Giáo án dạy thêm toán 3 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 3 - Chân trời sáng tạo. Giáo án dạy thêm là giáo án ôn tập và củng cố kiến thức bài học cho học sinh. Phần này dành cho giáo viên dạy vào buổi chiều hoặc các buổi dạy tăng cường. Một số nơi gọi là giáo án buổi 2, giáo án buổi chiều. Hi vọng, giáo án mang tới sự hữu ích cho thầy cô dạy toán 3 - Chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm toán 3 chân trời sáng tạo
Bản xem trước: Giáo án dạy thêm toán 3 chân trời sáng tạo
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Tuần 1 tiết 1
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- Ôn tập viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị và ngược lại viết tổng thành số.
- Ôn tập cách đọc số, viết số trong phạm vi 1000
- Ôn tập viết được các số tự nhiên liên tiếp trong phạm vi 1000
- Ôn tập cách so sánh các số trong phạm vi 1000
- Năng lực: Thông qua kiến thức đã học, hoạt động trao đổi, diễn đạt (nói, viết) để HS giải quyết “tình huống” ở các bài tập, bài toán thực tế, về tính toán…HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
- Phẩm chất:
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Yêu lao động, phát huy tính trung thực, ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
- Phân hóa: HS trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập, HS khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập, HS giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
- THIẾT BỊ DẠY - HỌC:
- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ
- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - GV ổn định lớp học - GV bắt nhịp cả lớp cùng hát một bài tạo không khí sôi nổi trước tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập
B. CÁC HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN Hoạt động 1. Hoạt động cá nhân - GV đưa ra đề bài, yêu cầu HS hoàn thành bài tập 1 và 2: Bài 1. a. Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị: 723 862 726 b. Viết tổng thành số 700 + 50 + 3 500 + 70 + 9 800 + 10 + 8 600 + 50 + 5
Bài 2. Viết theo mẫu:
- GV cho HS suy nghĩ, gọi đại diện một số HS đứng dậy trả lời. - GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng
Hoạt động 3: Hoạt động cặp đôi - GV đưa ra đề bài, yêu cầu HS bắt cặp với bạn bên cạnh, thảo luận, tìm cách giải và đưa ra đáp án cho bài tập 3 và 4: Bài 3. Hoàn thành các dãy số:
Bài 4. Điền dấu < = > vào chỗ chấm: a, 278 … 287 b, 874 …. 478 c, 149 … 148 + 1 d, 635 … 678 – 25 e, 829 …. 789 g, 250 – 30 … 240 - 20 - GV gọi HS lên bảng hoàn thành bài tập. - GV chữa bài và chốt lại đáp án đúng của bài toán, khen ngợi HS trả lời đúng.
C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung luyện tập - GV nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. |
- HS ngồi vào vị trí, nghiêm túc - Cả lớp cùng hát.
- HS lắng nghe.
- HS nhận đề bài, suy nghĩ trả lời:
Đáp án bài 1: a. 723 = 700 + 20 + 3 862 = 800 + 60 + 2 726 = 700 + 20 + 6 b. 700 + 50 + 3 = 753 500 + 70 + 9 = 579 800 + 10 + 8 = 818 600 + 50 + 5 = 655 Đáp án bài 2:
- HS đối chiếu đáp án, lắng nghe GV nhận xét, tiếp thu.
- HS bắt cặp với bạn bên cạnh, tìm cách giải, đưa ra đáp án Đáp án bài 3: 408; 409; 410; 411; 412
613; 614; 615; 616; 617
278; 279; 280; 281; 282
Đáp án bài 4: a, 278 < 287 b, 874 > 478 c, 149 = 148 + 1 d, 635 < 678 – 25 e, 829 > 789 g, 250 – 30 = 240 - 20 - Đại HS sửa bài trên bảng lớp - HS nhận xét, sửa bài
- Học sinh phát biểu - Học sinh lắng nghe |
*Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Tuần 1 tiết 2
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- Ôn tập các phép tính cộng trừ bằng cách tính nhẩm, đặt tính
- Ôn tập giải các bài toán thực tế có lời giải.
