Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội Chủ đề 4: Phạm vi địa lí và sự thay đổi phạm vi hành chính thành phố Hà Nội

Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 6 Hà Nội Chủ đề 4: Phạm vi địa lí và sự thay đổi phạm vi hành chính thành phố Hà Nội. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội đủ các chủ đề

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

 CHỦ ĐỀ 4: PHẠM VI ĐỊA LÍ VÀ SỰ THAY ĐỔI PHẠM VI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

-       Xác định được vị trí địa lí và phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội trên lược đồ/ bản đồ.

-       Kể tên và xác định được vị trí, ranh giới các đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội trên bản đồ.

-       Trình bày được sự thay đổi phạm vi hành chính thành phố Hà Nội ở một số mốc lịch sử từ năm 1954 đến nay.

-       Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí và sự thay đổi phạm vi hành chính thành phố Hà Nội.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

Năng lực riêng:

-       Xác định được vị trí địa lí thành phố Hà Nội trên bản đồ Việt Nam. Nêu được các đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội.

-       Xác định được sự thay đổi vị trí địa lí của thành phố Hà Nội.

3. Phẩm chất

-       Có ý thức học tập, tìm hiểu địa lí của thành phố Hà Nội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án Giáo dục địa phương (Hà Nội)

-       Lược đồ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội.

-       Một số hình ảnh/video về các đơn vị hành chính, sự thay đổi phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội.

-       Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ, nam châm/băng dính.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       Tài liệu Giáo dục địa phương (Hà Nội).

-       Đồ dùng học tập: bút, hộp màu.

-       Thông tin, hình ảnh/video về các đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- HS kể được tên các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.

- HS xác định được trên lược đồ vị trí của thành phố Hà Nội trong vùng Đồng bằng sông Hồng.

b. Nội dung: GV nêu câu hỏi gợi mở.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra lược đồ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và yêu cầu HS:

+ Kể tên các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.

+ Xác định trên lược đồ vị trí của thành phố Hà Nội trong vùng Đồng bằng sông Hồng.

Lưu ý: GV có thể mở rộng (tùy đối tượng HS): Qua quan sát, thành phố Hà Nội có kích thước/diện tích như thế nào so với các tỉnh?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.

- HS xác định trên lược đồ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

+ Các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng là: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Xác định phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

-HS xác định được vị trí địa lí và phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội trên bản đồ.

- HS kể tên và xác định được vị trí, ranh giới các đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội trên bản đồ.

b. Nội dung: HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi gợi mở của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Đọc thông tin và quan sát bản đồ hành chính thành phố Hà Nội, em hãy:

+ Chia sẻ về diện tích của thành phố.

+ Kể tên các quận, thị xã, huyện của thành phố.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số thông tin:

+ Diện tích các đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội năm 2020 (bảng 1 – đính kèm ở dưới).

+ Diện tích các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2020 (bảng 2 – đính kèm ở dưới).

- GV yêu cầu HS sử dụng lược đồ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và bản đồ hành chính thành phố Hà Nội để hoàn thành phiếu học tập số 1 (đính kèm ở dưới).

- GV tổ chức cho các nhóm phân vai:

+ 1 nhân vật là người khách du lịch từ nơi khác đến tham quan Hà Nội, muốn tìm hiểu về vị trí của Hà Nội (người đặt câu hỏi theo các ý trong phiếu học tập).

+ 1 nhân vật là người Hà Nội: giới thiệu vị trí địa lí cho khách du lịch (người trả lời).

* Lưu ý: HS trình bày trên bản đồ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lên bảng trình bày trên bản đồ.

- HS trong nhóm thảo luận, trao đổi và hoàn thành phiếu học tập (trong giấy A4 hoặc vở ghi).

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày bài trên biểu đồ.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả của phiếu học tập số 1:

 

Tên tỉnh tiếp giáp với thành phố Hà Nội

Phía bắc

Vĩnh Phúc, Thái Nguyên

Phía tây bắc

Phú Thọ

Phía tây nam

Hòa Bình

Phía đông bắc

Bắc Giang, Bắc Ninh

Phía đông nam

Hưng Yên

Phía nam

Hà Nam

- GV mời các nhóm tổ chức đóng phân vai trên biểu đồ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Vị trí địa lí và phạm vi hành chính

a. Phạm vi hành chính

- Diện tích tự nhiên: 3358,6km2.

- Tính tới năm 2021, Hà Nội có:

+ 12 quận.

+ 1 thị xã.

+ 17 huyện.

+ 177 phường.

+ 21 thị trấn.

+ 386 xã.

b. Vị trí địa lí

- Thành phố Hà Nội ở vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp 8 tỉnh (phiếu học tập số 2).

c. Ý nghĩa và vị trí địa lí

- Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam.

- Là trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục...

- Là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất cả nước.

 

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu sự thay đổi phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

-HS trình bày được sự thay đổi phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội ở một số mốc lịch sử từ năm 1954 đến nay.

- HS nêu được ý nghĩa của vị trí và sự thay đổi phạm vi hành chính thành phố.

b. Nội dung: HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi gợi mở của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhiệm vụ: Trình bày sự thay đổi phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội qua một số mốc lịch sử: năm 1961, 1978, 1991, 2008. Ý nghĩa của mỗi lần thay đổi.

+ Hình thức: sơ đồ tư duy hoặc lập bảng... trên giấy A0.

+ Thời gian hoàn thành phiếu: 15 phút.

+ Các nhóm dán kết quả lên bảng.

+ HS các nhóm lần lượt đi 1 vòng xem tất cả các sản phẩm của các nhóm, dùng bút khác màu viết nhận xét hoặc bổ sung vào sản phẩm cho nhóm, chấm điểm cho mỗi nhóm.

- GV nêu tiêu chí nhận xét và chấm điểm:

+ Hình thức trình bày: rõ ràng, sạch sẽ, khoa học, thẩm mĩ (5 điểm).

+ Nội dung: chính xác, đầy đủ (5 điểm).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, khai thác hình ảnh tr.26, 27, 28 trong SGK và thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Sự thay đổi phạm vi hành chính

- Mục đích:

+ Khai thác được tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.

+ Tăng nhanh nhịp độ phát triển của Thủ đô.

- Những lần điều chỉnh quan trọng: năm 1961, 1978, 1991 và 2008.

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Củng cố lại kiến thức, mở rộng hiểu biết thông qua việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến phạm vi hành chính của thành phố qua các lần thay đổi.

- HS rèn luyện kĩ năng nhận xét bảng số liệu.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi trong SGK.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội đủ các chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay