Giáo án ôn hè Toán 3 lên 4 chân trời Buổi 8: Ôn tập hình học và đo lường

Giáo án ôn hè môn Toán 3 lên 4 Chân trời sáng tạo Buổi 8: Ôn tập hình học và đo lường theo công văn mới nhất sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức cho học sinh trong kì nghỉ hè tới. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Mời thầy cô tham khảo.

Xem: => Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án học hè toán 3 lên 4 chân trời sáng tạo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 2. BUỔI 8.

ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:
  • Củng cố về hình học (ba điểm thẳng hàng, trung điểm của đoạn thẳng, góc vuông, chu vi hình tam giác, hình tứ giác, chu vi và diện tích hình vuông, hình chữ nhật)
  • Củng cố về đo lường (đơn vị đo độ dài (mm), đo khối lượng (g), đo dung tích (ml), tháng, năm, đọc giờ đồng hồ đến từng phút, thực hiện phép tính với số đo độ dài, khối lượng, dung tích, thời gian, tiền Việt Nam,...
  • Vận dụng vào giải các bài tập, giải bài toán thực tế liên quan đến các nội dung trên
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản
  • Năng lực giao tiếp toán học: Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học.
  • Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  3. Thiết bị dạy học:

- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có)

- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò “Đố bạn”:

+ GV yêu cầu HS tạo nhóm bốn, một người hỏi, các thành viên khác trả lời

+ Nội dung về các hình phẳng đã học

Ví dụ: Hình tam giác có bao nhiêu cạnh?

Khối lập phương có mấy đỉnh?

Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật,...

+ Sau 5p, GV mời 1 – 2 nhóm thực hành trước lớp

- GV nhận xét, tuyên dương, chuyển sang nội dung ôn tập.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

HS làm bài tập về

- Hình học và đo lường, giải bài toán thực tế liên quan đến nội dung đã học.

b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện:

Bài tập 1: Tính

a) 500 mm – 350 mm=

200 mm  8=

600 mm + 700 mm=

500 mm : 2=

b) 1200 g + 800 g=

12 000 g : 6=

800 g  7=

850 g – 400 g=

c) 300 ml + 200 ml=

600 ml : 3=

900 ml – 300 ml=

200 ml  5=

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV mời đại diện 3 HS lên bảng điền đáp án.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Bài tập 2: Hoàn thành bài tập:

a) Đồng hồ dưới đây chỉ mấy giờ?

...... giờ ...... phút

...... giờ ..... phút

b) Nếu ngày 29 tháng 8 là thứ ba thì thì ngày 3 tháng 9 là thứ mấy?

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả nhóm đôi

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đáp án trước lớp, các bạn còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét

- GV chữa bài, chốt đáp án đúng.

Bài tập 3: Tính chu vi

a) Tính chu vi hình tam giác IKL và ILM

b) Tính chu vi tứ giác IKLM

c) Tổng chu vi của các hình tam giác IKL và ILM hơn chu vi hình tứ giác IKLM  bao nhiêu xăng – ti – mét?

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV mời 2 HS lên bảng lớp trình bày bài làm

- GV đánh giá, chốt lại đáp án

 

 

Bài tập 4: Giải bài toán:

Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng dài 8 m. Chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính diện tích của hình chữ nhật đó?

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV mời 1 HS lên bảng trình bày thành bài giải trên bảng lớp

- GV chữa bài, chốt đáp án.

 

Bài tập 5: Giải bài toán:

Một hình chữ nhật có chiều dài 240cm. Chiều rộng bằng  chiều dài. Tìm chu vi hình chữ nhật đó?

 

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV mời đại diện 1 HS lên bảng lớp trình bày thành bài giải

- GV nhận xét, chốt đáp án.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian).

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

Đáp án bài 1:

a) 500 mm – 350 mm= 150 mm

200 mm  8= 1 600 mm

600 mm + 700 mm= 1 300 mm

500 mm : 2= 250 mm

b) 1200 g + 800 g= 2 000 g

12 000 g : 6= 2 000 g

800 g  7= 5 600 g

850 g – 400 g= 450 g

c) 300 ml + 200 ml= 500 ml

600 ml : 3= 200 ml

900 ml – 300 ml= 600 ml

200 ml  5= 1 000 ml

 

 

 

- HS nhận xét, chữa bài.

Đáp án bài 2:

a)

10 giờ 30 phút

11 giờ 15 phút

b) Nếu ngày 29 tháng 8 là thứ ba thì thì ngày 3 tháng 9thứ năm.

 

 

 

 

 

- HS chữa bài

Đáp án bài 3:

a)

Chu vi tam giác IKL là:

6 + 7 + 8 = 21 (cm)

Chu vi tam giác ILM là:

5 + 8 + 8 = 21 (cm)

Đáp số: 21 cm; 21 cm

b) 

Chu vi tứ giác IKLM là:

5 + 6 + 7 + 8 = 26 (cm)

Đáp số: 26 cm

c)

Tổng chu tam giác IKL và ILM là:

21 + 21 = 42 (cm)

Tổng chu vi tam giác IKL và ILM hơn chu vi hình tứ giác ABCD số xăng – ti – mét là:

42 – 26 = 16 (cm)

Đáp số: 16 cm

Đáp án bài 4:

Bài giải

Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là:

8  3  = 24 (m)

Diện tích tấm bìa hình chữ nhật đó là:

24  8 = 192 (m2)

Đáp số: 192 cm2

- HS chữa bài.

Đáp án bài 5:

Bài giải

Chiều rộng hình chữ nhật là :

240    = 60 (cm)

Chu vi hình chữ nhật là:

(240 + 60)  2= 600 (cm2)

Đáp số: 600 cm2

 

- HS chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV.

 

Trường:.............................................

Lớp:.........

Họ và tên:...........................................

PHIẾU HỌC TẬP

ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

I. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu góc vuông?

A. 5 góc vuông

B. 4 góc vuông

C. 6 góc vuông

D. 7 góc vuông

Câu 2: Trong hình dươi có bao nhiêu hình vuông?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 3: An được về quê ngoại chơi từ ngày 29 tháng 7 đến hết ngày 2 tháng 8. Vậy số ngày An được về quê ngoại là

A. 4 ngày

B. 5 ngày

C. 6 ngày

D. 7 ngày

Câu 4: Hồng có 1 tờ tiền 100 000 đồng. Hồng muốn đổi lấy các tờ tiền loại 20 000 đồng. Vậy số tờ tiền loại 20 000 đồng Hồng đổi được là

A. 5 tờ

B. 7 tờ

C. 6 tờ

D. 4 tờ

Câu 5: Một tấm nhôm nhình vuông cạnh dài 6 cm. Vậy diện tích của tấm nhôm đó là

A. 64 cm2

B. 32 cm2

C. 40 cm2

D. 36 cm2

II. Phần tự luận

Bài 1: Số?

5 giờ ..... phút

11 giờ ..... phút

2 giờ ..... phút

Hoặc

3 giờ kém ..... phút

2 giờ ..... phút

Hoặc

3 giờ kém ..... phút

Bài 2: Số?

2 ngày = ......... giờ

5 giờ = ......... phút

75 000 mm = ......... m

6 kg = ......... g

4 000 ml = ......... l

2 năm = ......... tháng

15 l = ......... ml

64 dm = ......... mm

20 cm = ......... mm

Bài 3: Đ, S?

......... a) Một hình tròn chỉ có duy nhất một đường kính

......... b) Độ dài đường kính của hình tròn gấp 4 lần độ dài bán kính

......... c) Hình chữ nhật và hình vuông đều có 4 góc vuông

......... d) Một năm có 12 tháng

......... e) Trong một năm, có 7 tháng có 31 ngày

......... g) Khối lập phương có các mặt đều là hình tam giác.

Bài 4:

a) Tính diện tích của hình vuông có chu vi là 12 cm.

 

Bài giải

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

b) Tính chu vi của hình vuông dưới đây:

Bài giải

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Bài 5: Điền vào chỗ trống:

a) Bán kính của hình tròn tâm O là ......... dm

b) Đường kính của hình tròn tâm O là .........  2 = ......... (dm)

c) ......... là trung điểm của đoạn thẳng CG

d) Đoạn thẳng OD dài ......... dm và đoạn thẳng CG dài ......... dm

--------------- Còn tiếp ---------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án học hè toán 3 lên 4 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

BÀI TẬP ÔN HÈ BUỔI 1 - 5

BÀI TẬP ÔN HÈ BUỔI 6 - 10

BÀI TẬP ÔN HÈ BUỔI 11 - 16

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay