Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối bài: Thưởng thức âm nhạc - Sơ lược về thể loại giao hưởng và giao hưởng đồng quê của L.V.Beethoven

Giáo án bài: Thưởng thức âm nhạc - Sơ lược về thể loại giao hưởng và giao hưởng đồng quê của L.V.Beethoven sách âm nhạc 10 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của âm nhạc 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Âm nhạc 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC

SƠ LƯỢC VỀ THỂ LOẠI GIAO HƯỞNG

VÀ GIAO HƯỞNG ĐỒNG QUÊ CỦA L.V.BEETHOVEN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • HS nêu được một số đặc điểm của thể loại giao hưởng.
  • HS kể được tên một số nhạc cụ trong mỗi bộ của dàn nhạc giao hưởng.
  • HS kể được tên một số nhạc cụ tham gia diễn tấu giao hưởng Đồng quê.
  • HS nhận biết được bản nhạc Đồng quê khi nghe câu chủ đề của tác phẩm.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động trao đổi nhiệm vụ học tập âm nhạc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Thể hiện được tiết tấu của giai điệu câu chủ đề trong chương I, bản giao hưởng Đồng quê của nhạc sĩ L.V.Beethoven bằng các nhạc cụ gõ như trống, thanh phách,….
  1. Phẩm chất
  • Biết cảm thụ cái đẹp, nâng cao thẩm mĩ nghệ thuật qua tìm hiểu âm nhạc không lời, biết liên tưởng khi nghe nhạc không lời.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Âm nhạc 10, Giáo án.
  • File âm thanh và hình ảnh bản giao hưởng, hình ảnh dàn nhạc giao hưởng; nhạc cụ (đàn phim điện tử, piano, guitar); phương tiện nghe nhìn.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Âm nhạc 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi gợi, dẫn dắt vào chủ đề bài học.
  3. Nội dung: HS nghe và xem một đoạn trích giao hưởng và nêu tên các nhạc cụ tham gia diễn tấu trích đoạn đó.
  4. Sản phẩm: HS nêu được tên của một số nhạc cụ tham gia diễn tấu trong trích đoạn của bản giao hưởng vừa được nghe.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe và xem một trích đoạn giao hưởng nổi tiếng và âm sắc các nhạc cụ rõ ràng.

https://www.youtube.com/watch?v=kL5w9u838LQ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu tên các nhạc cụ tham gia diễn tấu trong trích đoạn tác phẩm giao hưởng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bản nhạc giao hưởng nổi tiếng của L.V.Beethoven.

- HS quan sát kĩ để nêu được tên các nhạc cụ tham gia diễn tấu trong trích đoạn tác phẩm giao hưởng.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả và hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời: Tên các nhạc cụ tham gia diễn tấu trong trích đoạn tác phẩm giao hưởng: bộ dây (violin, viola, cello,....),....

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một số đặc điểm của thể loại giao hưởng và tên một số nhạc cụ trong mỗi bộ của dàn nhạc giao hưởng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Khám phá kiến thức mới

  1. Mục tiêu:

- HS nêu được những nét sơ lược về thể loại giao hưởng.

- HS kể được các nhạc cụ thuộc các bộ trong dàn nhạc giao hưởng.

- HS kể được tên một số nhạc cụ tham gia diễn tấu chương I, bản giao hưởng Đồng quê của nhạc sĩ L.V.Beethoven.

  1. Nội dung:

- Tìm hiểu về thể loại giao hưởng, dàn nhạc giao hưởng, các bộ trong dàn nhạc giao hưởng.

- Nghe và xem chương I, bản giao hưởng Đồng quê của nhạc sĩ L. V. Beethoven, tìm hiểu câu chủ để của chương I.

 

- Tìm hiểu các nhạc cụ tham gia diễn tấu chương I, bản giao hưởng Đồng quê của nhạc sĩ L.V. Beethoven.

  1. Sản phẩm

- HS nêu được một vài nét về thể loại giao hưởng.

- HS kể được đúng tên các bộ trong dàn nhạc giao hưởng.

- HS kể được tên một số nhạc cụ tham gia diễn tấu chương I, bản giao hưởng Đồng quê của nhạc sĩ L. V. Beethoven.

  1. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về thể loại giao hưởng và biên chế nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng thông qua nội dung SGK tr.23 kết hợp với các hình ảnh minh hoạ (tranh, ảnh, video).

https://www.youtube.com/watch?v=bTuZyGiMbak

https://www.youtube.com/watch?v=eMM_4wTO0O0

https://www.youtube.com/watch?v=SLpyUGjGdoY

 

 

 

 

 

- GV giới thiệu những nét nổi bật của bản giao hưởng Đồng quê.

- GV cho HS nghe âm thanh, xem hình ảnh dàn nhạc giao hưởng trình diễn chương I, bản giao hưởng Đồng quê của nhạc sĩ L.V. Beethoven 3 - 4 lần.

https://www.youtube.com/watch?v=aW-7CqxhnAQ&t=1s

- GV nhấn mạnh câu chủ đề và thể đàn câu nhạc chủ đề của chương l cho HS nghe lại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu về thể loại giao hưởng và biên chế nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng thông qua nội hình ảnh minh hoạ video.

- HS lắng nghe GV giới thiệu những nét nổi bật của bản giao hưởng Đồng quê ; nghe âm thanh, xem hình ảnh dàn nhạc giao hưởng trình diễn chương I, bản giao hưởng Đồng quê.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày một số nội dung kiến thức GV đã giảng dạy:

+ Thể loại giao hưởng và các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng.

+ Bản nhạc giao hưởng Đồng quê của L.V. Beethoven.

- GV mời đại diện HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Khám phá kiến thức mới

1. Sơ lược về thể loại giao hưởng

- Giao hưởng (symphony) là thể loại âm nhạc có quy mô lớn nhất trong khí nhạc, có nhiều chương thường là bốn chương.

+ Mỗi chương mang một đặc điểm, hình tượng nghệ thuật riêng nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung, được trình diễn bằng dàn nhạc giao hưởng.

- Trong dàn nhạc giao hưởng, các nhạc cụ được phân chia thành bốn bộ cơ bản:

+Bộ gỗ: flute, oboe, clarinet, bassoon,...

+ Bộ đồng: horn, trumpet, trombone,

tuba,....

+ Bộ gỗ: timpani, tam-tam, cymbals, triangle,...

+ Bộ dây : violin, viola, cello, double bass,...

+ Có thể bổ sung các nhạc cụ khác như đàn harp, piano, đàn bầu, đàn tranh,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nghe chương I, giao hưởng Đồng quê của L.V.Beethoven

- Giao hưởng số 6 (Đông quê) của L. V. Beethoven giọng Pha trưởng được viết vào khoảng từ năm 1805 đến năm 1808.

à Là bản giao hưởng duy nhất của Beethoven có tiêu đề và có chủ đề nói về phong cảnh thiên nhiên ở vùng thôn quê.

- Bản nhạc gồm 5 chương và mỗi chương lại có tiêu đề riêng. Chủ đề một của chương I gợi cho người nghe về phong cảnh thôn quê thanh bình và giản dị.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Âm nhạc 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay