Giáo án GDĐP lớp 7 Hồ Chí Minh Chủ đề 2. Sắc màu ngôn ngữ ở thành phố Hồ Chí Minh

Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 7 Hồ Chí Minh Chủ đề 2. Sắc màu ngôn ngữ ở thành phố hồ chí minh. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

 CHỦ ĐỀ 2. SẮC MÀU NGÔN NGỮ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Nêu được các đặc điểm tiêu biểu của ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Xác định được vai trò của ngôn ngữ đối với đời sống văn hóa của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đề xuất được phương án bảo tồn, phát triển các ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm để hoàn thành nội dung bài học, đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về chủ đề trang phục của Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức: Nêu được các đặc điểm tiêu biểu của ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Năng lực nhận thức và tư duy: Xác định được vai trò của ngôn ngữ đối với đời sống văn hóa của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Năng lực dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được phương án bảo tồn, phát triển các ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quý, trân trọng: Tự hào về ngôn ngữ của địa phương.
  • Chăm chỉ, tự học: Chủ động tìm hiểu các đặc điểm tiêu biểu của ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tự giác: Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu tư liệu liên quan đến bài học.
  • Trách nhiệm: Có ý thức bảo tồn, phát triển các ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Hồ Chí Minh)
  • Hình ảnh, tranh vẽ, thông tin, tư liệu có liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Hồ Chí Minh).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò và nhu cầu tìm hiểu bài học của HS.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS vận dụng thực tế, hiểu biết của bản thân, nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số đặc điểm ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, vận dụng thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi: Bằng trải nghiệm thực tế của mình, hãy nêu một số điểm đặc biệt của ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 2 – Sắc màu ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Sự đa dạng trong ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các đặc điểm tiêu biểu và sự đa dạng về ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc văn bản Sắc màu ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh – mục 1 (Sự đa dạng của ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh), trả lời câu hỏi:

- Nêu những đặc điểm tiêu biểu của ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Điều gì đã tạo nên sự đa dạng về ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các đặc điểm tiêu biểu và sự đa dạng về ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc văn bản Sắc màu ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh – mục 1 (Sự đa dạng của ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh).

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Nêu những đặc điểm tiêu biểu của ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Điều gì đã tạo nên sự đa dạng về ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi để tìm hiểu về sự đa dạng trong ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp sự đan dạng trong ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Sự đa dạng trong ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh

- Nhiều loại ngôn ngữ được người dân Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng trong đời sống sinh hoạt và các hoạt động kinh tế, xã hội khác.

- Tiếng Việt được sử dụng với sự đa dạng về cách phát âm, dùng từ. Trong giao tiếp hằng ngày, có thể nghe được giọng miền Bắc, miền Trung.

à Không chỉ mang màu sắc bản địa mà còn có sự đang dạng từ ngôn ngữ các vùng miền và dân tộc khác.

- Một số ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn,…được sử dụng tại nhiều địa điểm tham quan, môi trường học tập, làm việc có yếu tố quốc tế.

 

Hoạt động 2. Sự hài hòa trong sắc màu ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được biểu hiện của sự hài hòa trong sắc màu ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc văn bản Sắc màu ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh – mục 2 (Sự hài hòa trong sắc màu ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh), trả lời câu hỏi: Sự hài hòa đã được thể hiện như thế nào trong cách sử dụng ngôn ngữ của cư dân Thành phố Hồ Chí Minh?
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về biểu hiện của sự hài hòa trong sắc màu ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản Sắc màu ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh – mục 2 (Sự hài hòa trong sắc màu ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh), kết hợp quan sát Hình 1, Hình 2.

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Sự hài hòa đã được thể hiện như thế nào trong cách sử dụng ngôn ngữ của cư dân Thành phố Hồ Chí Minh?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi để tìm hiểu biểu hiện của sự hài hòa trong sắc màu ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp biểu hiện của sự hài hòa trong sắc màu ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

+ Những sắc màu phong phú trong bức tranh ngôn ngữ

ở Thành phố Hồ Chí Minh đã hoà quyện cùng nhau, tạo nên vẻ đẹp đặc trưng. Ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh dung hợp mọi cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ

các nước và ngôn ngữ các vùng miền ở Việt Nam, kết hợp hài hoà và tạo nên bản sắc riêng của ngôn ngữ ở Thành phố mang tên Bác.

+ Sự dung hợp và hài hòa chính là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như mảnh đất và con người nơi đây luôn bao dung, hào sảng, nghĩa tình. Quá trình này vẫn chưa từng dừng lại, ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn sẽ luôn dung hợp với những ngôn ngữ từ nơi khác đến và kết hợp hài hoà, tạo nên nét đẹp riêng của ngôn ngữ Thành phố mang tên Bác.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Sự hài hòa trong sắc màu ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Về âm sắc

Giọng nói người dân Thành phố Hồ Chí Minh có nét rắn rỏi, chất phác của miền Đông; ngọt ngào, hào sảng của miền Tây.

à Ngọt thanh, sang sảng, khó lẫn vào đâu được.

Về ngữ âm

- Tiếng Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh thuộc phương ngữ Nam, nhóm phương ngữ Nam Bộ.

- Có sự đồng nhất các vần in, it với inh, ich; un, ut với ung, uc.

- Phát âm thường có khuynh hướng lẫn lộn s/x, tr/ch.

- Trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động văn hóa – giáo dục, sự phân biệt các âm được duy trì có ý thức.

Về từ ngữ

- Có thói quen dùng từ mộc mạc và giàu tình cảm như đệm từ “đa” ở đầu câu, đệm các từ “nghen/? “hén/ “hen” ở cuối câu; sử dụng đại từ “con” để xưng hô với hầu hết người lớn tuổi hơn.

- Nhiều từ ngữ đặc biệt khác được sử dụng trong lời ăn tiếng nói của người dân.

- Các từ ngữ gốc nước ngoài cũng được dùng phổ biến trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày và cả trong cách đặt tên, gọi tên các địa danh.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Chat hỗ trợ
Chat ngay