Giáo án ngắn gọn bóng chuyền 11 kết nối tri thức dùng để in

Giáo án Giáo dục thể chất 11 - Bóng chuyền kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Bóng chuyền 11 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn bóng chuyền 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn bóng chuyền 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn bóng chuyền 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn bóng chuyền 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn bóng chuyền 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn bóng chuyền 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn bóng chuyền 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn bóng chuyền 11 kết nối tri thức dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác


GIÁO ÁN NGẮN GỌN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 11 - BÓNG CHUYỀN KẾT NỐI TRI THỨC BÀI SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, DINH DƯỠNG ĐỂ RÈN LUYỆN SỨC KHOẺ VÀ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

PHẦN I. KIẾN THỨC CHUNG

CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ DINH DƯỠNG ĐỂ RÈN LUYỆN SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

  1. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
  2. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

Chủ đề gồm 2 nội dung:

- Sử dụng các yếu tố tự nhiên để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.

- Sử dụng các yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.

  1. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

- Chủ đề không cấu trúc thành bài, không phân phối số tiết cho các nội dung.

- GV chủ động lựa chọn, phân phối nội dung thực hiện để lồng ghép phù hợp với tiến trình dạy học các chủ đề khác trên cơ sở bảo đảm học đi đôi với hành.

  1. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
  2. MỤC TIÊU

Hình thành, phát triển ở HS:

  • Khả năng sử dụng các yếu tố có lợi và phòng tránh các yếu tố có hại của tự nhiên để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất.
  • Khả năng sử dụng hợp lí các yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

  1. Kiến thức
  • Nhận biết được các yếu tố có lợi, có hại của môi trường tự nhiên đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất.
  • Bước đầu nhận biết được chế độ dinh dưỡng hợp lí, cần thiết đối với hoạt động luyện tập thể dục thể thao.
  1. Kĩ năng
  • Lựa chọn được những yếu tố thuận lợi của môi trường tự nhiên và dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả tập luyện.
  1. Thái độ
  • Luôn quan tâm đến điều kiện của môi trường tự nhiên và và chế độ dinh dưỡng trong quá trình luyện tập thể thao và rèn luyện thân thể.
  1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
  2. MỤC TIÊU
  3. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu và sử dụng được các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng trong rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
  • Trao đổi, giúp đỡ bạn cùng tập hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng và yếu tố tự nhiên để rèn luyện và nâng cao sức khỏe.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
    • Hiểu và sử dụng được các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng trong rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
    • Trao đổi, giúp đỡ bạn cùng tập hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng và yếu tố tự nhiên để rèn luyện và nâng cao sức khỏe.
  1. Phẩm chất
  • Chủ động tích cực tham gia các hoạt động luyện tập trong môi trường tự nhiên để rèn luyện và nâng cao sức khỏe.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất 11 (Bóng chuyền).
  • Hình ảnh, tranh vẽ minh họa có liên quan đến các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Giáo dục thể chất 11 (Bóng chuyền).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
  3. Nội dung:

- GV sử dụng phương tiện trực quan, giúp HS có nhận biết ban đầu về hình ảnh các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.

- GV đặt câu hỏi để thu hút, khích lệ sự tập trung chú ý khai thác vốn hiểu biết của HS.

  1. Sản phẩm học tập: HS trình bày một số hiểu biết có liên quan đến các yếu tố dinh dưỡng, tự nhiên để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề và đặt câu hỏi cho HS thảo luận:

+ Các yếu tố trong môi trường tự nhiên.

+ Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình luyện tập TDTT không? Cho ví dụ.

+ Cần cung cấp những gì để giúp cơ thể phát triển thể chất và tăng cường sức khỏe?

+ Luyện tập TDTT giúp cơ thể tăng hay giảm tiêu hao năng lượng?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Môi trường tự nhiên gồm: đất, nước, không khí, ánh sáng,...

+ Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình luyện tập TDTTT.  Ví dụ: Tốc độ chảy giảm khi chạy ngược gió,...

+ Cung cấp thức ăn, nước uống giúp cơ thể phát triển thể chất và tăng cường sức khoẻ.

+ Luyện tập TDTT giúp cơ thể tăng tiêu hao năng lượng.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, khuyến khích động viên HS.

- GV dẫn dắt vào bài học: Các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. Yếu tố tự nhiên, nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau ở mỗi giai đoạn, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe. Vậy chúng ta cần sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo và phù hợp? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên trong việc rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu và sử dụng được các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng trong rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin SGK tr.4 - 6 và thực hiện nhiệm vụ học tập.
  3. Sản phẩm học tập: Trình bày theo nhóm ảnh hưởng của môi trường tự nhiên trong việc rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi: Điều kiện không khí quá nóng hoặc quá lạnh ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hoạt động của con người?

- GV chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm 4 – 5 HS:

+ Nhóm 1: Đọc mục 1.1, thảo luận về tập luyện trong môi trường không khí nắng nóng.

+ Nhóm 2: Đọc mục 1.2, thảo luận về tập luyện trong môi trường không khí lạnh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

- GV theo dõi phần thảo luận của các thành viên trong nhóm, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên trong việc rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất

1.1. Tập luyện trong môi trường không khí nắng nóng

- Môi trường nắng nóng: nhiệt độ môi trường từ 34℃ trở lên.

→ thân nhiệt cơ thể tăng lên.

- Sự sản sinh nhiệt lượng và sự mất đi nhiệt lượng phải tương đồng nhau

+ Sự sản sinh ra nhiệt lượng: thông qua quá trình đốt cháy năng lượng nhiều trong tập luyện sẽ sản sinh nhiệt lượng, ảnh hưởng của môi trường nắng nóng.

+ Sự mất đi nhiệt lượng: đưa máu đến da để giảm nhiệt độ cơ thể, sự dẫn truyền, sự đối lưu nhiệt, sự bức xạ nhiệt  và sự bốc hơi nước.

- Lợi ích: tốt cho các hoạt động ngắn hạn cần sự co cơ mạnh mẽ, nâng cao khả năng linh hoạt cơ bắp, giảm nguy cơ chấn thương.

- Biện pháp thích nghi:

+ Tăng dần nhiệt độ môi trường

+ Giảm cường độ vận động

+ Giảm số lần thực hiện bài tập

- Lưu ý khi tập luyện trong môi trường không khí nắng nóng:

+ Có kế hoạch luyện tập phù hợp.

+ Hạn chế mất nước trong thời gian dài.

+ Trang phục thoải mái, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

+  Biểu hiện bất thường: chóng mặt, buồn nôn, kiệt sức → dừng tập ngay.

1. 2 Tập luyện trong môi trường không khí lạnh

- Trời lạnh, cơ thể người thường nóng hơn môi trường xung quanh (36,5℃ - 37,2℃) → lan tỏa nhiệt lượng ra bên ngoài khi tập luyện

→ cơ thể không bị nóng lên khi tập luyện kéo dài, hiệu suất tập luyện của tim mạch tốt hơn.

- Tiếp xúc với môi trường không khí lạnh trong thời gian dài → tiêu hao năng lượng tăng lên → hiệu quả giảm cân cao.

- Hậu quả: có nguy cơ chấn thương → khởi động đúng cách, đầy đủ trước khi tập luyện.

- Lưu ý khi tập luyện trong môi trường không khí lạnh:

+ Trang phục phù hợp để giữ ấm cho cơ thể.

+ Tăng thời gian khởi động.

+ Nếu: cảm giác ớn lạnh, run rẩy, cảm thấy hồi hộp, lo lắng → dừng tập, làm ấm cơ thể ngay lập tức.

Hoạt động 2: Tác dụng của dinh dưỡng trong rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi, giúp đỡ bạn cùng tập hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng và yếu tố tự nhiên để rèn luyện và nâng cao sức khỏe.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, quan sát hình ảnh SGK tr.6-9 và thực hiện nhiệm vụ học tập.
  3. Sản phẩm học tập: Tác dụng của dinh dưỡng trong rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.

=> Xem nhiều hơn: Giáo án Thể dục 11 - Bóng chuyền kết nối tri thức đủ cả năm

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Cần cung cấp đúng, đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng và đặc biệt là nước.

- GV chia lớp thành 5 nhóm, tìm hiểu:

+ Nhóm 1: Chất đường (Glucide).

+ Nhóm 2: Chất đạm (Protein).

+ Nhóm 3: Chất béo (Lipid).

+ Nhóm 4: Vitamin và khoáng chất.

+ Nhóm 5: Nước.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

- GV theo dõi phần thảo luận của các thành viên mỗi nhóm, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận.

- GV mời các nhóm nhận xét lẫn nhau, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu chưa rõ).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tác dụng của dinh dưỡng trong rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất

2.1 Chất đường (Glucide)

- Vai trò: tích trữ, vận chuyển năng lượng, nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động vận động cường độ cao.

- Nơi dự trữ: cơ, gan dưới dạng glycogen.

- Việc dự trử glycogen có hạn → luyện tập cường độ cao trong thời gian dài → cung cấp đầy đủ glycogen.

- Nếu glycogen dự trữ không đủ → mệt mỏi, thiếu năng lượng.

2.2 Chất đạm (Protein)

- Vai trò: tăng dự trữ glycogen, giảm đau nhức cơ, thúc đấy quá trình sửa chữa, phục hồi cơ.

- Tiêu thụ nhiều loại protein để có đủ các amino acid thiết yếu.

2.3 Chất béo (Lipid)

- Cần thiết cho cơ thể với hàm lượng không quá nhiều trong khẩu phần ăn hằng ngày.

- Chất béo như dầu o-liu, các loại hạt, các loại dầu cá… là lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

→ Cung cấp năng lượng, giúp phát triển cơ thể, bảo vệ các cơ quan và duy trì màng tế bào.

→ Chứa omega-3 và omega-6: acid béo thiết yếu đặc biệt quan trọng đối với chế độ dinh dưỡng thể thao.

- Chất béo bão hòa (thịt đỏ, sữa giàu chất béo) → tăng nguy cơ bệnh về tim mạch, thừa cân…

- Chế độ dinh dưỡng thể thao lí tưởng: tiêu thụ chất béo bão hòa: 5 – 10%; chất béo không bão hòa: 20 – 30% trên toàn bộ lượng dinh dưỡng từ khẩu phần ăn đưa vào cơ thể.

2.4 Vitamin và khoáng chất

- Là nhóm dinh dưỡng vi lượng.

- Cần hơn 20 loại vitamin, hơn 20 loại khoáng chất cho các hoạt động thể thao.

- Vai trò: cấu tạo tế bào, chuyển hóa, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Nguồn cung cấp: trái cây, rau quả có nhiều màu sắc.

2.5 Nước

- Không để cơ thể mất nước trong thời gian dài.

- Vai trò: tái tạo tế bào, tạo dịch cơ thể, bài tiết mồ hôi giảm nhiệt lượng khi tập luyện thể thao…

- Tập luyện cường độ cao → mất nước → bù nước thường xuyên.

Ø Kết luận: Có hai nguyên tắc:

(1) Bổ dung đủ chất đường để đảm bảo lượng glycogen trong cơ thể suốt quá trình vận động.

(2) Uống đủ nước để đảm bảo chức năng điều nhiệt và bù lượng nước mất đi trong suốt thời gian hoạt động vận động.

C&D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần Vận dụng SGK tr.8; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi phần Vận dụng SGK tr.8.
  4. Tổ chức hoạt động:

...

 

Giáo án ngắn gọn bóng chuyền 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn bóng chuyền 11 kết nối tri thức dùng để in

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án thể dục 11 bóng chuyền kết nối tri thức

Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in bóng chuyền 11 kết nối tri thức, tải giáo án thể dục bóng chuyền 11 kết nối tri thức bản chuẩn, soạn ngắn gọn giáo dục thể chất bóng chuyền 11 kết nối tri thức bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án GDTC bóng chuyền 11 KNTT dùng để i

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay