Kênh giáo viên » Công nghệ 4 » Giáo án kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức

Giáo án kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN KÌ 2 CÔNG NGHỆ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

PHẦN HAI. THỦ CÔNG KĨ THUẬT

  • Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 7 Giới thiệu bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
  • Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 8 Lắp ghép mô hình bập bênh
  • Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 9 Lắp ghép mô hình robot
  • Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 10 Đồ chơi dân gian
  • Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 11 Làm đèn lồng
  • Giáo án công nghệ 4 KNTT bài 12 Làm chuồn chuồn thăng bằng

=> Xem nhiều hơn: Giáo án công nghệ 4 kết nối tri thức đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 CÔNG NGHỆ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

 Giáo án công nghệ 4 kết nối bài 12: Làm chuồn chuồn thăng bằng (2 tiết)

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12: LÀM CHUỒN CHUỒN THĂNG BẰNG (2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hành làm được chuồn chuồn thăng bằng theo hướng dẫn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: phát triển năng lực làm việc nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: làm được chuồn chuồn thăng bằng.

Năng lực riêng:

  • Sử dụng công nghệ: thực hiện được một số thao tác kĩ thuật với các dụng cụ, vật liệu đơn giản, sẵn có để làm chuồn chuồn thăng bằng theo hướng dẫn.
  • Đánh giá công nghệ: đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí.
  • Thiết kế công nghệ: nêu được ý tưởng thiết kế chuồn chuồn từ vật liệu thông dụng.
  • Giáo dục STEM: suy nghĩ cách chế tạo chuồn chuồn thăng bằng với các ý tưởng mới (thử nghiệm thay đổi kích thước, cấu tạo).
  1. Phẩm chất
  • Tiết kiệm vật liệu, có ý thức sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương; có ý thức giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình làm sản phẩm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
  • Vật liệu dụng cụ đủ số lượng theo nhóm HS bao gồm: giấy bìa màu, giấy màu, que gỗ, băng dính hai mặt, kéo, bút chì.
  • Tranh quy trình trong SHS phóng to.
  • Chuồn chuồn thăng bằng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Công nghệ 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS có tâm trạng thoải mái, tham gia vào một chủ đề học tập mới. Thông qua hoạt động này, HS có tâm thế và sự sẵn sàng làm một đồ chơi mới.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát một hình ảnh sau:

  
  

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Đây là đồ chơi gì?

+ Được làm từ vật liệu nào?

+ Có thể làm một đồ chơi như vậy từ các vật liệu dễ kiếm như giấy bìa được không?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 - GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Chuồn chuồn tre thăng bằng là mặt hàng thủ công truyền thống của người Việt Nam được sản xuất nhiều nhất tại xóm Chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội dùng làm vật trang trí hay trò chơi dân gian,

+ Là sản phẩm thủ công được làm bằng tre, có hình thức cách điệu dựa trên hình mẫu con chuồn chuồn, được trang trí mỹ thuật bằng sơn dầu và vẽ họa tiết, có kích thước phổ biến là 7cm, 10, 12, 15, 20cm.

+ Chuồn chuồn tre có thể bám được vào bất kỳ đâu. Khi đặt phần đầu của chuồn chuồn tre lên chỉ một điểm tựa duy nhất mà sản phẩm không bị rơi, tuột ra khỏi điểm tựa.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Bài 12 – Làm chuồn chuồn thăng bằng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sản phẩm mẫu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cấu tạo của chuồn chuồn thăng bằng, vật liệu để làm chuồn chuồn, các yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 1 SHS tr.57 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Chuồn chuồn có mấy bộ phận chính?

+ Được làm bằng vật liệu gì?

+ Kích thước của từng bộ phận.

- GV nêu câu hỏi gợi ý HS đưa ra các yêu cầu kĩ thuật của một sản phẩm chuồn chuồn: màu sắc thế nào, hình dạng thế nào, kích thước thế nào, tính thẩm mĩ.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Chuồn chuồn có 2 bộ phận chính: cánh, thân.

+ Yêu cầu sản phẩm: đủ các bộ phận, các bộ phận gắn kết chắc chắn, trang trí đẹp, thăng bằng được.

Hoạt động 2: Lựa chọn vật liệu và dụng cụ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lựa chọn được các vật liệu và dụng cụ phù hợp để làm được chiếc đèn lồng đồ chơi.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị các vật liệu và dụng cụ:

- GV lưu ý HS các vật liệu và dụng cụ có thể đa dạng về chủng loại, chất liệu, số liệu nhiều hơn với hướng dẫn SHS.

- GV hướng dẫn HS chia nhóm, thảo luận để lựa chọn vật liệu làm chuồn chuồn thăng bằng:

Tên bộ phận

Vật liệu

Số lượng

Cánh chuồn chuồn

Giấy bìa

Giấy bìa màu
Đất nặn

Kéo, bút chì, bút chì màu

01 tờ

01 – 02 tờ

01 hộp

Thân chuồn chuồn

Giấy bìa

Giấy màu

Kéo, bút chì, bút chì màu

01 tờ

01 – 02 tờ

Hoạt động 3: Hoạt động thực hành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu được quy trình các bước làm chuồn chuồn và chuồn chuồn thăng bằng theo quy trình được hướng dẫn.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 -6 HS/nhóm).

- GV hướng dẫn các nhóm đọc thông tin SHS, trao đổi tìm hiểu quy trình làm chuồn chuồn thăng bằng.

- GV hướng dẫn để HS trả lời các câu hỏi:

+ Để làm chuồn chuồn thăng bằng cần thực hiện mấy bước?

+ Để làm cánh chuồn chuồn, ta cần làm gì?

+ Để làm thân chuồn chuồn, ta phải thực hiện những bước nào?

+ Những thao tác nào là khó với em? Cách giải quyết.

+ Những kí hiệu kĩ thuật.

- GV nêu quy trình các bước làm chuồn chuồn thăng bằng:

+ Bước 1: Làm cánh chuồn chuồn

Từ tấm bìa hình chữ nhật lớn, đo, vẽ và cắt cánh chuồn chuồn theo các kích thước quy định để được cánh chuồn chuồn.

 

 


 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thảo luận.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chuẩn bị vật liệu, dụng cụ.

 

 

 

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 4 KẾT NỐI TRI THỨC

 Giáo án điện tử bài 10: Làm đồ chơi

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Em hãy lên bảng, giới thiệu về đồ chơi yêu thích của mình trước lớp.

BÀI 10: LÀM ĐỒ CHƠI

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Thế giới đồ chơi của em
  2. Làm xe đồ chơi
  3. Tính toán chi phí xe đồ chơi
  4. Thế giới đồ chơi của em

KHÁM PHÁ

Em hãy tìm các thẻ tên dưới đây để gọi tên các đồ chơi trong Hình 1 cho phù hợp.

Hướng dẫn thảo luận:

  • Đồ chơi được làm bằng vật liệu gì?
  • Cách chơi đồ chơi này như thế nào?
  • Việc chơi đồ chơi này mang lại lợi ích gì cho bạn?
  • Bạn chơi đồ chơi này ở đâu hoặc chơi vào lúc nào?

KẾT LUẬN

Đồ chơi trẻ em rất đa dạng, phong phú: đồ chơi trí tuệ, đồ chơi vận động, đồ chơi truyền thống và đồ chơi hiện đại.

Thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 2 SGK trang 55 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát Hình 2 và cho biết các bạn chơi đồ chơi có an toàn không? Vì sao?

Hướng dẫn thảo luận:

  • Các bạn trong hình đang chơi gì?
  • Theo em, các bạn chơi đồ chơi như vậy có an toàn không?
  • Nếu em là bạn đó, em sẽ chơi đồ chơi thế nào cho an toàn?

Các bạn trong Hình 2 chơi đồ chơi không an toàn vì:

  • Hai bạn chơi ô tô khi trời mưa, ngập nước có khả năng bị trượt, ngã, dẫn đến bị thương.
  • Các bạn thả diều gần khu vực có đường điện cao thế, có thể làm diều mắc vào đường dây điện, khiến các bạn bị giật.
  • Bạn nam thức muộn chơi đồ chơi sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm rối loạn giờ giấc sinh hoạt.
  • Bạn trai ném đồ chơi vào đầu bạn gái có thể khiến bạn bị thương.

KẾT LUẬN

  • Em nên chơi đồ chơi đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời lượng và đúng cách.
  • Em hãy thực hiện thông điệp 4Đ để đảm bảo an toàn khi chơi đồ chơi.

THỰC HÀNH

Em hãy chọn một đồ chơi mà em thích và chia sẻ cách chơi an toàn (địa điểm, thời gian, cách chơi).

  1. Làm xe đồ chơi
  2. a) Tìm hiểu sản phẩm mẫu

Quan sát Hình 3 SGK trang 56 và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát xe đồ chơi mẫu trong Hình 3, nhận xét về hình dạng, màu sắc và kích thước của xe?

Thân xe:

  • Hình chữ nhật, chiều dài 15cm, chiều rộng 10cm.
  • Màu trắng, xanh và có sọc hai sọc đỏ.

Trục bánh xe:

  • Hình ống dài 18cm, phần ở giữa dài 14cm.
  • Có sọc trắng đỏ.

Bánh xe:

  • Hình tròn, đường kính 4cm.
  • Màu trắng và đỏ.

Em hãy nêu các yêu cầu kĩ thuật của một sản phẩm xe đồ chơi.

  • Đúng kích thước.
  • Chắc chắn.
  • Bánh xe chuyển động được.
  • Trang trí đẹp.
  1. b) Vật liệu và dụng cụ

Chuẩn bị các vật liệu như Hình 4 SGK trang 57:

Em hãy lựa chọn các vật liệu, dụng cụ trong Hình 4 để làm xe đồ chơi và lập bảng theo gợi ý dưới đây:

Lưu ý:

  • Lấy vật liệu đúng, đủ, sử dụng tiết kiệm.
  • Đối với các dụng cụ sắc nhọn, em cần đảm bảo an toàn.
  1. c) Thực hành

Em hãy làm xe đồ chơi theo các bước dưới đây:

Bước 1: Làm bánh xe và trục bánh xe

  • Từ 4 tấm pho-mếch hình vuông có cạnh dài 4cm làm ra 4 bánh xe hình tròn.
  • Trang trí bánh xe bằng cách tô màu theo mẫu.
  • Dùng com-pa tạo lỗ ở bánh xe.
  • Luồn que tre vào ống hút giấy để tạo thành trục bánh xe.
  • Lắp trục bánh xe theo mô tả.

Bước 2: Làm thân xe

  • Dùng tấm pho-mếch hình chữ nhật có chiều dài 15 cm và chiều rộng 10 cm để làm thân xe.
  • Trang trí thân xe theo mẫu.

Bước 3: Hoàn thiện

  • Dùng băng dính gắn trục bánh xe vào thân xe.
  • Kiểm tra và điều chỉnh lại sản phẩm (nếu cần).
  1. d) Giới thiệu sản phẩm

Trưng bày sản phẩm trước lớp.

Mỗi nhóm chuẩn bị sẵn các nội dung thuyết trình để giới thiệu chi tiết về sản phẩm đã thực hiện.

Các nhóm còn lại phân tích, đánh giá, nhận xét về các sản phẩm được trưng bày theo yêu cầu, những ưu điểm, kinh nghiệm có thể học hỏi từ nhóm bạn.

  1. Tính toán chi phí làm xe đồ chơi

Các nhóm đánh số vào các thẻ sau đây theo thứ tự các bước thực hiện để tính toán chi phí làm xe đồ chơi.

Các bước tính toán chi phí để làm xe đồ chơi:

Bước 1: Liệt kê tên và số lượng các vật liệu, dụng cụ cần mua.

Bước 2: Tìm giá tiền của từng vật liệu, dụng cụ.

Bước 3: Tính số tiền để mua một loại vật liệu, dụng cụ theo số lượng đã liệt kê.

Bước 4: Tính tổng số tiền để mua tất cả các loại vật liệu, dụng cụ theo số lượng đã liệt kê.

THỰC HÀNH

Quan sát Hình 11 SGK trang 61 và trả lời câu hỏi: Em cùng bạn lập bảng tính chi phí làm xe đồ chơi theo gợi ý trong Hình 11.

  • Em đã có sẵn dụng cụ nào để làm xe đồ chơi?
  • Em cần mua những vật liệu gì để làm xe đồ chơi?
  • Mỗi loại vật liệu đó em cần mua số lượng bao nhiêu?
  • Làm thế nào để tính được số tiền mua một loại vật liệu hoặc dụng cụ theo số lượng đã liệt kê.
  • Làm thế nào để tính được số tiền mua tất cả vật liệu, dụng cụ đã liệt kê.

VẬN DỤNG

Suy nghĩ và lắp thêm bộ phận giúp xe đồ chơi tự chuyển động được.

Em hãy tính toán chi phí để làm một xe đồ chơi của mình bằng cách cùng người thân đi mua những vật liệu cần thiết và hoàn thành bảng tính chi phí thực tế.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  1. Ôn lại các kiến thức đã học
  2. Hoàn thành bài tập vận dụng
  3. Chia sẻ sản phẩm làm được với người thân

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

=> Xem nhiều hơn:

Giáo án kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án công nghệ 4 kết nối tri thức

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án kì 2 công nghệ 4 kết nối tri thức, giáo án công nghệ 4 kết nối tri thức, tải giáo án chi tiết công nghệ 4 KNTT

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay