Giáo án ôn hè Toán 2 lên 3 chân trời Buổi 9: Ôn tập chung

Giáo án ôn hè môn Toán 2 lên 3 Chân trời sáng tạo Buổi 9: Ôn tập chung theo công văn mới nhất sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức cho học sinh trong kì nghỉ hè tới. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Mời thầy cô tham khảo.

Xem toàn bộ: Giáo án học hè toán 2 lên 3 chân trời sáng tạo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 9: ÔN TẬP CHUNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Ôn tập về số và phép tính: Viết số theo cấu tạo thập phân của số, viết số thành tồng các trăm, chục, đơn vị.

  • Khái quát cách đọc và viết số trong phạm vi 1000.
  • Tia số.
  • Uớc lượng theo nhóm chục.
  • Tính nhầm.
  • Thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000.
  • Vận dụng mối liên hệ cộng, trừ để tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ.
  • Củng cố khái niệm phép nhân, phép chia. Thực hiện các phép nhân, phép chia (trong bảng).
  • Giải quyết vấn đề đơn giản.

- Ôn tập về hình học và đo lường: Nhận dạng, gọi tên: điểm, đoạn thẳng, đường gấp khúc, đường thẳng, đường cong, hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu.

  • Xếp hình.
  • Tính độ dài đường gấp khúc.
  • Tính toán với các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng.
  • Chuyển đổi đơn vị đo độ dài.
  • Xem giờ, thời điểm, khoảng thời gian.

- Một số yếu tố thống kê và xác suất:

Thu thập, phân loại, kiểm đếm, đọc, nhận xét đơn giản biểu đồ tranh.

Mô tả khả năng xảy ra với các từ: có thể, chắc chắn, không thể.

  1. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; sử dụng công cụ và phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học giao tiếp toán học.

  1. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

  1. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV cho HS hát múa

- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH.

- GV hệ thống lại các kiến thức cho HS.

Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 1000.

- GV nhắc lại cách đọc và viết các số trong phạm vi 1000.

- Vị trí các số trên tia số.

- GV giới thiệu lại cách thực hiện các phép tính cộng trừ các số trong phạm vi 1000.

- GV ôn tập lại cho HS cách tính phép nhân bằng cách tính kết quả của phép công các số hạng giống nhau.

- GV ôn tập lại cho HS cách tính kết quả phép chia dựa vào phép nhân tương ứng, từ đó lấy ví dụ với mỗi phép tính nhân, lập hai phép tính chia ngược lại.

+ Với mỗi kiến thức được hệ thống lại, giáo viên có thể hệ thống bằng cách nhắc lại, hoặc đặt câu hỏi cho HS tự trả lời, GV gợi ý cho HS trả lời.

Ôn tập về hình học và đo lường

- GV cho HS xem các hình vẽ để nhận dạng được các hình và hình khối đã học.

- GV hệ thống lại các đơn vị đo lường đã học theo bảng, hoặc nhắc lại các kiến thức đã học theo dạng khái niệm.

- GV hướng dẫn lại học sinh cách xem và đọc giờ trên đồng hồ hai kim.

- GV hướng dẫn HS chuyển đổi các đơn vị đo, nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo.

- Với mỗi vấn đề trên, giáo viên có thể nhắc lại kiến thức, hoặc đặt câu hỏi cho học sinh tự trả lời hoặc tổ chức thực hành nhận biết hình khối, đo đạc chiều dài, khoảng cách, khối lượng các vật trong lớp… để học sinh hiểu rõ bài học.

Ôn tập lại một số xác suất và yếu tố thống kê

- GV nhắc lại về trường hợp: bốc bi trong chiếc hộp, hoặc giáo viên có thể tự lấy trường hợp khác. Thông qua đó nhấn mạnh về trường hợp nào có thể, chắc chắn, và không thể.

- Để cho học sinh hiểu rõ hơn về bài học. GV yêu cầu học sinh tự lấy một ví dụ vào trong vở.

- GV nhắc lại kiến thức về thu thập, phân loại và kiểm đếm.

- GV cho HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

- GV diễn giải hình ảnh: Đây là hình ảnh phân loại phương tiện đến trường của các bạn lớp 2A và thống kê số bạn sử dụng phương tiện đó.

- GV đặt ra các câu hỏi để học sinh trả lời:

Ví dụ:

+ Bảng trên có mấy hàng? Mỗi hàng thể hiện điểu gì?

+ Có bao nhiêu bạn đi xe buýt tới trường?

+ Số học sinh tới trường bằng xe buýt nhiều hơn số học sinh tới trường bằng xe đạp là bao nhiêu bạn.

­- GV yêu cầu học sinh cả lớp làm một bảng thống kê tương tự bằng các bước đã học và biểu diễn trên bảng đen theo mẫu như hình ảnh bên trên.

Xe buýt

 

Xe đạp

 

Xe máy

 

Đi bộ

 

C. CỦNG CỐ

Mục tiêu:

HS làm bài tập để vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán đơn giản, qua đó HS hiểu hơn về bài học.

Cách thực hiện.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập (hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không đủ thời gian).

 

 

 

 

- HS cả lớp hát múa

- HS lắng nghe

 

 

 

- HS lắng nghe giáo viên giảng bài.

- HS nhớ lại các kiến thức đã học, và ghi  nhớ các kiến thức GV đã hệ thống lại.

- HS hoàn thành các bài tập hoặc hoạt động mà GV tổ chức.

 

 

 

 

 

- HS quan sát các hình vẽ và nhận biết.

 

 

- HS vẽ lại bảng vào trong vở.

 

 

 

- HS trả lời các câu hỏi mà giáo viên yêu cầu. tham gia các hoạt động thực hành sau đó báo cáo kết quả cho giáo viên.

 

- HS lắng nghe, nhớ lại kiến thức.

 

- HS vận dụng những kiến thức đã học, lấy một vú dụ bất kì vào trong vở.

- HS quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi mà giáo viên yêu cầu

Ví dụ:

 

 

+ Bảng trên có 4 hàng.

 Mỗi hàng thể hiện tên các phương tiện và số học sinh sử dụng phương tiện đó.

+ Có 9 bạn đi xe buýt tới trường

+ Số học sinh tới trường bằng xe buýt nhiều hơn số học sinh tới trường bằng xe đạp là 3 bạn.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV bằng cách hoàn thành bảng.

- Mỗi học sinh sử dụng phương tiện nào để tới trường sẽ lên bảng và gạch một gạch vào hàng đó.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phiếu bài tập theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

Trường:.....................

Lớp:............................

Họ và tên:...................

PHIẾU HỌC TẬP

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Số gồm 6 trăm và 8 đơn vị viết là:

A. 68

B. 608

C. 680

D. 860

Câu 2. Số hai trăm chín mươi tư viết là:

A. 294

B. 249

C. 29

D. 429

Câu 3. Số lớn nhất được ghép từ ba số 6,5,0 là:

A. 650

B. 605

C. 506

D. 560

Câu 4. Trong các phép tính sau, phép tính nào có kết quả nhỏ nhất:

A. 730 – 619

B. 730 – 519

C. 780 – 619

D. 23 + 77

Câu 5. Số?

A. 42

B. 142

C. 153

D. 43

Câu 6. Kết quả của phép tính: 5 x 9 + 269 là:

A. 313

B. 314

C. 315

D. 316

Câu 7. Khoảng cách từ nhà Phương, Linh, Thảo và Hà đến trường lần lượt là: 800m, 1 km, 470m, 500m. Bạn xa trường nhất là:

A. Phương

B. Linh

C. Thảo

D. Hà

Câu 8. Ngày 12 tháng 11 là thứ hai, vậy ngày 20 tháng 11 là thứ mấy?

A. thứ hai

B. thứ ba

C. thứ tư

D. thứ năm

Câu 9. Bạn Phong đi ngủ lúc 9 giờ 15 phút. Đồng hồ nào chỉ đúng giờ bạn Phong đi ngủ?

A.

B.

C.

D.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1. Tính:

735 – 481 + 26 =

584 + 128 – 200 =

361 + 562 – 705 =

547 + 109 + 217 =

 

 

Bài 2. Đặt tính rồi tính:

23 + 68

128 + 222

759 – 258

517 + 109

708 – 199

800 – 250

     

 

Bài 3. Có thể, chắc chắn hay không thể:

   

Bạn An ……………… lấy được 1 viên kẹo

Bạn An ……………… lấy được 1 viên kẹo

Bạn An ……………… lấy được 1 viên kẹo

Bài 4. Điền vào chỗ trống:

Tích

Tổng

Tính

………

………………………………………

2  5 = 10

3  4

………………………………………

……………

………

5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5

……………

7  3

………………………………………

……………

Bài 5. Số?

 

2

5

2

5

2

6

3

5

10

8

=

……

……

……

……

……

 

:

20

50

18

10

8

2

5

6

2

2

=

……

……

……

……

……

Bài 6. Trang trại nhà Vi có 315 con gà. Trang trại nhà Hà có nhiều hơn trang trại nhà Vi 175 con gà.

a. Hỏi trang trại nhà Vi có bao nhiêu con gà?

Bài giải

b. Hôm nay, bố Vi bán đi 116 con gà. Hỏi nhà Vi còn lại bao nhiêu con gà?

Bài giải

c. Sau khi bố bạn Vi bán gà, trang trại nhà hai bạn có tất cả bao nhiêu con gà?

Bài giải

Bài 7. Mẹ chia đều 50 kg gạo và đóng thành 5 bao. Hỏi mỗi bao có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Bài giải

--------------- Còn tiếp ---------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Thông tin giáo án:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có 2 phần: Ôn tập lớp 2 + làm quen lớp 3
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án học hè toán 2 lên 3 chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay