Giáo án kì 2 lịch sử 7 kết nối tri thức

Giáo án lịch sử 7 học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 lịch sử 7 kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 lịch sử 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 lịch sử 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 lịch sử 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 lịch sử 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 lịch sử 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 lịch sử 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 lịch sử 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 lịch sử 7 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 lịch sử 7 kết nối tri thức


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN

CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lập được sơ đồ diễn biến chính của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
  • Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân và dân Đại Việt.
  • Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực lịch sử:
  • Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng bản đồ trong khi học và trả lời câu hỏi bài Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

 

  • Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
  • Biết phân tích, so sánh, đối chiếu diễn biến giữa ba lần kháng chiến.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Lược đồ các cuộc kháng chiến treo tường.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh về dòng sông Bạch Đằng, Khu di tích Bạch Đằng Giang; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trình bày những hiểu biết của bản thân về những sự kiện lịch sử và những vị anh hùng dân tộc gắn với dòng sông Bạch Đằng.
  5. Tổ chức thực hiện :

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh dòng sống Bạch Đằng, Khu di tích Bạch Đằng Giang,yêu cầu HS làm vệc theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Em có biết sông Bạch Đằng đã từng gắn với những sự kiện lịch sử nào và với những vị anh hùng nào trong lịch sử dân tộc?

+ Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về sông Bạch Đằng và sự kiện lịch sử liên quan đến địa danh đó.

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của cá nhân và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Sông Bạch Đằng đã từng gắn với những sự kiện lịch sử và với những vị anh hùng trong lịch sử dân tộc:

+ Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 938: Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán.

+ Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 981: Hoàng đế Lê Đại Hành phá tan quân Tống xâm lược.

+ Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 1288: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Mông Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba).

à Hiện ở khu vực cửa sông Bạch Đằng có 3 ngôi đền thờ 3 vị anh hùng trên: đình Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền, đền Vua Lê Đại Hành ở thị trấn Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và đền Trần Hưng Đạo ở phường Yên Giang, thị xã (Quảng Yên, Quảng Ninh). Đặc biệt khu di tích đền Tràng Kênh ở Hải Phòng thờ cả ba vị anh hùng nói trên.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vào thế kỉ XIII, đế chế Mông Cổ liên tiếp tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược và thống trị nhiêu nước ở khắp lục địa Á - Âu. Quốc gia Đại Việt cũng không nằm ngoài con đường chinh phạt của đề chế này. Quân dân Đại Việt đã chuẩn bị và tô chức đánh giặc như thế nào? Vì sao Đại Việt lại ba lần giành thắng lợi trước một đề chế lớn như thế? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông  - Nguyên.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 1, sơ đồ, đọc mục Em có biết SGK tr.68. 69, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu khái quát về sự hình thành và phát triển của đế chế Mông Cổ: Thế kỉ XII, các bộ lạc du mục (Thát Đát, Tác-ta) bước vào giai đoạn thống nhất, dần hình thành đế quốc Mông Cổ. Ngay trong quá trình thống nhất, Mông Cổ đã tổ chức các đạo quân xâm lược, không ngừng bành trướng lãnh thổ.

 

“Nỗi sợ hãi ghê gớm trước đội quân dã man (Mông Cổ, sau năm 1279 là quân Mông - Nguyên) lan tận các nước xa xôi, không những ở Pháp mà ở cả Tây Ban Nha, là những nơi từ trước tới nay chưa hề biết đến cái tên Tác-ta”

(Theo Biên niên sử của tu viện thành Pan-ta-lê-on ở Cô-lôn)

“..Không còn một dòng suối

một con sông nào không tràn đầy nước mắt chúng ta

Không còn một ngọn núi

một cánh đồng nào không bị quân Tác-ta giày xéo”

(Thơ của nhà thơ Phơ-rích- người Ác-mê-ni, dẫn theo Hà Văn Tấn, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII, NXB Khoa học xã hội, 1972, tr. 38).

- GV chỉ cho HS rõ trên bản đồ phạm vi thống trị của đế quốc Mông - Nguyên từ bờ Địa Trung Hải đến Thái Bình Dương bao gồm những quốc gia bị đô hộ và kết luận: Đại Việt đứng trước nguy cơ bị quân Mông – Nguyên xâm lược là không thể tránh khỏi.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.68 và đặt câu hỏi: Trước nguy cơ bị xâm lược và trước thế lực mạnh của quân Mông Cổ, thái độ của Vương triều Trần và quân dân Đại Việt như thế nào?

- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ Hình 1 SGK tr.68 và thực hiện nhiệm vụ: Chỉ trên lược đồ Hình 1 và trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.

 

 

 

 

 

 

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi, đọc Tư liệu liệu 1 và trả lời câu hỏi: Câu nói của Trần Thủ Độ thể hiện điều gì về tinh thần đánh giặc của quân dân nhà Trần?

- GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 1, sơ đồ, đọc mục Em có biết SGK tr.68. 69, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từ cuối năm 1257, quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược Đại Việt, nhà Trần đã chủ động đề ra kế hoạch đối phó: tăng cường phòng thủ ở biên giới, chuẩn bị lực lượng, vũ khí

 

 

 

- Diễn biến:

+ Tháng 1 - 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt .

+ Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm rút lui để bảo toàn lực lượng.

+ Nhà Trần đã thi hành kế sách “vườn không nhà trống” quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một toà thành trống rỗng.

+ Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long, đến phủ Quy Hoá (khu vực Yên Bái, Lào Cai ngày nay) lại bị dân binh địa phương chặn đánh.

+ Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi sau chưa đầy một tháng.

- Câu nói đó đã thể hiện tinh thần quyết tâm đánh giặc và bộc lộ niềm tin chiến thắng của quân dân nhà Trần.

 

 

- Mặc dù so sánh lực lượng chênh lệch, nhưng Vương triều Trần và quân dân Đại Việt không hề run sợ, vẫn bình tĩnh, sáng suốt chuẩn bị và tổ chức kháng chiến. Với tinh thần chống xâm lược đến cùng và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo và tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược, quân Mông Cổ đã bị đánh bại trong vòng chưa đầy một tháng.

 

 

 

Hoạt động 2: Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Rút ra đặc điểm chiến đấu chung của vua tôi nhà Trần.

- Trình bày được những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 2, đọc Tư liệu 2, 3, đọc mục Em có biết SGK tr.69-71, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ Hình 2 SGK tr.70  và hỏi HS: Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Chăm-pa và Đại Việt để làm gì? Tại sao quân Nguyên đánh Chăm-pa trước Đại Việt?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV yêu cầu HS đọc tư liệu 2, 3 SGK tr.69, 70 (tham khảo thông tin phần Em có biết), thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Em hãy rút ra điểm chung về tinh thần chiến đấu của vua tôi nhà Trần.

- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ Hình 2, yêu cầu HS quan sát lược đồ, mời 1-2 HS lên bảng thực hiện nhiệm vụ: Trình bày tóm lược những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 2, đọc Tư liệu 2, 3, đọc mục Em có biết SGK tr.69-71, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285

Mục đích xâm lược Chăm-pa và Đại Việt của nhà Nguyên là nhằm mở rộng phạm vi thống trị, đô hộ và thôn tính các nước khác. Nhà Nguyên đánh Chăm-pa trước là để phối hợp thực hiện kế hoạch “gọng kìm”, nhanh chóng đánh bại Đại Việt.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung tư liệu 2, 3 đều thể hiện ý chí quyết chiến của quân dân nhà Trần. Trong bối cảnh khó khăn của cuộc khángbchiến lần thứ hai, chính tinh thần quyết tâm, đồng lòng đánh giặc của cả triều đình và quân dân Đại Việt đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi vẻ vang của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến này.

 

 

- Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285:

+ Tháng 1 - 1285, hơn 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Trần Quốc Tuấn cho lui quân về đóng ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).

+ Nhà Trần tiếp tục thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” rút từ Thăng Long về Thiên Trường (Nam Định).

+ Quân dân nhà Trần kiên cường chiến đấu, bảo vệ được bộ chỉ huy kháng chiến, phá vỡ kế hoạch hội quân của Toa Đô và Thoát Hoan tại vùng Thiên Trường, từng bước làm tiêu hao lực lượng địch.

+ Quân Nguyên rút về Thăng Long chờ tiếp viện trong tình cảnh thiếu lương thực và bị động đối phó trước các cuộc tập kích của quân dân nhà Trần.

+ Tháng 5 - 1285, nhà Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội) rồi tiến vào giải phóng Thăng Long. Quân giặc phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

 

 

 

Hoạt động 3: Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lập được trục thời gian và trình bày được những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 3, quan sát Hình 3, đọc Tư liệu 4 SGK tr.71, 72, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tham vọng của nhà Nguyên trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba: Cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba của nhà Nguyên được chuẩn bị rất công phu, kĩ lưỡng, thể hiện ý đồ quyết tâm thôn tính nước ta của chúng.

- GV cho HS quan sát lược đồ Hình 3 kết hợp đọc thông tin SGK tr.71, 72 và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1: Lập sơ đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba.

-  GV hướng dẫn HS:

+ Lập trục thời gian thể hiện diễn biến chính cuộc kháng chiến: tham khảo sơ đồ trong SGK về cuộc kháng chiến năm 1258. Chú ý đến trận chiến Bạch Đằng năm 1288, sự rút chạy của cánh quân bộ của Thoát Hoan.

+ Dựa vào đoạn chữ nhỏ trong SGK, GV cho HS mô tả địa thế khu vực sông Bạch Đằng và giải thích rõ lí do vì sao lại chọn sông Bạch Đằng để mai phục.

- GV đặt câu hỏi mở rộng cho HS thảo luận: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?

(- Giống nhau: tránh thế giặc mạnh lúc đầu, chủ động vừa chặn giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

- Khác nhau: tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ để quân Mông - Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn; chủ động bố trí trận địa bãi cọc ở sông Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn thuyền chiến của giặc và đánh sập ý đổ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta).

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 3, quan sát Hình 3, đọc Tư liệu 4 SGK tr.71, 72, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288

- Sau hai lần thất bại thảm hại, khiến vua Nguyên vô cùng tức tối, đã tiếp tục cử Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân theo hai đường thuỷ, bộ tấn công Đại Việt lần thứ ba.

- Đoán được đã tâm và ý đồ xâm lược của kẻ thù, nhà Trần lại tích cực ngày đêm chuẩn bị kháng chiến.

- Cuối năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào Đại Việt. Quân dân nhà Trần chặn đường tiến quân của giặc đến Thăng Long.

- Trần Khánh Dư bố trí quân phục kích, tấn công đoàn thuyền lương của quân Nguyên, giành thắng lợi tại Vân Đồn - Cửa Lục (Quảng Ninh). Đầu năm 1288, quân Nguyên chiếm Thăng Long, nhưng vẫn trúng kế “vườn không nhà trống” của nhà Trần.

- Ngày càng lâm vào tình cảnh khó khăn, Thoát Hoan quyết định rút quân sang Vạn Kiếp rồi về nước.

- Nhà Trần quyết định tổ chức phản công và bố trí trận địa mai phục tại sông Bạch Đằng.  Trận Bạch Đằng đại thắng, cánh quân bộ trên đường tháo lui cũng bị quân dân nhà Trần đánh cho tan tác. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288 kết thúc thắng lợi.

Hoạt động 4: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

- Phân tích được ý nghĩa lịch sử cũng như bài học kinh nghiệm quý giá của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 4a, 4b, đọc Tư liệu 5, quan sát Hình 4, 5 SGK tr.72, 73, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 4a, quan sát hình 4, thảo luận cặp đôi, thực hiện yêu cầu: Em hãy phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

 

 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 4:

+ Đây là một trong ba tượng đài của ba vị anh hùng dân tộc: Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Trần Hưng Đạo được dựng tại Quảng trường Chiến thắng, Khu di tích Bạch Đằng Giang. Quảng trường được xây nổi trên sông Bạch Đằng với diện tích 2 000 m2.

+ Các pho tượng được đúc bằng đồng nguyên khối, có chiều cao 8 m, trọng lượng 40 tấn. Ba vị anh hùng được tạc với thần thái sống động, mỗi vị mang một sắc thái riêng. Trong đó, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn trong dáng vẻ khoan thai, tay phải giữ Bính thư yếu lược, tay trái nắm chắc chuôi gươm, dáng hiên ngang trong tư thế: “Năm nay đánh giặc nhàn”.

+ Cả ba vị đứng tựa lưng vào dãy tùng xanh Thiên niên thịnh, mắt đõi trùng khơi trong tư thế uy phong, rực sáng giữa màu xanh của trời, của núi và của nước, là sự hoà quyện linh khí Thiên - Địa - Nhân, làm nên sự trường tồn của đất Việt.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 4b, quan sát Hình 5, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Theo em, ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 5:

+ Bức tranh sơn mài lấy chủ để trận Bạch Đằng vĩ đại trong lịch sử chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần để thể hiện “Hào khí Đông A” thời Trần.

+ Trong 175 năm trị vì, nhà Trần đạt được rất nhiều thành tựu về văn hoá, tôn giáo cũng như ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thắng lợi. “Hào khí Đông A” chính là hào khí nhà Trần bởi những lí do:

·        Theo lối chiết tự, chữ Trần được ghép từ chữ Đông và chữ A.

·        Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, nhà Trần là triều đại phong kiến đầu tiên của lịch sử Việt Nam có thể tạo được sự đồng tâm, nhất trí tối cao từ trên xuống dưới, từ quân đến dân. Lần đầu tiên, tất cả nhân dân Đại Việt đồng lòng vì nghĩa lớn, với tinh thần quyết tử để chống giặc ngoại xâm. Lúc bấy giờ, đứng trước kẻ địch cường mãnh nhất thế giới, nhưng quân dân Đại Việt đã kiên cường chiến đấu và chiến thắng vẻ vang.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 4a, 4b, đọc Tư liệu 5, quan sát Hình 4, 5 SGK tr.72, 73, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên

a) Nguyên nhân thắng lợi

- Là kết quả của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.

- Nhà Trần đã đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động trong chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu.

- Cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần được đặt dưới sự chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật,... Đó là những anh hùng dân tộc góp công lớn vào các cuộc kháng chiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Ý nghĩa lịch sử

- Đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

- Là kì tích quân sự của Đại Việt vào thế kỉ XIII, đánh bại đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ; viết tiếp trang sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc, đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

- Để lại những bài học lịch sử quý giá: chăm lo sức dân, củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước ở Đông Nam Á, góp phần làm suy yếu đế chế Mông - Nguyên.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức, tri thức đã học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm nhanh Phiếu kiểm tra; yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SGK Tr.73; HS vận dụng dụng kiến thức đã học và thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm học tập:

- HS khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

- HS đánh giá được ngắn gọn vai trò của các nhân vật lịch sử: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông đối với nhà Trần và kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

  1. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: HS làm Phiếu kiểm tra

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm nhanh các câu hỏi trắc nghiệm vào Phiếu kiểm tra.

- GV phát Phiếu kiểm tra cho HS: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Nhà Trần đã chủ động đề ra kế hoạch gì để đối phó với quân xâm lược Mông Cổ?

  1. Tăng cường phòng thủ ở biên giới.
  2. Chuẩn bị lực lượng.
  3. Chuẩn bị vũ khí.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285:

  1. Vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng bàn kế sách và khẳng định quyết tâm chống giặc.
  2. Nhà Trần thay đổi kế sách vườn không nhà trống sang kế sách tổ chức đánh đồn lương của quân địch.
  3. Quân dân nhà Trần kiên cường chiến đấu, từng bức làm tiêu hao lực lượng địch.
  4. Trần Quốc Tuấn đã soạn Hịch Tướng Sĩ để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt.

.......................... Còn tiếp...............................

Giáo án kì 2 lịch sử 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 lịch sử 7 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án kì 2 lịch sử 7 kết nối tri thức, Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức tập 2, Giáo án lịch sử 7 kì 2 sách kết nối tri thức đầy đủ

Giáo án word đủ các môn 

Soạn giáo án Toán 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Tin học 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

 

Giáo án điện tử đủ các môn

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay