Giáo án ngắn gọn khoa học 4 chân trời sáng tạo dùng để in

Giáo án Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 2345. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Khoa học 4 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn khoa học 4 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn khoa học 4 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn khoa học 4 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn khoa học 4 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn khoa học 4 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn khoa học 4 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn khoa học 4 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn khoa học 4 chân trời sáng tạo dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác


GIÁO ÁN NGẮN GỌN KHOA HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BÀI NHIỆT ĐỘ VÀ NHIỆT KẾ

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 12: NHIỆT ĐỘ VÀ NHIỆT KẾ

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Trình bày được vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.
  • Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Sử dụng được nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình trong bài 12 SGK; các loại nhiệt kế: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử (hay nhiệt kế số) và nhiệt kế hồng ngoại.
  • Dữ liệu thời tiết tại địa phương và một vài tỉnh khác (Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre,…) trong ngày.
  • Phiếu học tập.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:

=> Xem bản soạn chi tiết hơn: 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về khái niệm nhiệt độ.

b. Cách thức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Em dùng dụng cụ gì để biết chính xác một vật nóng hơn hay lạnh hơn một vật khác?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Nhiệt độ và nhiệt kế (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN

THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nóng, lạnh và nhiệt độ

a. Mục tiêu: HS trình bày được nhiệt độ cao hơn khi vật nóng hơn và nhiệt độ thấp hơn khi vật lạnh hơn.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1a, 1b, 2, 3 (SGK, trang 51).

- GV nêu câu hỏi:

+ Cốc nước trong nào trong hình 1 có nhiệt độ cao hơn?

+ Bản tin dự báo thời tiết trong hình nào cho biết thời tiết ngoài trời nóng hơn? Vì sao?

- GV mời đại diện 2- 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

- GV nhận xét, kết luận: Vật hoặc không

khí nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật hoặc không khí lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.

Hoạt động 2: Cùng thảo luận

a. Mục tiêu: HS thảo luận để tìm hiểu về nhiệt độ trong một ngày tại địa phương em thông qua các phương tiện truyền thông.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu nhóm 6 HS xem dữ liệu thời tiết tại các tỉnh trong ngày. (https://www.accuweather.com/vi/vn/hanoi/353412/daily-weather-forecast/353412; https://www.accuweather.com/vi/vn/ho-chi-minh-city/353981/daily-weather-forecast/353981).

- GV yêu cầu HS:

+ Thảo luận, nhận xét về nhiệt độ trong ngày tại địa phương.

+ So sánh nhiệt độ trong một ngày tại địa phương với tỉnh khác.

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

- GV đặt câu hỏi: Lợi gì của theo dõi thời tiết?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và kết luận: Có thể sử dụng các phương tiện truyền thông để biết nhiệt độ trong một ngày tại địa phương.

Hoạt động 3: Tìm hiểu công dụng của nhiệt kế và các loại nhiệt kế

a. Mục tiêu: HS biết được công dụng của nhiệt kế và các loại nhiệt kế khác nhau.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, 6 (SGK, trang 52).

- GV đặt câu hỏi: Nêu công dụng của nhiệt kế?

- GV mời 2 - 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

- GV nhận xét, kết luận: Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ của người, một vật hay không khí. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại. Mỗi loại nhiệt kế được dùng tùy theo mục đích.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Tìm hiểu về cách sử dụng nhiệt kế để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 

- HS trả lời: Em dùng nhiệt kế.

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Nước trong hình 1b nóng hơn. nước trong hình 1b có nhiệt độ cao hơn.

+ Nhiệt độ ngoài trời ở hình 2 là 360C, còn ở hình 3 là 120C thời tiết ngoài trời trong hình 2 nóng hơn.

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Nhiệt độ giữa trưa cao hơn nhiệt độ ban đêm.

+ Nhiệt độ ở Hà Nội cao hơn nhiệt độ ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời: Để chọn trang phục phù hợp khi ra ngoài.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

- HS đọc thông tin, quan sát hình.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời:

+ Hình 4: Đo nhiệt độ trong phòng, ngoài trời.

+ Hình 5, 6: Đo nhiệt độ cơ thể người.

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 2

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và ôn lại các kiến thức đã học về nhiệt kế và công dụng của các loại nhiệt kế.

=> Xem nhiều hơn: 

b. Cách thức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Kể tên các loại nhiệt kế và cho biết công dụng của chúng.

- GV mời 2 - 3 HS trả lời. Các HS khác

lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào tiết 2 của bài học: Nhiệt độ và nhiệt kế (tiết 2).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hành đo nhiệt độ cơ thể

a. Mục tiêu: HS biết sử dụng một số nhiệt kế thích hợp để đo nhiệt độ cơ thể.

b. Cách tiến hành:

- GV phát cho mỗi nhóm một số loại nhiệt kế và một phiếu học tập:

Tên học sinh

Nhiệt độ cơ thể

?

?

?

?

?

?

- GV hướng dẫn HS sử dụng nhiệt kế.

- GV lưu ý HS: Thủy ngân là chất độc ⇒ không tự ý sử dụng nhiệt kế thủy ngân.

- GV cho HS trong mỗi nhóm thực hành đo

nhiệt độ cơ thể, ghi kết quả vào phiếu học tập.

- GV yêu cầu HS:

+ So sánh kết quả đo với 370C.

+ Ghi lại những bạn trong nhóm có nhiệt độ cao thấp hơn 370C.

+ Báo cáo kết quả đo được của nhóm.

- GV mời 2- 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- GV nhận xét, đưa ra kết luận: Có thể sử dụng các loại nhiệt kế khác nhau để đo thân nhiệt bằng những cách khác nhau. Nhiệt độ trung bình của cơ thể người khỏe mạnh là khoảng 370C.

Hoạt động 2: Đo nhiệt độ của không khí trong phòng

a. Mục tiêu: HS thực hành đo nhiệt độ của không khí trong phòng.

b. Cách tiến hành:

- GV phát cho mỗi nhóm một nhiệt kế rượu.

- GV hướng dẫn HS đo nhiệt độ phòng.

- GV mời 2 - 3 nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét rút ra kết luận: Có thể đo trực tiếp nhiệt độ của không khí trong phòng, của nước bằng loại nhiệt kế phù hợp.

* CỦNG CỐ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Em đã học được.

- GV dẫn dắt để HS nêu được từ khóa của bài: Nhiệt độ - Nhiệt kế.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Tìm hiểu về sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

- HS trả lời:

+ Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử: đo nhiệt độ cơ thể.

+ Nhiệt kế hồng ngoại: đo nhiệt độ cơ thể người, vật, nhiệt độ phòng.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

- HS nhận nhiệt kế và phiếu học tập.

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS thực hành theo nhóm.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS báo cáo kết quả:

Tên học sinh

Nhiệt độ cơ thể

Nguyễn Văn Nam

370C

Trần Hồng Vân

37,50C

Phạm Văn Nghị

36,50C

Có bạn có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn 370C.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

- HS nhận nhiệt kế từ GV.

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS trả lời: Nhiệt độ trong phòng là 330C.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS suy nghĩ, nêu từ khóa.

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.

Giáo án ngắn gọn khoa học 4 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn khoa học 4 chân trời sáng tạo dùng để in

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo

Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in khoa học 4 chân trời sáng tạo, tải giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo bản chuẩn, soạn ngắn gọn khoa học 4 chân trời bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án khoa học 4 CTST dùng để in

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay