tre... gắn với các giai đoạn văn hóa như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gõ Mun, Đông Sơn...

* Năm 2012, di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội đủ các chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay