Giáo án kì 1 công nghệ 4 kết nối tri thức
Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 1 Công nghệ 4 kết nối tri thức. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 2345. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn Công nghệ 4 KNTT.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 1 CÔNG NGHỆ 4 KẾT NỐI TRI THỨC
PHẦN MỘT. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
- Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 1 Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống
- Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 2 Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến
- Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 3 Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu
- Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 4 Gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu
- Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 5 Trồng hoa, cây cảnh trong chậu
- Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 6 Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu
PHẦN HAI. THỦ CÔNG KĨ THUẬT
- Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 7 Giới thiệu bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 8 Lắp ghép mô hình bập bênh
- Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 9 Lắp ghép mô hình robot
- Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 10 Đồ chơi dân gian
- Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 11 Làm đèn lồng
- Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 12 Làm chuồn chuồn thăng bằng
=> Xem nhiều hơn: Giáo án công nghệ 4 kết nối tri thức đủ cả năm
II. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 4 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Word bài: Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6: CHĂM SÓC HOA, CÂY CẢNH TRONG CHẬU (3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được các công việc chủ yếu để chăm sóc một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.
- Chăm sóc được một số loại hoa và cây cảnh trong chậu.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Xác định đúng và đầy đủ nhiệm vụ của bản thân trong hoạt động học tập và chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu.
- Đề xuất được cách giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu.
Năng lực riêng:
- Mô tả được các công việc chủ yếu để chăm sóc một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.
- Chăm sóc được một số loại hoa và cây cảnh trong chậu.
- Phẩm chất
- Chủ động tìm hiểu kiến thức, kĩ năng liên quan đến chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
- Các tranh giáo khoa liên quan đến nội dung Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
- Hình ảnh, video giới thiệu về chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Công nghệ 4.
- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến chăm sóc hoa, cây cảnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS huy động những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu. Đồng thời, tạo cho HS tâm thế sẵn sàng, hứng thú tìm hiểu nội dung bài học. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai thông thái hơn? - GV chia HS thành 2 đội chơi (mỗi đội từ 4 – 6 HS). Các HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi. - GV phổ biến luật chơi: + GV phát 2 bảng phụ cho 2 đội, ghi sẵn những nội dung có những cách chăm sóc đúng và chăm sóc sai hoa, cây cảnh trong chậu. HS ghi điền dấu (x) vào ô Đ (đúng), S (sai) cho phù hợp. + Đội nào làm đúng và nhanh nhất, đội đó là người chiến thắng. - GV phát bảng phụ cho HS:
- GV mời 2 đội giơ bảng. Các đội nhận xét kết quả của nhau. - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án và tuyên bố đội thắng cuộc: 1 – Đ, 2 – S, 3 – S, 4 – Đ, 5 – Đ. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về đảm bảo đủ ánh sáng cho hoa, cây cảnh trong chậu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được sự cần thiết của ánh sáng đối với hoa, cây cảnh và mô tả được một số cách giúp đảm bảo ánh sáng cho hoa, cây cảnh trồng trong chậu. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1 SHS tr.27 và cho biết: Khi thừa ánh sáng, màu sắc của lá cây thay đổi như thế nào? GV hướng dẫn HS quan sát kĩ hình 1a, 1b để thấy được sự thay đổi màu sắc của lá cây khi ánh sáng quá mạnh. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Khi ánh sáng quá mạnh thừa sáng), cây sẽ bị vàng lá, cháy mép lá. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh hoa, cây cảnh bị thiếu ánh sáng (cây mọc chậm, yếu ớt, phát triển không bình thường, lá mỏng, không ra hoa, hoặc ra hoa không đều): - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 2 SHS tr.28 và cho biết: Nêu cách cung cấp đủ ánh sáng cho hoa, cây cảnh trồng trong nhà phù hợp với các ảnh trong hình. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Hình 2a: mở rèm cửa sổ. + Hình 2b: đặt cây ra ban công. + Hình 2c: đặt cây ở những nơi có đèn chiếu sáng. - GV lưu ý HS: Đối với hình 2c, ưu tiên lựa chọn nơi có sẵn đèn chiếu sáng để đặt cây thay vì đặt cây chỗ không có đèn và phải làm thêm đèn để chiếu sáng cho cây (vừa tốn tiền, vừa không bảo vệ môi trường). - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), liên hệ thực tế và thực hiện nhiệm vụ: Nêu các cách giảm bớt ánh sáng cho hoa, cây cảnh khi ánh sáng quá mạnh. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Một số cách giảm bớt ánh sáng cho hoa, cây cảnh khi ánh sáng quá mạnh + Đặt cây ở vị trí, không gian thích hợp (ánh sáng vừa đủ với từng loại cây). + Che bóng râm, di chuyển các chậu cây vào những nơi râm mát, tránh ánh nắng mặt trời vào buổi trưa. + .... - GV tổ chức cho HS liên hệ với thực tiễn trồng hoa, cây cảnh ở gia đình. GV kết luận: - Hoa, cây cảnh cần đủ ánh sáng để quang hợp. - Thiếu ánh sáng cây sẽ yếu, vươn dài, dễ đổ; thân, lá nhạt màu hoặc bị vàng úa; Ánh sáng quá mạnh có thể làm cho cây bị vàng hoặc cháy lá. Khi trồng hoa, cây cảnh cần phải đảm bảo đủ ánh sáng cho cây. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tưới nước cho hoa, cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được sự cần thiết của nước đối với hoa, cây cảnh và mô tả được một số cách tưới nước cho hoa, cây cảnh trồng chậu. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 3 SHS tr.28 và cho biết: Cây đủ nước và cây thiếu nước khác nhau như thế nào? GV hướng dẫn HS quan sát kĩ hình 3a, 3b để nhận thấy sự khác nhau giữa hình dạng lá cây đủ nước và lá cây thiếu nước. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Sự khác nhau giữa hình dạng lá cây đủ nước và lá cây thiếu nước: + Lá cây đủ nước: lá xanh tốt. + Lá cây thiếu nước: lá héo úa. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 4 SHS tr.29 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các cách tưới nước cho hoa, cây cảnh trong Hình 4 cho phù hợp. - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Hình 4a: tưới nước bằng bình xịt. + Hình 4b: tưới nước bằng bình tưới cây. + Hình 4c: tưới nước bằng hệ thống tưới nhỏ giọt. - GV mở rộng kiến thức, tổ chức cho HS thảo luận và mô tả các cách tưới nước cho hoa, cây cảnh trong Hình 4. - GV mời đại diện một số HS xung phong trình mô tả các cách tưới nước cho hoa, cây cảnh trong Hình 4 (GV khích lệ HS trả lời, HS có thể không cần trả lời đúng). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Cách tưới nước cho hoa bằng bình xịt: ● Tháo nắp bình cho nước hoặc dung dịch cần phun đã pha chế vào trong. ● Xoáy nắp bình thật chặt, bơm hơi vào bình bằng bơm trên nắp khi cảm thấy nặng tay để xịt nước. + Cách tưới nước cho hoa bằng bình tưới cây: ● Tháo nắp bình cho nước hoặc dung dịch cần phun đã pha chế vào trong. ● Từ từ tưới lượng nước vừa đủ cho cây. + Cách tưới nước cho hoa bằng hệ thống tưới nhỏ giọt: ● Nước tưới được đưa đến từng gốc cây thay vì tưới trên bề mặt. Nước sẽ thấm vào đất và cây tự hấp thụ. ● Hệ thống hẹn giờ điều khiển dòng nước. - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tiễn kể thêm các cách tưới nước cho hoa, cây cảnh nói chung. Hoạt động luyện tập - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tiễn trồng hoa, cây cảnh ở gia đình, địa phương, nhà trường. - GV mời đại diện HS mô tả cách tưới nước cho một loại hoa, cây cảnh mà các em đã thực hiện hoặc đã biết. - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và giới thiệu cho HS cách tưới nước cho cây hoa hồng: + Tưới nước cho hoa hồng 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Đối với sáng nên tưới trong khoảng 8 - 9h và chiều tầm 16h - 17h. + Dùng bình vòi hoa sen có tia nhỏ để tưới ẩm cho hoa hồng. + Không nên tưới hoa hồng vào buổi trưa nắng gắt.
|
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS thảo luận nhanh, chơi trò chơi.
- HS giơ bảng đáp án. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chuẩn bị vào bài.
- HS làm việc cá nhân.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh cây bị thiếu sáng.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS liên hệ thực tế. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS làm việc cá nhân.
|
..............
=> Xem nhiều hơn:
- Soạn giáo án Công nghệ 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
- Giáo án công nghệ 4 kết nối tri thức đủ cả năm
III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHỆ 4 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint bài: Ôn tập học kì 1
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
Quan sát các hình ảnh liên quan đến chủ đề hoa, cây cảnh trong đời sống và trồng hoa, cây cảnh trong chậu
Gọi tên hình ảnh hoặc nội dung
hình ảnh đó
Cây tạo ra khí oxygen cung cấp cho hoạt động hô hấp của con người và động vật
BÀI: ÔN TẬP HỌC KÌ I
NỘI DUNG BÀI HỌC
- HỆ THỐNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
- LUYỆN TẬP
- HỆ THỐNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
Bài 1. Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống, xã hội
- Trang trí cảnh quan: nhà ở, trường học, nơi làm việc, khu vui chơi, đường phố,...
- Làm sạch không khí: hấp thụ khí có mùi hôi, làm sạch không khí.
- Cung cấp oxygen: lấy khí carbon dioxide từ không khí, tạo ra khí oxgen cho hoạt động hô hấp của con người và động vật.
- Thể hiện tình cảm vào dịp lễ, tết,....
Bài 2. Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến
Bài 3. Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu
Chậu: có nhiều kích thước, màu sắc
Giá thể: xơ dừa, mùn cưa, trấu hun, hỗn hợp,...
Dụng cụ: găng tay, bình tưới cây
Bài 4. Gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, vật dụng, dụng cụ
Bước 2: Cho giá thể vào chậu
Bước 3: Gieo hạt
Bước 4: Tưới nước
Bài 5. Trồng hoa, cây cảnh trong chậu
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, vật dụng, dụng cụ
Bước 2: Đậy bớt lỗ thoát nước
Bước 3: Cho giá thể vào chậu
Bước 4: Trồng cây
Bước 5: Tưới nước
Bài 6. Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu
Đảm bảo đủ ánh sáng cho hoa, cây cảnh
Tưới nước cho hoa, cây cảnh
Bón phân cho hoa, cây cảnh
Cắt tỉa, vệ sinh bắt sâu cho cây
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Vẽ sơ đồ tư duy các kiến thức đã học từ Bài 1 đến Bài 6
- LUYỆN TẬP
Loài cây nào dưới đây không có khả năng
làm sạch không khí?
- Cây kim tiền
- Cây phượng vĩ
- Cây lưỡi hổ
- Cây ngọc ngân
Khi cây quang hợp, cây sẽ lấy khí ...... từ không khí
- Carbon
- Oxygen
- Oxygen
- Nito
Cây hoa hồng có đặc điểm gì?
- Thân cây có gai
- Hoa có hai màu là trắng và hồng nhạt
- Hoa được trồng phổ biến ở miền Nam
- Là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam
..............
=> Xem nhiều hơn:
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án công nghệ 4 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án công nghệ 4 kết nối tri thức, tải giáo án công nghệ 4 KNTT đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 công nghệ 4 kết nối tri thức, tải giáo án word và điện tử công nghệ 4 kì 1 KNTT