- Ôn tập giải các bài toán từ tóm tắt cho trước.
- Năng lực: Thông qua kiến thức đã học, hoạt động trao đổi, diễn đạt (nói, viết) để HS giải quyết “tình huống” ở các bài tập, bài toán thực tế, về tính toán…HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
- Phẩm chất:
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Yêu lao động, phát huy tính trung thực, ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
- Phân hóa: HS trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập, HS khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập, HS giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
- THIẾT BỊ DẠY - HỌC:
- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ
- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - GV ổn định lớp học - GV tổ chức chơi trò chơi: GV lần lượt đưa ra 3 thẻ số. HS nhanh chóng ghép các thẻ số thành một phép tính cộng (hoặc trừ) đúng. Ví dụ: GV: số 20, 70, 50 + HS1: 20 + 50 = 70 + HS2. 50 + 20 = 70 + HS3. 70 – 20 = 50 + HS4. 70 – 50 = 20 - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập
B. CÁC HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN Hoạt động 1. Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 và 2 vào vở Bài 1. Đặt tính rồi tính a) 634 + 254 b) 356 + 143 ……………….. ………………… ……………….. ………………… ………………. ………………... c) 778 - 345 d) 927 – 124 ……………….. ………………… ……………….. ………………… Bài 2. Tính nhẩm: a) 50 + 60 b, 500 + 400 c, 100 – 80 d, 300 + 400 e, 900 – 400 g, 600 + 200 - GV gọi HS lên bảng, trình bày bài làm - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét - GV chữa bài và chuẩn đáp án đúng
Hoạt động 2. Hoạt động nhóm - GV chia lớp thành các nhóm, phát phiếu bài tập, yêu cầu các thành viên trong nhóm, trao đổi, thảo luận, tìm ra đáp án đúng. Bài 3. Con bò nặng 589kg, con nghé cân nặng 110 kg. Hỏi: a. Con bò và con nghé cân nặng tất cả bao nhiêu ki-lô-gam? b. Con trâu nặng hơn con nghé bao nhiêu ki-lô-gam? Bài 4. Giải bài toán theo tóm tắt sau: - GV thu phiếu bài tập của các nhóm, - GV gọi đại diện 2 bạn lên bảng trình bày lời giải 2 bài tập. - Gọi 1 – 2 HS đứng dậy nhận xét bài làm - GV chữa bài, chốt đáp án đúng – sai.
C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - GV yêu cầu tóm tắt nội dung luyện tập - GV nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. |
- HS ngồi vào vị trí, nghiêm túc
- Cả lớp cùng lắng nghe luật chơi
- HS tham gia chơi trò chơi
- HS lắng nghe.
- HS nhận phiếu và làm việc
Đáp án bài 1: Đáp án bài 2:
a) 50 + 60= 110 b, 500 + 400= 900 c, 100 – 80= 20 d, 300 + 400= 700 e, 900 – 400= 500 g, 600 + 200= 800 - HS trình bày và lắng nghe nhận xét - HS đối chiếu đáp án
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, đưa ra đáp án.
Đáp án bài 3: a) Con bò và con nghé cân nặng tất cả số kg là: 589 + 110 = 699 (kg) Đáp số: 699 kg b) Con trâu nặng hơn con nghé số kg là: 589 – 110 = 479 (kg) Đáp số: 479 kg Đáp án bài 4: Bạn Hà nặng số kg là: 103 + 25 = 128 (kg) Cả hai bạn Hoa và Hà nặng tất cả số kg là: 103 + 128 = 231 (kg)
- Đại diện nhóm sửa bài trên bảng lớp
- HS nhận xét, sửa bài - Học sinh phát biểu - Học sinh lắng nghe |
*Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Từ khóa: giáo án dạy thêm toán 3 sách mới, giáo án dạy thêm CTST toán 3, giáo án toán 3 dạy thêm cv 2345 sách mới, giáo án dạy thêm toán 3 sách Chân trời sáng tạoTài liệu giảng dạy môn Toán Tiểu học