Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội Chủ đề 5: Sản vật Hà Nội
Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 6 Hà Nội Chủ đề 5: Sản vật Hà Nội. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
Xem: =>
Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội đủ các chủ đề
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: SẢN VẬT HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau Chủ đề này, HS sẽ:
- Nêu được tên các sản vật của thành phố Hà Nội.
- Trình bày được đặc trưng của một số sản vật Hà Nội.
- Nêu được vai trò của sản vật đối với sự phát triển của thành phố Hà Nội.
- Tuyên truyền, quảng bá sản vật của thành phố Hà Nội, góp phần thúc đẩy một số ngành kinh tế địa phương phát triển.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
Năng lực riêng:
- Giới thiệu được các nét đặc trưng của sản vật ở thủ đô Hà Nội.
3. Phẩm chất
- Biết trân trọng và có ý thức giữ gìn các sản vật truyền thống của thủ đô Hà Nội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án Giáo dục địa phương (Hà Nội)
- Một số hình ảnh/video, câu ca dao, dân ca về các sản vật của Hà Nội.
- Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ, nam châm/băng dính.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Tài liệu Giáo dục địa phương (Hà Nội).
- Đồ dùng học tập: bút, hộp màu.
- Thông tin, hình ảnh, ca dao, dân ca về các sản vật sưu tầm được (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- HS nêu được tên một số sản vật ở Hà Nội thông qua những câu ca dao, dân ca.
- HS đọc được những câu ca dao, dân ca khác về sản vật của Hà Nội.
- HS chia sẻ những hiểu biết về một số sản vật của Hà Nội.
b. Nội dung: GV nêu câu hỏi thảo luận.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc các câu ca dao, dân ca trong SGK tr.30 và nêu những sản vật của Hà Nội.
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đọc lên những câu ca dao, dân ca khác nói về sản vật nổi tiếng của Hà Nội.
- GV khuyến khích HS:
+ Chia sẻ hiểu biết của mình về các sản vật của Hà Nội.
+ GV gợi ý cho HS chia sẻ về đặc trưng, nguyên liệu chế biến, cách thưởng thức, là sản phẩm của ngành nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
+ Các sản vật của Hà Nội trong câu ca dao, dân ca là: Bưởi Đức Diễn, bánh cuốn Thanh Trì, cá Hồ Tây.
+ Các câu ca dao, dân ca nổi tiếng:
Cốm Vòng thơm mãi bàn tay
Đi xa Hà Nội nhớ ngày cốm thơm.
***
Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây
***
Ngàn năm đặc sản đất Thăng Long
Giò Chèm, nem Vẽ có phải không?
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm ẩm thực của Hà Nội
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
-HS nêu được một vài nét chung về ẩm thực Hà Nội.
- HS trình bày được những nét đặc trưng của một số sản vật của Hà Nội.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 hoặc 6 đội, thành lập Ban Giám khảo (mỗi đội cử 1 người) và phổ biến thể lệ cuộc thi: + Trong thời gian 5 phút (hoặc 7 phút) các đội hãy: Kể tên các sản vật của Hà Nội. + Các đội viết ra giấy A3. + Hết thời gian thì dán lên bảng. + Tổ trọng tài chấm điểm (chính xác, số lượng) và công bố kết quả. - GV yêu cầu HS: Hãy nêu một vài nét chung về ẩm thực Hà Nội. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Nét chung về ẩm thực Hà Nội - Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội thể hiện sự sang trọng, thanh lịch và tinh tế. - Phố phường Hà Nội có nhiều tên phố gắn liền với những mặt hàng, sản phẩm liên quan đến âm thực: Hàng Mắm, Hàng Khoai...
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số sản vật và vai trò của sản vật Hà Nội
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
-HS kể tên được một số sản vật của Hà Nội và xác định được địa danh của các sản vật.
- HS chứng minh được ý nghĩa/vai trò của các sản vật Hà Nội.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, chơi trò chơi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về nét đặc trưng của cam Canh, bưởi Diễn. Vai trò của sản vật đối với ẩm thực và kinh tế của Hà Nội. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về nét đặc trưng của gà Mía. Vai trò của sản vật đối với ẩm thực và kinh tế của Hà Nội. + Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về nét đặc trưng của đậu phụ Mơ. Vai trò của sản vật đối với ẩm thực và kinh tế của Hà Nội. - GV chia lớp thành các cặp và phổ biến trò chơi “Ai nhanh hơn”: Hãy sắp xếp ô thông tin về sản vật với ô thông tin về địa danh sao cho phù hợp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm trao đổi, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ. - HS thực hiện trò chơi: cặp nào sắp xếp nhanh nhất và chính xác nhất là cặp chiến thắng. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời lần lượt từng cặp nhóm dán kết quả lên bảng. Chọn 1 trong 2 nhóm trình bày (vì các nhóm làm cùng một nhiệm vụ). - HS thực hiện trò chơi: Đáp án: 1 - a, 2 - g, 3 - d, 4 - b, 5 - e, 6 - c. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Một số sản vật tiêu biểu a. Cam Canh, bưởi Diễn - Cam Canh: được trồng trên đất Vân Canh (huyện Hoài Đức) với vị ngọt, mát, vỏ mỏng... - Bưởi Diễn: được trồng ở vùng Phúc Diễn (Bắc Từ Liêm) có vị ngọt đậm, mọng nước và mùi thơm thanh dịu... b. Gà Mía - Gà Mía ở làng Đường Lâm (Sơn Tây) là giống gà có tỉ lệ thịt đạt 45% - cao nhất trong các giống bà nội địa. c. Đậu phụ Mơ - Đậu phụ được sản xuất tại làng Mơ – Mai Động (Hoàng Mai) với đặc trưng là những tấm bìa đậu nhỏ, màu vàng nhạt và thơm ngậy...
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức, mở rộng hiểu biết thông qua việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sản vật Hà Nội (hình thức quảng bá, nguyên liệu chính).
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi trong SGK.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Liệt kê các hình thức quảng bá và giới thiệu sản vật của Hà Nội
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra yêu cầu: Liệt kê các hình thức quảng bá và giới thiệu sản vật mà thành phố Hà Nội đã thực hiện.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lần lượt trả lời: mỗi HS trả lời 1 đáp án, câu trả lời của HS sau không lặp lại câu trả lời của HS trước.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời HS lần lượt nêu câu trả lời.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Kể tên các nguyên liệu chính để chế biến món ăn đặc sản của Hà Nội
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 5 nhóm HS và yêu cầu: Kể tên các nguyên liệu chính để chế biến một số món ăn đặc sản của Hà Nội.
+ Nhóm 1: Nguyên liệu chính để làm ô mai Hàng Đường.
+ Nhóm 2: Nguyên liệu chính để làm bánh tôm Hồ Tây.
+ Nhóm 3: Nguyên liệu chính để làm bánh chè lam Thạch Xá.
+ Nhóm 4: Nguyên liệu chính để làm món chả cá Lã Vọng.
+ Nhóm 5: Nguyên liệu chính để làm món nem Phùng.
- GV có thể khuyến khích HS chia sẻ gia vị kèm theo và nguyên liệu làm gia vị khi thưởng thức món ăn; hoặc yêu cầu HS tìm hiểu nguyên liệu của các món ăn đặc sản khác.
- Lần lượt các nhóm chuyển sản phẩm cho nhóm khác: nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3,... nhóm 5 chuyển cho nhóm 1. Tất cả các nhóm đều đọc được sản phẩm của các nhóm còn lại.
- Khi nhận được sản phẩm của nhóm khác, HS ghi lên phiếu nhận xét (có thể bổ sung ý còn thiếu).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoàn thành nhiệm vụ trên giấy A3.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS hình thành kĩ năng trình bày, chia sẻ hiểu biết, cảm nghĩ của mình liên quan đến kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề.
- Rèn luyện kĩ năng trải nghiệm, viết văn của bản thân.
b. Nội dung:
- HS thảo luận cặp/ nhóm, đóng vai chia sẻ trước lớp.
- HS luyện tập viết đoạn văn ngắn chia sẻ cảm nghĩa.
c. Sản phẩm:
- Phần chia sẻ của HS.
- Đoạn văn của HS.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội đủ các chủ đề