Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word môn hoạt động trải nghiệm lớp 3 kì 1 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 2345. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời sáng tạo


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2 - TUẦN 5

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia chương trình “An toàn trong cuộc sống”

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục: Chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”. Tìm hiểu những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Thảo luận về tham gia giao thông an toàn.

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn.
  • Nêu được các quy định về tham gia giao thông an toàn. Lấy ví dụ về trường hợp thực hiện đúng, chưa đúng khi tham gia giao thông mà em biết.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động trải nghiệm.
  • Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.

- Năng lực đặc thù:

  • Trao đổi về nguy cơ không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; Thảo luận về việc tham gia giao thông an toàn.
  • Nhận biết đươc những nguy cơ không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện những việc làm đảm bảo an toàn trong ăn uống.
  1. Phẩm chất : Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và có trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông an toàn.
  2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, thực hành.
  4. Thiết bị dạy học
  5. Đối với giáo viên
  • SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3.
  • Bộ thẻ tranh về thực phẩm có thể sử dụng và thực phẩm không nên sử dụng trong SGK tr.17.
  • Một số gói bim bim, bánh kẹo, nước ngọt (bao gồm cả thực phẩm không an toàn) và rau củ quả theo mùa (bao gồm cả những rau củ không tươi, héo úa).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3.
  • Một số tranh hoặc ảnh sưu tầm về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia chương trình “An toàn trong cuộc sống”

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được thực phẩm bẩn và nói không với thực phẩm bẩn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS tham gia chương trình An toàn trong cuộc sống theo kế hoạch của nhà trường.

 

 

 

 

- GV nhắc nhở HS chú ý lắng nghe để chia sẻ trước lớp các nội dung của chương trình An toàn trong cuộc sống.

 

 

 

- HS tập trung, ngồi ngay ngắn.

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS chú ý lắng nghe

 

 

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục: Phân biệt thực phẩm có thể sử dụng và không thể sử dụng. Tìm hiểu những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

a. Mục tiêu: HS nắm được những thực phẩm có thể sử dụng, những thực phẩm không nên sử dụng.

b. Cách thức thực hiện:

- - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 – 6 HS và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A2 và một bộ thẻ tranh.

- GV hướng dẫn các nhóm thực hiện bằng cách chia đôi tờ giấy thành 2 phần, một bên ghi “Thực phẩm có thể sử dụng” và một bên ghi “Thực phẩm không nên sử dụng”, sau đó quan sát kĩ các tranh và gắn thẻ vào bên tương ứng.

- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả phân loại của nhóm mình và giải thích lí do nhóm lại lựa chọn như vậy.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Có những nguy cơ nào khi sử dụng thực phẩm không an toàn?

- GV mời đại diện 2-3 cặp đôi chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp về nguy cơ khi sử dụng thực phẩm không an toàn. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm

a. Mục tiêu: HS nắm được những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm

b. Cách tiến hành

- GV nêu yêu cầu: Trao đổi với bạn bè những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo gợi ý ở những tranh sau:

 

 

- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi về những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn.

- GV gợi ý cho HS: Nhìn vào các bức tranh SGK tr.18 để trao đổi về các nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài ra có thể kể thêm các nguy cơ khác mà em biết.

- GV dành thời gian để các nhóm trao đổi và hỗ trợ cần thiết.

-GV mời một số nhóm trình bày trước lớp về những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm như bị nôn ói, bị bệnh giun sán, và suy dinh dưỡng, bị đau bụng tiêu chảy, bị đau đầu, sốt mệt mỏi, bị đi bệnh viện cấp cứu,...

- GV nhắc nhở và khuyến khích HS: Mỗi chúng ta cần phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh khi ăn uống để không bị nhiễm bệnh lây truyền qua thực phẩm và không gặp phải các nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thông qua các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Thực phẩm nào sau đây nên sử dụng?

A. Bánh kẹo hết han

B. Rau củ tươi

C. Cá ươn

D. Hoa quả bị thối

Câu 2. Ăn mì tôm hết hạn có thể dẫn tới nguy cơ nào sau đây:

A. Đau bụng, tiêu chảy

B. Thị lực kém

C. Suy giảm trí nhớ

D. Tất cả đáp án trên

Câu 3. Thực phẩm không an toàn có chứa chất nào sau đây?

A. Chất kích thích tăng trưởng

B. Độc tố nấm

C. Chất bảo quản

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Thực phẩm nào sau đây là không an toàn?

A. Cá tươi

B. Bánh ngọt mốc

C. Rau củ tươi

D. Bánh quy

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương, kết thúc tiết học.

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm, nhận giấy A2 và bộ thẻ tranh.

 

- HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi.

 

 

- Các nhóm trình bày kết quả:

+ Thực phẩm có thể sử dụng: cá tươi, rau củ quả tươi, bánh quy,...

=> Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho sức khỏe.

+ Thực phẩm không nên sử dụng: bim bim, rau củ héo úa, xúc xích ôi thiu,....

=> Nguy cơ gây  mất an toàn vệ sinh thực phẩm, mắc bệnh, gây hại đến sức khỏe con người...

 

- HS thảo luận, đưa ra những nguy cơ khi sử dụng thực phẩm không an toàn: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, mất nước...

- HS trình bày, lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trao đổi với bạn, đưa ra câu trả lời: Những nguy cơ khi sử dụng thực phẩm không an toàn:

+ Đau bụng, tiêu chảy (tranh 1)

+ Nôn mửa (tranh 2)

+ Bị giun sán (tranh 3)

+ Truyền nước (tranh 4)

 

 

 

 

- HS trao đổi, chia sẻ lẫn nhau

 

 

- HS thảo luận, tìm hiểu và đưa ra một số nguy cơ khác khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm:

+ Sốt và đau đầu

+ Mệt mỏi, chán ăn

+ Choáng váng, chóng mặt...

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS tham gia trò chơi

- HS đưa ra đáp án:

·        Câu 1. B. Rau củ tươi

·        Câu 2. D. Tất cả đáp án trên

·        Câu 3. D. Tất cả đáp án trên

·        Câu 4. B. Bánh ngọt mốc

 

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Thảo luận về tham gia giao thông an toàn

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: HS nắm được các quy định tham gia giao thông an toàn, chỉ ra được trường hợp thực hiện đúng hoặc chưa đúng.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4-6 HS) và nêu yêu cầu:

+ Mỗi HS sẽ nêu ít nhất 2 quy định để tham gia giao thông an toàn.

+ Lấy ví dụ về trường hợp thực hiện đúng hoặc chưa đúng khi tham gia giao thông mà em biết.

- GV dành thời gian cho các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận lên giấy A1. Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.

- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận theo hình thức trao đổi sản phẩm giữa các nhóm để góp ý, bổ sung ý kiến cho nhau.

- GV kết luận: Một số quy định để tham gia giao thông an toàn:

·        Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên các phương tiện giao thông như xe máy, xe đạp điện,...

·        Tuân thủ tín hiệu của đèn giao thông và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

·        Không uống rượu bia, chất kích thích,... khi tham gia giao thông.

·        Không đi dàn hàng ngang, vừa đi vừa nói chuyện điện thoại,...

- GV đưa ra 2 tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận, sắm vai và xử lí tình huống.

+ TH1. Trước khi chở Na đến trường, mẹ đưa cho Na một chiếc mũ bảo hiểm và yếu cầu bạn đội vào.

+ TH2. Trên xe buýt, em thấy Bin định mở cửa sổ để thò đầu ra ngắm cảnh.

- GV mời HS lên bảng sắm vai và đưa ra cách giải quyết tình huống.

- GV nhận xét, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV nhắc nhở và khuyến khích HS: Cần thực hiện đúng các quy định khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

 

 

 

 

- HS hình thành nhóm, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu.

 

 

 

 

- HS ghi kết quả thảo luận ra giấy.

 

 

- HS chia sẻ kết quả trước lớp

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp nhận tình huống, đưa ra cách giải quyết.

+ TH1. Nếu là Na, em sẽ ngoan ngoãn nghe lời mẹ và đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân.

+ TH2. Em sẽ ngăn Tin lại và nói cho bạn biết mở cửa sổ để thò đầu ra là rất nguy hiểm, có thể khiến bạn bị thương.

 

 

- HS chăm chú lắng nghe và tiếp thu.

Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1, giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 CTST, giáo án lớp 3 kì 1 CTST, giáo án môn hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 chân trời

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

Chat hỗ trợ
Chat ngay