Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội Chủ đề 3: Học sinh Hà Nội góp phần xây dựng gia đình văn hóa

Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 6 Hà Nội Chủ đề 3: Học sinh Hà Nội góp phần xây dựng gia đình văn hóa. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội đủ các chủ đề

Ngày dạy:…/…/…

 

 CHỦ ĐỀ 3: HỌC SINH HÀ NỘI GÓP PHẦN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

-       Nêu được vai trò của xây dựng Gia đình văn hoá đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

-       Xác định được trách nhiệm của bản thân để góp phần xây dựng Gia đình văn hoá.

-       Nêu được những hành động, cách ứng xử của học sinh để xây dựng Gia đình văn hoá ở Hà Nội.

-       Phát huy những giá trị tốt đẹp trong gia đình để thực hiện phong trào xây dựng Gia đình văn hoá.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

Năng lực riêng:

-       Biết phân biệt các biểu hiện đúng sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hỏa văn hóa ở gia đình.

3. Phẩm chất

-       Yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án Giáo dục địa phương (Hà Nội)

-       Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 31/7/2017 về việc xét tặng “Gia đình văn - hoá”, “Thôn văn hoá”, “Làng văn hoá”, “Ấp văn hoá”, “Bản văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá”.

-       Một số hình ảnh về gia đình ở Hà Nội (gia đình hạt nhân – gia đình hiện đại, chỉ có 2 thế hệ; gia đình truyền thống – gia đình có từ 3 thế hệ trở lên).

-       Một số hình ảnh về ứng xử giữa các thành viên trong gia đình và ứng xử của các thành viên gia đình với cộng đồng.

-       Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ, nam châm/băng dính.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       Tài liệu Giáo dục địa phương (Hà Nội).

-       Đồ dùng học tập: bút, hộp màu.

-       Thông tin, hình ảnh thể hiện nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận xét được những thói quen về sinh hoạt như: cách ứng xử, giao tiếp, các hoạt động,... thường ngày của từng thành viên trong gia đình Lan trong mối quan hệ với các cá nhân khác trong gia đình và cộng đồng

b. Nội dung: HS đọc thông tin và đưa ra nhận xét cá nhân.

c. Sản phẩm: Phần nhận xét của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm: nhận xét gia đình Lan là gia đình hạt nhân – gia đình hiện đại (chỉ có 2 thế hệ) hay gia đình truyền thống – gia đình có từ 3 thế hệ trở lên.

- GV hướng dẫn HS kẻ bảng nhận xét các thói quen sinh hoạt của các thành viên trong gia đình Lan để phấn đấu trở thành gia đình văn hoá theo các nhóm: ví dụ:

+ Ứng xử giữa các thành viên trong gia đình.

+ Hoạt động thường ngày (lao động, học tập, thể dục thể thao,...).

+ Ứng xử của các thành viên trong gia đình và cộng đồng;...

- GV có thể giới thiệu với HS về: Các mô hình gia đình ở Việt Nam hiện nay, sự khác biệt giữa gia đình hạt nhân và gia đình truyền thống.

- GV đặt thêm câu hỏi: Gia đình em là gia đình hạt nhân hay gia đình truyền - thống? Hãy kể về nếp sống của gia đình em?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

+ Gia đình Lan là gia đình truyền thống, có 3 thế hệ cùng chung sống: ông, bà nội; bố, mẹ; Lan và em trai.

+ Các thói quen sinh hoạt của gia đình Lan để phấn đấu trở thành gia đình văn hoá:

·      Ứng xử giữa các thành viên trong gia đình: gia đình Lan sống hoà thuận, yêu thương, gần gũi, chăm sóc lẫn nhau.

·      Hoạt động thường ngày của các thành viên trong gia đình:

Lao động, công tác: Ông, bà Lan mở cửa hàng thuốc tại nhà; bố, mẹ Lan làm việc tại Bệnh viện Nhi Hà Nội.

Học tập: Lan và em Lan đều đến trường.

Thể dục, thể thao: cả nhà thường xuyên luyện tập thể thao, cùng nhau đạp xe để rèn luyện sức khoẻ.

Tiếp cận thông tin: xem tivi, đọc báo.

·      Ứng xử của các thành viên trong gia đình với cộng đồng: Các thành viên cư xử lịch sự, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm xung quanh; tham gia hoạt động vệ sinh môi trường nơi ở; tích cực tham gia hoạt động cộng đồng.

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Nếp sống là cách thức sống (ăn, mặc, ở, sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp,...) trong quan hệ thường ngày giữa các cá nhân trong gia đình và cộng đồng.

+ Xây dựng nếp sống bao gồm 3 mảng: nếp sống của cá nhân, nếp sống của gia đình, nếp sống của cộng đồng xã hội.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Xác định các tiêu chuẩn của Gia đình văn hoá và nêu nội dung các tiêu chuẩn đó

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được mục đích của việc phong tặng danh hiệu Gia đình văn hoá, phong trào xây dựng Gia đình văn hoá.

- Nêu được những hành động, cách ứng xử của HS để xây dựng Gia đình văn hoá ở thành phố Hà Nội

b. Nội dung: HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi gợi mở của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đọc thông tin để xác định các tiêu chuẩn của Gia đình văn hoá.

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về biểu hiện thanh lịch, văn minh của người Hà Nội mà HS quan sát được hoặc được thể hiện trong thông tin, hình ảnh HS đã sưu tầm được. + GV tổ chức cho các nhóm cùng trao đổi với nhau.

+ GV hoặc 1 HS viết câu trả lời lên bảng.

- GV tổ chức cho từng nhóm HS đóng kịch diễn tả tình huống thể hiện cách ăn, mặc, ở, sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp... của người Hà Nội mà HS quan sát được.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét về nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong tình huống đó và ghi lại trên bảng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, khai thác hình ảnh 18, 19 trong SGK và xác định các tiêu chuẩn của Gia đình văn hoá.

- HS thảo luận nhóm và tìm ra các biểu hiện thanh lịch, văn minh của người Hà Nội,

- HS đóng kịch diễn tả tình huống thể hiện cách ăn, mặc, ở, sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp... của người Hà Nội.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- HS nêu các biểu hiện thanh lịch, văn minh của người Hà Nội:

+ Lời ăn, tiếng nói luôn có sự thưa gửi, kính trên nhường dưới rất đúng mực.

+ Lựa chọn những trang phục, trang sức gọn gàng, thanh nhã, chỉnh tề...

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa ở thành phố Hà Nội

- Gia đình văn hoá là danh hiệu thi đua được phong tặng cho các gia đình thực hiện tốt những tiêu chuẩn nhằm thúc đẩy việc gìn giữ truyền thống văn hoá tốt đẹp và hình thành nếp sống văn minh, đạo đức trong mỗi gia đình Việt Nam.

+ Tiêu chuẩn về gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú.

+ Tiêu chuẩn về gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.

+ Tiêu chuẩn về tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả.

 

 

 

 

Hoạt động 2. Xác định vai trò của việc xây dựng Gia đình văn hoá

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được vai trò của việc xây dựng gia đình văn hóa đối với mỗi cá nhân, đất nước.

b. Nội dung: HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi gợi mở của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.19, 20 và nêu vai trò của việc xây dựng gia đình văn hóa đối với mỗi cá nhân, đất nước.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp: Chia sẻ về nếp sống đẹp của một thành viên trong gia đình đã có ảnh hưởng đến em.

- GV hướng dẫn HS làm Phiếu học tập số 1 (đính kèm bên dưới) và trình bày trước lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK tr.19, 20 nêu vai trò của việc xây dựng gia đình văn hóa đối với mỗi cá nhân, đất nước.

- HS hoàn thành phiếu học tập số 1 và chia sẻ hiểu biết của bản thân trước lớp.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS nêu vai trò của việc xây dựng gia đình văn hóa đối với mỗi cá nhân, đất nước.

- GV mời đại diện HS chia sẻ hiểu biết của bản thân trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Vai trò của việc xây dựng Gia đình văn hóa

- Đối với cá nhân: gia đình là môi trường đầu tiên trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành, nuôi dưỡng nhân cách với những người thầy, những tấm gương đầu tiên là ông bà, cha mẹ…

- Đối với đất nước: gia đình còn là nơi gìn giữ, vun đắp và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống như yêu nước, yêu quê hương, hiếu thuận với bố mẹ và ông bà, hoà thuận với anh chị em,...

 

 

 

 

 

Hoạt động 3. Xác định đóng góp của học sinh thành phố Hà Nội trong xây dựng Gia đình văn hoá

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được đóng góp của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hóa.

b. Nội dung: HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi gợi mở của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 5 – 6 nhóm, phát phiếu học tập và phổ biến cách thức hoạt động: các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến theo gợi ý trong phiếu học tập số 2 (đính kèm bên dưới).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK tr.20 kết hợp hoàn thành phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS nêu những đóng góp của HS trong việc xây dựng gia đình văn hóa.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Đóng góp của học sinh thành phố Hà Nội trong xây dựng Gia đình văn hoá

 

- Nghiêm túc tuân thủ các quy tắc giao thông, quy tắc nơi công cộng và nội quy của nhà trường.

- Quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình .

- Giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh khi khó khăn, hoạn nạn .

...

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội đủ các chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay