Giáo án ôn hè Toán 2 lên 3 chân trời Buổi 6: Ôn tập đo lường

Giáo án ôn hè môn Toán 2 lên 3 Chân trời sáng tạo Buổi 6: Ôn tập đo lường theo công văn mới nhất sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức cho học sinh trong kì nghỉ hè tới. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Mời thầy cô tham khảo.

Xem toàn bộ: Giáo án học hè toán 2 lên 3 chân trời sáng tạo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 6: ÔN TẬP ĐO LƯỜNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Ôn tập lại các đơn vị đo lường đã học.

- Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến các đơn vị đo lường đã học. So sánh, chuyển đổi các đơn vị đo, áp dụng giải quyết các bài toán liên quan tới đo lường.

  1. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

  1. Phẩm chất:

- Phẩm chất: yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

  1. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ĐỐ BẠN:

- GV đọc số đo đơn vị đo đề-xi-mét

 

- GV tiếp tục cho HS thay nhau đố cả lớp

- GV dẫn dắt vào bài mới.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nhận biết được tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn của đơn vị đo lường.

Cách tiến hành:

Phần 1: Ôn tập đơn vị mét, ki lô mét.

- GV giới thiệu: Để đo khoảng cách hoặc độ dài một cách chính xác, ta cần một đơn vị đo thống nhất.

- GV mời hai học sinh đứng dậy trả lời câu hỏi:

+ Hai đơn vị đo độ dài đã học là gì? Có kí hiệu được viết như thế nào?

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV vừa viết lên bảng, vừa nhắc lại:

Mét là một đơn vị đo độ dài (cả thế giới đều dùng).

- Kí hiệu: viết tắt là m, đọc là mét.

Ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài (cả thế giới đều dùng).

- Kí hiệu: viết tắt là km, đọc là ki-lô-mét.

- GV chỉ vào từng đơn vị đo và lấy ra ví dụ cụ thể về một vật cần đo, lưu ý mỗi trường hợp phải sử dụng một đơn vị phù hợp.

Ví dụ:

+ Chiều dài của lớp học là 10 m.

+ Khoảng cách từ Thái Bình tới Hà Nội là 110km.

Từ đó đưa ra kết luận: đối với mỗi trường hợp, chúng ta cần chọn ra đơn vị đo sao cho phù hợp.

­- GV gọi 2 HS đứng dậy và yêu cầu lấy hai ví dụ khác.

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV cho HS (nhóm bốn) thảo luận, nhận biết quan hệ giữa mét với đề-xi-mét, xăng-ti-mét và ki-lô-mét.

+ GV giới thiệu:     1 km = 1000 m

                                1000 m = 1 km

1 m = 100 cm

100 cm = 1m

1m = 10 dm

10 dm = 1 m

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, đặt câu hỏi:

+ 2 km bằng bao nhiêu mét?

+ 5000 mét bằng bao nhiêu ki-lô-mét?

- GV viết số đo lên bảng

 

- GV đọc: 2 m; 5 m; 10 m; 33 m; 127 m ;...

- GV đọc: 5 km; 61 km; 1000 km; …

Phần 2: Ôn tập đơn vị giờ, phút.

- GV đưa ra một tình huống giả định, dẫn dắt HS kể một số việc chính đã trải qua trong khoảng thời gian 1 giờ)

Bây giờ là 8 giờ, từ lúc 7 giờ đến bây giờ chúng ta đã làm những việc gì?

 

 

 

 

- GV giới thiệu.

+ Từ 7 giờ đến 8 giờ là 1 giờ, giờ là một đơn vị đo thời gian.

+  Hôm nay chúng ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác, đó là đơn vị phút.

1 giờ = 60 phút                   60 phút = 1 giờ

- GV hướng dẫn lại cho HS cách xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 và số 6)

- GV đặt câu hỏi:

+ Kim phút di chuyển sang số kế tiếp thì khoảng thời gian tương ứng là bao nhiêu?

+ Kim giờ di chuyển sang số kế tiếp thì khoảng thời gian tương ứng là bao nhiêu?

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV sử dụng đồng hồ 2 kim.

- GV xoay kim tới vị trí 8 giờ tròn và hỏi HS:

Đồng hồ đang chỉ mấy giờ?

 

 

 

- GV đưa ra câu hỏi:

+ Hãy xoay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút, 8 giờ rưỡi, 9 giờ.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV sử dụng đồng hồ hai kim, xoay đồng hồ chỉ lần lượt các vị trí 5 giờ rưỡi, 10 giờ, 4 giờ 15 phút, 6 giờ rưỡi, 11 giờ 15 phút, 12 giờ.

- Mỗi một lần xoay kim, giáo viên gọi một HS bất kì và yêu cầu đọc đúng thời gian mà đồng hồ đang chỉ.

 

 

 

- GV nhận xét.

- GV giới thiệu thời gian trong 1 ngày:

1 ngày có 24 giờ kim giờ của đồng hồ sẽ quay 2 vòng. Sau khi kim giờ đồng hồ quay hết 12 giờ đầu tiên, nó sẽ tiếp tục quay đến vòng tiếp theo, nhưng ở vòng tiếp theo các số chỉ của đồng hồ tương ứng với các mốc thời gian sau:

Kim chỉ:

- số 1: 13 giờ

- số 2: 14 giờ

- số 3: 15 giờ

- số 12: 24 giờ.

- GV vừa giới thiệu, vừa xoay đồng hồ vào các mốc thời gian trên, yêu cầu cả lớp nhắc lại.

- GV đặt câu hỏi:

+ 12 giờ trưa, các kim đồng hồ sẽ chỉ như thế nào?

+ 15 giờ chiều thì kim đồng hồ sẽ chỉ như thế nào?

+ 20 giờ 30 phút tối kim đồng hồ sẽ chỉ như thế nào?

+ 22 giờ 15 phút tối, kim đồng hồ sẽ chỉ như thế nào?

- GV yêu cầu học sinh xoay đồng hồ hai kim, lần lượt chỉ vào các thời gian trên.

- GV gọi HS khác nhận xét, GV sửa bài.

- GV hướng dẫn cách xác định khoảng thời gian giữa hai mốc thời gian:

- GV vừa xoay kim đồng hồ, vừa thể hiện hai mốc thời gian: 8 giờ đến 8 rưỡi, 9 giờ, 9 giờ 15 phút, 9 giờ rưỡi, 10 giờ.

- GV hướng dẫn:

+ từ 8 giờ đến 8 giờ rưỡi là 30 phút.

+ từ 8 giờ đến 9 giờ là 1 giờ.

+ từ 8 giờ đến 9 giờ 15 phút là 1 giờ 15 phút.

+ từ 8 giờ đến 9 giờ 30 phút là 1 giờ 30 phút.

+ từ 8 giờ đến 10 giờ là 2 giờ.

- GV đặt câu hỏi:

+ Em đi học từ mấy giờ? Đến trường lúc mấy giờ?

Em đi từ nhà tới trường mất bao nhiêu thời gian?

 

 

- GV gọi một hoặc vài HS đứng dậy trả lời.

- GV nhận xét, chuyển qua phần mới.

Phần 3: Ôn tập đơn vị ki-lô-gam.

- GV tạo tình huống: Cho HS xác định vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn.

- Yêu cầu HS cầm hai vật để xác định cái nào nặng hơn? Cái nào nhẹ hơn?

+ Hộp bút và quyền sách;

+ Hai cái cặp của hai bạn bất kì trong lớp.

- GV đưa vào tình huống: Hai cái cặp giống nhau, khó phân biệt cặp nào nặng hơn, cặp nào nhẹ hơn. Vậy để biết mỗi vật nặng bao nhiêu chúng ta phải cân vật đó. Ta cần đến một đơn vị đo khối lượng.

- GV viết kí hiệu kg lên bảng và đặt câu hỏi:

+ Kí hiệu này đọc như thế nào?

- GV nhận xét, giới thiệu tên gọi: ki-lô-gam.

Ki-lô-gam là một đơn vị đo khối lượng (cả thế giới đều dùng).

- GV giới thiệu kí hiệu: ki-lô-gam viết tắt là kg, đọc là ki-lô-gam.

- GV cho HS viết và đọc trên bảng có nền kẻ ô:

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để ôn tập các kiến thức về đơn vị đo lường.

Cách tiến hành:

- GV cho HS làm phiếu bài tập để ôn tập kiến thức, hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không đủ thời gian.

 

 

 

 

 

- HS: đổi sang xăng ti mét (viết trên bảng con)

- HS tiếp tục chơi

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

- HS trả lời:

+ Đơn vị đo đọ dài mét, kí hiệu là m.

+ Đơn vị đo độ dài ki-lô-mét, kí hiệu là km.

 

 

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, thông hiểu.

 

- HS trả lời:

+ Cái cây có chiều cao là 2 mét.

+ Quãng đường từ nhà tới trường dài 2 ki-lô-mét.

 

 

- HS thảo luận, chuyển đổi các đại lượng.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận, đưa ra câu trả lời:

+ 2 km = 2000 m.

+ 5000 m = 5 km

- HS nhận xét cách viết.

Vi dụ: 1 m —> viết số “1 ” cách một con chữ o viết chữ “m”.

® HS viết trên bảng con 1 m ® đọc: một mét.

- HS viết trên bảng con.

 

 

- HS kể một số tình huống:

+ 7 giờ chúng em đến trường.

+ Xếp hàng vào lớp.

+ Chúng em chào cô giáo rồi báo cáo các bạn vắng mặt.

+ Chúng em học môn Tiếng Việt.

+ Đến bây giờ là 8 giờ.

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

+ HS lặp lại nhiều lần

 

 

- HS nhớ lại các kiến thức đã học, đưa ra câu trả lời:

+ Kim phút di chuyển sang số kế tiếp thì khoảng thời gian tương ứng là 5 phút.

+ Kim giờ di chuyển sang số kế tiếp thì khoảng thời gian tương ứng là 1 giờ.

 

 

 

- HS: 8 giờ

 

 

 

 

+  HS xoay kim phút chỉ vào số 3,  lặp lại nhiều lần “8 giờ 15 phút”

+  HS xoay kim phút chỉ vào số 6, lặp lại nhiều lần “8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi”

- HS tiếp tục xoay kimphút chỉ vào số 12

- HS: “9 giờ”.

 

 

- Học sinh quan sát đồng hồ:

- HS trả lời:

+ 5 giờ rưỡi.

+ 10 giờ.

+ 4 giờ 15 phút.

+ 6 giờ rưỡi.

+ 11 giờ 15 phút.

+ 12 giờ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát đồng hồ và nhắc lại đối với mỗi mốc thời gian.

 

 

 

 

 

- HS xoay đồng hồ chỉ vào các thời gian mà giáo viên yêu cầu.

 

 

 - HS quan sát đồng hồ.

 

 

- HS lắng nghe, thông hiểu.

 

 

 

- HS suy nghĩ, trả lời:

Ví dụ:

+ Em bắt đầu tới trường lúc 6 giờ rưỡi sáng và tới trường lúc 7 giờ sáng. Như vậy, em đi từ nhà tới trường hết 30 phút.

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, trả lời.

 

- HS nhớ lại kiến thức, trả lời:

+ Kí hiệu trên đọc là ki-lô-gam

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS viết lại vào bảng con,

 

 

 

- HS hoàn thành phiếu bài tập.

 

 

 

 

 

 

Trường:.....................

Lớp:............................

Họ và tên:...................

PHIẾU HỌC TẬP

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. 8 giờ tối còn được gọi là:

A. 12 giờ

B. 18 giờ

C. 19 giờ

D. 20 giờ

Câu 2. An đi từ nhà lúc 7 giờ và An đến trường lúc 7 giờ 30 phút. An đi đến trường mất bao lâu?

A. 15 phút

B. 30 phút

C. 45 phút

D. 60 phút

Câu 3. 1 mét bằng bao nhiêu cm?

A. 1 cm

B. 10 cm

C. 100 cm

D. 1000 cm

Câu 4. Số?

A. 8

B. 80

C. 800

D. 8000

Câu 5. Linh, Bảo và Minh đi xem phim lúc 7 giờ 15 phút. Đồng hồ nào chỉ thời gian phù hợp?

A.

B.

C.

D.

Câu 6. Khoảng cách từ nhà Mai, Lan, Phương, Hoa đến trường lần lượt là: 2 km, 1000 m, 300m, 500m. Bạn gần trường nhất là

A. Mai

B. Lan

C. Phương

D. Hoa

Câu 7. Quãng đường từ nhà Thỏ đến nhà Nai dài 4 km, quảng đường từ nhà Nai đến nhà Gấu dài 9 km. Vậy quảng đường từ nhà Thỏ đến nhà Gấu dài bao nhiêu ki-lô-mét?

A. 10 km

B. 13 km

C. 15 km

D. 18 km

Câu 8. Đồng hồ chỉ mấy giờ?

A. 13 giờ

B. 6 giờ

C. 12 giờ 30 phút

D. 12 giờ

 

 

 

 
 

Câu 9. Cân nặng của quả dưa hấu là:

A. 3 kg

B. 4 kg

C. 5 kg

D. 6 kg

Câu 10. Đồng hồ nào đang chỉ 10 giờ 15 phút?

A.

B.

C.

D.

Câu 11. Cân nặng của con lợn là:

A. 58 kg

B. 52 kg

C. 32 kg

D. 42 kg

II. Phần tự luận

Bài 1. Điền vào chỗ trống thích hợp theo tranh:

a.

-         Mi và các bạn đi đến trường từ lúc  giờ  phút đến  giờ  phút.

-         Các bạn đi trong thời gian là:  giờ  phút.

b.

-         Nam và Linh đạp xe từ lúc  giờ  phút đến  giờ  phút.

-         Hai bạn đi trong thời gian là:  giờ  phút.

Bài 2. Số?

5 m =  dm

9 m =  cm

400 cm =  m

7 dm =  cm

4 dm =  cm

100 dm =  m

Bài 3. >, <, =?

6 m  11 dm + 39 dm

27 dm – 18 dm  18 m : 2

50 dm  80 cm – 25 cm

10 dm x 5  18 cm + 35 cm

5 dm x 2  45 cm + 55 cm

1 km  25 m + 36 m

Bài 4. Nối các bức tranh với thời gian phù hợp:

Bài 5. Nhà Kiến cách nhà Châu Chấu 50m, nhà Châu Chấu cách nhà Ốc Sên 18 m, nhà Ốc Sên cách nhà Bọ Ngựa 37 m.

a. Nhà Kiến cách nhà Ốc Sên bao nhiêu mét?

Bài giải

b. Nhà Châu Chấu cách nhà Bọ Ngựa bao nhiêu mét?

Bài giải

c. Bọ Ngựa bị ốm, Kiến muốn đi thăm Bọ Ngựa thì phải đi hết quãng đường dài bao nhiêu mét?

Trả lời:

 

 

 

Bài 6. Số?

  

Quả dưa hấu nặng  kg.

Con lợn nặng  kg.

  

Rổ táo nặng  kg.

Thùng hàng nặng  kg.

 

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Thông tin giáo án:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có 2 phần: Ôn tập lớp 2 + làm quen lớp 3
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án học hè toán 2 lên 3 chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay