Giáo án kì 2 mĩ thuật 4 kết nối tri thức

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 mĩ thuật 4 kết nối tri thức. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 mĩ thuật 4 kết nối tri thức. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 mĩ thuật 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 4 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 2 MĨ THUẬT 4 KẾT NỐI TRI THỨC

  • Giáo án Mĩ thuật 4 kết nối chủ đề 1: Vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng Việt Nam
  • Giáo án Mĩ thuật 4 kết nối chủ đề 2: Một số dạng không gian trong tranh dân gian Việt Nam
  • Giáo án Mĩ thuật 4 kết nối chủ đề 3: Cảnh đẹp quê hương
  • Giáo án Mĩ thuật 4 kết nối chủ đề 4: Vẻ đẹp cuộc sống
  • Giáo án Mĩ thuật 4 kết nối chủ đề 5: Những kỉ niệm đẹp
  • Giáo án Mĩ thuật 4 kết nối chủ đề 6: Mái trường yêu dấu
  • Giáo án Mĩ thuật 4 kết nối chủ đề 7: Môi trường xanh - sạch - đẹp
  • Giáo án Mĩ thuật 4 kết nối chủ đề 8: Quê hương thanh bình

II. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 MĨ THUẬT 4 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Mĩ thuật 4 kết nối chủ đề 8: Quê hương thanh bình

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 8: QUÊ HƯƠNG THANH BÌNH

 (4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận biết các nội dung, hình ảnh, hình thức và chất liệu thể hiện chủ đề Quê hương thanh bình.
  • Nhận biết và sử dụng hiệu quả tư liệu, hình ảnh thể hiện về chủ đề.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
  • Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
  • Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

Năng lực riêng:

  • Biết tìm ý tưởng thế hiện chủ đề Quê hương thanh bình thông qua tư liệu, hình ảnh và quan sát thực tế.
  • Biết sử dụng, sắp xếp các yếu tố tạo hình (hình, màu, khối) tạo được SPMT dạng 2D và 3D thể hiện tình cảm với quê hương nơi mình sinh sống.
  • Thực hiện được SPMT có sự hài hòa, tạo được cảm giác chuyển động của hình ảnh.
  • Xây dựng được câu chuyện từ SPMT, đa dạng trong giới thiệu SPMT.
  1. Phẩm chất
  • Có tình cảm yêu quý quê hương.
  • Biết trân trọng những khoảnh khắc êm đềm, quang cảnh bình yên ở địa phương nơi mình sinh sống.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
  • - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Một số hình ảnh, clip giới thiệu về cảnh quan ở địa phương, cảnh đẹp ở một số địa danh tiêu biểu để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
  • Hình ảnh SPMT thể hiện về chủ đề Quê hương thanh bình với nhiều chất liệu và hình thức khác nhau để làm minh họa cho HS quan sát trực tiếp.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Mĩ thuật 4.
  • Vở bài tập Mĩ thuật 4.
  • Đồ dùng học tập: bút chì, bút lông, màu sáp, đất nặn, keo dán, giấy màu, màu goát (hoặc chất liệu tương đương), vật liệu tái sử dụng/ sẵn có,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS từng bước bước  vào bài học.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Ai nhanh hơn.

- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:

+ Các đội sẽ được nghe một bài hát về chủ đề Quê hương thanh bình. Trong thời gian 5 phút, các đội sẽ lắng nghe bài hát và ghi nhanh những hình ảnh có liên quan đến quê hương vào bảng phụ.

+ Đội nào viết được nhiều nhất, đúng nhất và nhanh nhất, đội đó là người chiến thắng.

- GV cho HS nghe bài hát Quê tôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy ghi lại những hình ảnh về quê hương trong bài hát Quê tôi.

https://www.youtube.com/watch?v=ESFw_kqOMC4

- GV mời 2 đội giơ bảng phụ, đọc đáp án.

- GV nhận xét, đánh giá chuẩn đáp án:

Những hình ảnh về quê hương xuất hiện trong bài hát Quê tôi: cánh diều, lũy tre làng, mái đình, cánh đồng lúa, mái nhà tranh đơn sơ, gà gáy, người cha vác cuốc ra đồng, mẹ ru con ngủ.

- GV tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày” luôn hằn sâu trong kí ức và cảm xúc của rất nhiều con người. Quê hương thanh bình là nơi những người thân yêu của chúng ta luôn sẵn sàng chờ đợi, giang vòng tay chào đón, gắn liền với nhiều kỷ niệm thân thương, không bao giờ phai nhạt trong tâm trí chúng ta. Để thực hiện được SPMT dạng 2D và 3D thể hiện tình cảm với quê hương nơi mình sinh sống, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 8 – Quê hương thanh bình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Quan sát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận biết được vẻ đẹp của quang cảnh, cảnh vật yên bình qua hình ảnh minh họa và ở nơi mình sinh sống.

- Nhận biết yếu tố tạo hình, cách sắp xếp các hình ảnh chính – phụ, chất liệu và hình thức tạo hình trong SPMT.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu cảnh vật thanh bình qua một số bức ảnh

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về cảnh vật thanh bình SGK tr.55:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

+ Có những hình ảnh gì trong các bức ảnh trên?

+ Theo em, quê hương thanh bình đã được thể hiện như thế nào qua các bức ảnh đó?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Quê hương thanh bình được thể hiện qua những hình ảnh cụ thể:

+ Hình 1: con đường quê với hai hàng cây rợp bóng mát, nổi bật lên hình ảnh của người mẹ với hai gánh lúa.

+ Hình 2: ruộng bậc thang mùa lúa chín (mùa gặt).

+ Hình 3: mùa nước nổi – đặc trưng của miền Tây sông nước.

+ Hình 4: em bé giúp bố mẹ phơi thóc.

+ Hình 5: hai bố con đi câu cá ven sông, hồ.

+ Hình 6: bố và con tiễn mẹ lên nương.

 - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh khác về quê hương thanh bình:

- GV hướng dẫn HS đọc phần Em có biết SGK tr.56 và kết luận:

+ Quê hương thanh bình được thể hiện một cách bình dị, gần gũi, nhẹ nhàng qua những cảnh vật, hoạt động thường ngày.

+ Đó là hình ảnh về luỹ tre xanh, cánh đồng lúa chín, cánh cò chao lượn trên bầu trời xanh; những bạn học sinh thả diều ở triền đê, một cảnh nhộn nhịp vào ngày lễ hội; niềm vui hân hoan đón chào năm mới, gia đình sum họp;...

Nhiệm vụ 2. Tác phẩm mĩ thuật thể hiện sự thanh bình

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin về họa sĩ Trần Văn Cẩn, SGK tr.57.

 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày tóm tắt về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu:

+ Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994), quê ở huyện Kiến An, thành phố Hải Phòng.

+ Ông học khoá VI, Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương (1931 -1936).

+ Ông nổi tiếng với các tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ như: Em Thúy (tranh sơn dầu, 1943), Gội đầu (tranh khắc gỗ, 1943), Tát nước đồng chiêm (tranh sơn mài, 1958),...

+ Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển toàn diện của nền mĩ thuật Việt Nam. Tác phẩm của ông được lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam và trong nhiều bộ sưu tập tranh trong nước và thế giới.

- GV trình chiếu cho HS quan sát TPMT – tranh sơn mài Đan Len (họa sĩ Trần Văn Cẩn).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), quan sát TPMT và trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh diễn tả sự thanh bình được thể hiện như thế nào trong tác phẩm mĩ thuật? (Màu sắc, khung cảnh, hoạt động).

+ Những hình ảnh trong tác phẩm giúp em liên tưởng đến sự thanh bình như thế nào?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Màu sắc của TPMT:

●       Màu đỏ của son, màu đen của then, màu nâu của cánh gián, màu trắng của vỏ trứng và màu vàng của vàng thật được dát mỏng lên trên bề mặt tranh.

●       Màu trắng được bố trí theo nhịp điệu rất vui mắt, trắng đi từ ô cửa đến tà áo dài của cô gái và xuống đến nền gạch.

●       Tông chủ đạo của bức tranh là màu đỏ với nhiều sắc độ khác nhau của son xen lẫn các độ trắng của trứng để đấy không gian ra xa.

 Mang đến cho người xem một cảm nhận vô cùng ấm áp và làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ.

+ Khung cảnh và hoạt động của TPMT:

●       Tác giả vẽ năm người phụ nữ và hai em bé, tạo ra một bố cục hoàn chỉnh.

●       Ngay chính giữa tranh là hình ảnh một cô gái đang chăm chú với công việc đan len với dáng dấp hết sức thư nhàn. Bên phải tranh là nhóm hai cô gái đứng ngoài say sưa nói chuyện nhưng vẫn không quên công việc của mình đang làm. Hình ảnh một bà mẹ đang ngồi dạy con học.

●       Tuy không thấy bóng dáng một người đàn ông nhưng người xem vẫn thấy được khung cảnh của một gia đình đang tất bật chuẩn bị chờ mùa đông đến.

+ Những hình ảnh trong tác phẩm giúp em liên tưởng đến sự thanh bình:  hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam đảm việc nhà, chăm lo hạnh phúc gia đình.

- GV nêu kết luận:

+ Ý tưởng thể hiện về chủ đề Quê hương thanh bình: có thể là một hoạt động thường ngày hay là một phong cảnh mà ở đó tạo cho người xem sự yên bình.

+ Hình thức thể hiện: có thể là thể loại điêu khắc hay là tranh chất liệu sơn dầu, sơn mài.

- GV kết luận chung:

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 đội chơi trò chơi.

 

 

 

 

- 2 đội chơi đọc đáp án trên bảng phụ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS vỗ tay chúc mừng đội thắng cuộc.

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài, lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ.

 

=> Xem nhiều hơn:

III. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 4 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án word chủ đề 8 Quê hương thanh bình

CHÀO MỪNG CÁC EM QUAY TRỞ LẠI TIẾT HỌC CỦA MÔN MĨ THUẬT!

KHỞI ĐỘNG

Trò chơi “Ai nhanh hơn”

LUẬT CHƠI

  • Các em chơi trò chơi theo đội nhóm.
  • Các đội sẽ được nghe một bài hát về chủ đề quê hương.
  • Trong vòng 5 phút, hãy ghi lại những hình ảnh về quê hương trong bài hát vào bảng phụ.
  • Đội nào viết được nhiều và chính xác là đội chiến thắng.

ĐÁP ÁN CỦA TRÒ CHƠI 

Những hình ảnh về quê hương xuất hiện trong bài hát Quê tôi:

Cánh diều              Lũy tre        Mái đình               Ngôi nhà đơn sơ

Cánh đồng lúa

CHỦ ĐỀ 8. QUÊ HƯƠNG THANH BÌNH

NỘI DUNG BÀI HỌC

Cảnh vật thanh bình qua những bức tranh

Những tác phẩm mĩ thuật thể hiện sự thanh bình

Cách thể hiện sản phẩm mĩ thuật về chủ đề quê hương thanh bình

PHẦN 1. CẢNH VẬT THANH BÌNH QUA NHỮNG BỨC TRANH

QUAN SÁT MỘT SỐ HÌNH ẢNH

THẢO LUẬN NHÓM

  • Có những hình ảnh gì trong các bức ảnh trên?
  • Theo em, quê hương thanh bình đã được thể hiện như thế nào qua các bức ảnh đó?

HÌNH ẢNH QUÊ HƯƠNG THANH BÌNH ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA

Con đường làng rợp bóng mát

Mùa thu hoạch lúa

Mùa nước nổi

Bạn nhỏ giúp bố mẹ làm việc nhà

Hai bố con đi câu cá

Gia đình địu con lên nương

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁC VỀ QUÊ HƯƠNG

KẾT LUẬN

  • Quê hương thanh bình được thể hiện một cách bình dị, gần gũi, nhẹ nhàng qua những cảnh vật, hoạt động thường ngày.
  • Đó là hình ảnh về luỹ tre xanh, cánh đồng lúa chín, cánh cò chao lượn trên bầu trời xanh; những bạn học sinh thả diều ở triền đê, một cảnh nhộn nhịp vào ngày lễ hội; niềm vui hân hoan đón chào năm mới, gia đình sum họp;...

PHẦN 2. NHỮNG TÁC PHẨM MĨ THUẬT THỂ HIỆN SỰ THANH BÌNH

TÌM HIỂU VỀ HỌA SĨ TRẦN VĂN CẨN

Trần Văn Cẩn (1910 – 1994)

  • Quê quán: huyện Kiến An, thành phố Hải Phòng.
  • Là sinh viên khóa VI, trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương (1931 -1936).
  • Những tác phẩm nổi bật: Em Thúy (tranh sơn dầu, 1943), Gội đầu (tranh khắc gỗ, 1943), Tát nước đồng chiêm (tranh sơn mài, 1958),...
  • Có nhiều đóng góp cho sự phát triển toàn diện của nền mĩ thuật Việt Nam.

QUAN SÁT TRANH

THẢO LUẬN NHÓM

- Hình ảnh diễn tả sự thanh bình được thể hiện như thế nào trong tác phẩm mĩ thuật? (Màu sắc, khung cảnh, hoạt động).

- Những hình ảnh trong tác phẩm giúp em liên tưởng đến sự thanh bình như thế nào?

Đan len – tranh sơn mài

MÀU SẮC CỦA SẢN PHẨM MĨ THUẬT

Màu đỏ của son, màu đen của then, màu nâu của cánh gián, màu trắng của vỏ trứng và màu vàng của vàng thật

Màu trắng được bố trí theo nhịp điệu rất vui mắt, tạo được sự chấm phá cho bức tranh.

Tông màu chủ đạo là màu nóng xen lẫn màu lạnh tạo sự hòa hợp giữa không gian gần, xa.

è Mang đến cho người xem một cảm nhận vô cùng ấm áp, và làm tôn lên giá trị của người phụ nữ.

KHUNG CẢNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SẢN PHẨM MĨ THUẬT

Tác giả vẽ năm người phụ nữ và hai em bé, tạo ra một bố cục hoàn chỉnh.

Ngay chính giữa tranh là hình ảnh một cô gái đang chăm chú với công việc đan len với dáng dấp hết sức thư nhàn.

Bên phải tranh là nhóm hai cô gái vừa làm vừa say sưa trò chuyện, và hình ảnh bà mẹ đang dạy con học.

Tuy trong tranh không có bóng hình của người đàn ông nhưng người xem vẫn cảm nhận được khung cảnh của gia đình đang tất bật chuẩn bị cho mùa đông sắp đến.

è Khung cảnh thanh bình, thể hiện sự đảm đang của người phụ nữ Việt Nam.

KẾT LUẬN

  • Ý tưởng thể hiện về chủ đề Quê hương thanh bình: có thể là một hoạt động thường ngày hay là một phong cảnh mà ở đó tạo cho người xem sự yên bình.
  • Hình thức thể hiện: có thể là thể loại điêu khắc hay là tranh chất liệu sơn dầu, sơn mài.
  • Có rất nhiều hình ảnh và cách thể hiện về chủ đề Quê hương thanh bình.
  • Ở mỗi bức ảnh, tác phẩm mĩ thuật chúng ta xem đều cảm nhận được sự yên bình và nhẹ nhàng.

PHẦN 3. CÁCH THỂ HIỆN SẢN PHẨM MĨ THUẬT VỀ CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG THANH BÌNH

=> Xem nhiều hơn:

Giáo án kì 2 mĩ thuật 4 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 4 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Giáo án word:

  • Khi đặt nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • 15/12: bàn giao đủ cả năm

Giáo án Powerpoint:

  • Khi đặt: nhận giáo án kì I + 1/2 kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 250k
  • Giáo án Powerpoint: 350k
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 450k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt

=> Giáo án mĩ thuật 4 kết nối tri thức

Từ khóa: Giáo án kì 2 mĩ thuật 4 kết nối tri thức, giáo án mĩ thuật 4 kết nối tri thức, tải giáo án chi tiết mĩ thuật 4 KNTT

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay