Giáo án GDĐP lớp 7 Hồ Chí Minh Chủ đề 1. Một số trang phục ở thành phố Hồ Chí Minh
Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 7 Hồ Chí Minh Chủ đề 1. Một số trang phục ở thành phố hồ chí minh. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
Xem: =>
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1. MỘT SỐ TRANG PHỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau Chủ đề này, HS sẽ:
- Liệt kê được một số trang phục thường dùng và trang phục mặc trong ngày lễ của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trình bày được đặc điểm của một trang phục tiêu biểu ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thực hiện được một số việc làm phù hợp để góp phần giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của các trang phục dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm để hoàn thành nội dung bài học, đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về chủ đề trang phục của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu kiến thức: Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tranh ảnh để trình bày một số trang phục thường dùng và mặc trong ngày lễ của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năng lực dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hiện được một số việc làm phù hợp để góp phần giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của các trang phục dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phẩm chất
- Yêu quý, trân trọng: Tự hào về vẻ đẹp trang phục của địa phương.
- Chăm chỉ, tự học: Chủ động tìm hiểu các loại trang phục của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ bài học.
- Tự giác: Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu tư liệu liên quan đến bài học.
- Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện những việc làm phù hợp để góp phần giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của các trang phục dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án Giáo dục địa phương (Hồ Chí Minh)
- Tranh, ảnh về các loại trang phục ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tài liệu Giáo dục địa phương (Hồ Chí Minh).
- Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Kích thích sự tò mò và nhu cầu tìm hiểu ở HS.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời tình huống và câu hỏi phần mở đầu SGK.
- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học.
- Sản phẩm:
- HS quan sát hình ảnh một số trang phục của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi thảo luận.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
+ Hãy gọi đúng tên của các trang phục trong các hình ảnh trên.
+ Hãy chia sẻ với các bạn cùng lớp những hiểu biết của em về các loại trang phục trên và thực hiện bảng dưới đây:
W – Điều em muốn biết về các loại trang phục trên | L – Điều em đã học được về các loại trang phục trên sau khi chia sẻ với các bạn cùng lớp |
|
|
Hình 1 | Hình 2 | Hình 3 |
Hình 4 | Hình 5 | Hình 6 |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu về đặc điểm của một số trang phục tiêu biểu ở Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 1: Một số trang phục ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Áo dài – từ truyền thống đến hiện đại
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các đặc điểm của áo dài.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS khai thác tư liệu SGK, thảo luận và tìm hiểu về áo dài truyền thống và hiện đại.
- GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ và trả lời.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm trang phục áo dài qua các thời kì và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc đoạn thông tin (1), (2), (3), (4) trong mục 1. - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn, thực hiện nhiệm vụ : + Dựa vào đoạn (2), em hãy cho biết: · Chiếc áo dài Việt Nam đã trải qua những thời kì phát triển nào? · Hãy vẽ sơ đồ hệ thống quá trình hình thành và phát triển của áo dài. + Dựa vào đoạn (3), em hãy cho biết: · Áo dài của Thành phố Hồ Chí Minh có những sự cách tân như thế nào so với áo dài truyền thống? · Áo dài được người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung mặc trong những hoàn cảnh nào? Từ đó, hãy nêu nhận xét của em về giá trị của chiếc áo dài trong đời sống của người dân Việt Nam. - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về áo dài Việt Nam qua các thời kì: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin (1), (2), (3) kết hợp quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: + Chiếc áo dài truyền thống Việt Nam trải qua các thời kì và có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu, từ hiện đại đến phá cách. + Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân,… à Chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam vẫn giữ được nét uyển chuyển, kín đáo mà không một trang phục nào có được. - GV cho HS nghe bài hát Một thoáng quê hương (nhạc sĩ Từ Huy và Thanh Tùng). https://www.youtube.com/watch?v=YKV2gVZtVYA - GV chuyển sang nội dung dung mới. | 1. Áo dài – từ truyền thống đến hiện đại Các thời kì phát triển của chiếc áo dài Việt Nam: - Nguồn gốc của chiếc áo dài đầu tiên xuất hiện vào thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765): may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót, thân áo được may bằng bốn tấm vải mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. à Sau đó, áo được may rời hai tà để buộc vào nhau, hai tà sau may liền lại thành vạt áo. Mặc thêm chiếc yếm cổ xoay, kết hợp dây lưng nhỏ, áo cánh khoác và váy bên ngoài. - Thời vua Gia Long (đầu thế kỉ XX): áo có bốn vạt được may thành 2 vạt như áo dài, may theo dáng rộng, có cổ và thịnh hành đến thế kỉ XX. - Năm 1939: áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ, có nhiều loại cổ áo (cổ tròn, cổ lá sen, cổ nhún bèo,…). Khuy áo được mở sang bên sườn để tăng vẻ nữ tính. - Năm 1950: áo được may ôm sát cơ thể, mặc cùng quần ống loe màu trắng. Vạt áo dài, tay không phồng, cổ kín, nút bên phải áo. à Đây là kiểu áo dài được phụ nữ Việt Nam yêu thích trong suốt thời gian dài, là “vật tổ” của các áo dài sau này. - Năm 1960: áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống, giúp người mặc có cảm giác thoải mái hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. à Đây là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này. Hoàn cảnh người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung sử dụng áo dài - Áo dài được phổ biến trong các dịp của đời sống hằng ngày: đến trường, đi lễ, đến giáo đường,… - Chiếc áo dài truyền thống có giá trị trong đời sống tinh thần của người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung hôm nay và cả mai sau. Giá trị của chiếc áo dài trong đời sống của người dân Việt Nam - Trở thành nét văn hóa của người Việt Nam nói chung và của người Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. - Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh mang nét đồng điệu với áo dài mọi miền đất nước nhưng có sự cách tân mạnh mẽ hơn để phù hợp với lối sống năng động ở Thành phố này. + Tà áo dài cách điều nhiều, rộng dài chấm gót, đường eo không còn thắt eo nhấn sâu. Tà áo được làm thành nhiều lớp, bay bổng. + Chất liệu đa dạng: ren, gấm,… + Dáng áp gần như ôm sát cơ thể. + Hàng cúc bấm, cúc cài bên cổ áo, mạn sườn được cách tân bằng nhiều cách như mở khóa kéo sau lưng, bên hông,… |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu