Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội Chủ đề 6: Các nghề truyền thống góp phần phát triển kinh tế thành phố Hà Nội

Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 6 Hà Nội Chủ đề 6: Các nghề truyền thống góp phần phát triển kinh tế thành phố Hà Nội. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội đủ các chủ đề

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

 CHỦ ĐỀ 6: CÁC NGHỀ TRUYỀN THỐNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

(4 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

-       Kể tên được một số nghề truyền thống ở thành phố Hà Nội.

-       Trình bày được tình hình phát triển của một số nghề truyền thống ở thành phố Hà Nội.

-       Nêu được giá trị của các nghề truyền thống ở thành phố Hà Nội.

-       Xác định được những đặc điểm của bản thân phù hợp với nghề truyền thống yêu thích.

-       Có ý thức giữ gìn và tuyên truyền, quảng bá nghề truyền thống của thành phố Hà Nội.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

Năng lực riêng:

-       Năng lực tìm hiểu kiến thức: Nêu được/thực hiện được một số công việc đơn giản trong quy trình làm sản phẩm của một nghề truyền thống Hà Nội.

3. Phẩm chất

-       Có ý thức gìn giữ, tuyên truyền, quảng bá nghề truyền thống nghề truyền thống ở Hà Nội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án Giáo dục địa phương (Hà Nội)

-       Một số hình ảnh/video về nghề, làng nghề, phố nghề truyền thống của Hà Nội.

-       Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ, nam châm/băng dính.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       Tài liệu Giáo dục địa phương (Hà Nội).

-       Đồ dùng học tập: bút, hộp màu.

-       Thông tin, hình ảnh/video về các nghề, làng nghề, phố nghề sưu tầm được (nếu có) để trưng bày trong lớp học.

-       Sản phẩm dự án học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- HS nêu được tên một số nghề truyền thống ở Hà Nội thông qua hình ảnh.

- HS kể được tên một số nghề truyền thống tại địa phương nơi mình đang sống.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Thử tài đoán nhanh”.

+ GV đưa ra một số hình ảnh về sản phẩm hoặc công việc tạo ra sản phẩm của một số nghề truyền thống ở Hà Nội.

+ GV yêu cầu HS: Đặt tên cho mỗi hình ảnh sau theo gợi ý: Đây là những nghề truyền thống nổi tiếng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

+ Trong vòng 10 giây HS đưa ra đáp án, ai trả lời nhanh nhất và đúng sẽ là người chiến thắng

- GV đặt thêm câu hỏi: Hãy kể tên một số nghề truyền thống ở nơi em đang sinh sống.

- GV mở rộng thông tin cho HS:

+ Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

+ Các nghề được công nhận là nghề truyền thống khi đảm bảo 03 tiêu chí:

·      Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

·      Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.

·      Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi trò chơi:.

+ Nghề dệt, thêu, ren, may/nghề dệt/nghề dệt lụa/nghề thêu ren/nghề may.

+ Nghề đan song, mây, tre, giang/nghề mây, tre đan.

+ Nghề gốm/nghề gốm sứ.

+ Nghề kim hoàn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về tình hình phát triển các nghề truyền thống ở thành phố Hà Nội

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS xác định được các sản phẩm của một số nghề truyền thống và tên làng có nghề truyền thống đó ở Hà Nội.

- HS trình bày được tình hình phát triển của một số nghề truyền thống.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS video về các làng nghề ở Hà Nội: https://www.youtube.com/watch?v=Tmn2NdHcoCY

- GV yêu cầu HS lần lượt kể tên các sản phẩm của một số nghề truyền thống ở Hà Nội.

- GV tổ chức cuộc thi “Ai đúng, ai nhanh”:

+ Chia lớp thành 4–6 đội chơi, thành lập tổ trọng tài (mỗi đội cử 1 người làm trọng tài).

+ GV yêu cầu các đội trong thời gian 3 phút sắp xếp các thông tin phù hợp giữa tên nghề và tên làng truyền thống ở Hà Nội.

-  GV có thể thêm thông tin hoặc thay đổi về tên nghề truyền thống và tên làng nghề tuỳ vào thực tế lớp học.

- GV trình chiếu một số video giới thiệu về các làng nghề truyền thống ở Hà Nội:

+ Làng nghề Phú Vinh:

https://www.youtube.com/watch?v=2l9q8eaxj8Q

+ Làng nghề Bát Tràng:

https://www.youtube.com/watch?v=zTaZAIJzfUI

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lần lượt liệt kê các câu trả lời (câu sau không trùng câu trước).

- Các đội sắp xếp, đọc kết quả trước lớp.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS báo cáo kết quả:

+ 1 – c, e; 2 – d, i; 3 – a, h; 4 – b, g.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tình hình phát triển các nghề truyền thống ở thành phố Hà Nội

- Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt.

- Nghề truyền thống được lưu truyền, phát triển đến ngày nay và có giá trị cao về kinh tế hoặc văn hoá.

- Thuận lợi và khó khăn của các làng nghề truyền thống ở Hà Nội:

+ Thuận lợi:

·      Sản phẩm đa dạng, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt...

·      Các làng nghề luôn được quan tâm bảo tồn và phát triển.

·      Nguồn lao động trẻ dồi dào, nhiệt huyết.

+ Khó khăn

·      Quy mô nhỏ lẻ, phân tán.

·      Thợ nghề chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.

·      Một số làng nghề truyến thống có rất it hộ gia đình theo, không có người kế nghiệp, đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền.

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội đủ các chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay