Giáo án kì 1 khoa học 4 chân trời sáng tạo
Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 1 Khoa học 4 chân trời sáng tạo. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 2345. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn Khoa học 4 CTST.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 1 KHOA HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 1 Một số tính chất và vai trò của nước
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 2 Sự chuyển thể của nước
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 3 Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 4 Thành phần và tính chất của không khí
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 5 Gió, bão
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 6 Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 7 Ôn tập chủ đề chất
CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 8 Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 9 Ánh sáng với đời sống
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 10 Âm thanh
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 11 Âm thanh trong đời sống
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 12 Nhiệt độ và nhiệt kế
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 13 Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 14 Ôn tập chủ đề năng lượng
CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 15 Thực vật cần gì để sống và phát triển?
- Giáo án Khoa học 4 Chân trời bài 16 Nhu cầu sống của động vật
=> Xem nhiều hơn: Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm
II. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Word bài: Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 13: SỰ TRUYỀN NHIỆT VÀ VẬT DẪN NHIỆT
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS:
- Vận dụng được kiến thức nhiệt truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn để giải thích, đưa ra cách làm vật nóng lên hay lạnh đi trong tình huống đơn giản.
- Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật (dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém).
- Vận dụng được kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hơn hoặc kém để giải thích một số hiện tượng tự nhiên; để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Giải thích, đưa ra các cách làm vật nóng lên hay lạnh đi trong tình huống đơn giản.
- Thực hành thí nghiệm đơn giản để xác định tính dẫn nhiệt của vật.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các hình trong bài 13 SGK; các vật dung: một cốc nước nóng, một thìa bằng kim loại và một thìa gỗ có kích thước và hình dạng gần như nhau, hai chai thủy tinh 330 ml, một số khăn giấy hoặc vải, băng dính.
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
- Đối với học sinh:
- SGK.
- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 |
|
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về sự truyền nhiệt. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK, trang 53). - GV đặt câu hỏi: Hãy dự đoán sự thay đổi nhiệt độ của cốc trà nóng ở hình 1 sau một khoảng thời gian. - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt (tiết 1). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu sự truyền nhiệt a. Mục tiêu: HS nhận thức được nhiệt truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4. - GV phát cho mỗi nhóm một bát nước nóng và một thìa kim loại. - GV tổ chức và hướng dẫn cho HS thực hiện thí nghiệm như sau: + Lấy tay cầm thìa kim loại. Nhận xét nhiệt độ của thìa. + Đặt thìa này nào bát nước nóng trong vài phút. Khi chạm tay vào thìa, em cảm thấy như thế nào so với khi thìa chưa nhúng vào nước? - GV quan sát HS làm thí nghiệm. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm thí nghiệm tốt. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: + Nhiệt đã truyền từ vật nào sang vật nào? Vì sao? + Em kết luận được gì về chiều truyền nhiệt giữa vật nóng và vật lạnh? - GV mời đại diện 2- 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, rút ra kết luận: Nhiệt được truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. Sau một thời gian, khi hai vật có cùng nhiệt độ, sẽ không còn sự truyền nhiệt. Hoạt động 2: Cùng thảo luận a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về sự truyền nhiệt để giải thích tình huống thực tế trong đời sống. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 (SGK, trang 53). - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi: + Vì sao bàn tay em lạnh khi áp vào cốc nước đá lạnh? + Nhiệt được truyền từ vật nào đến vật nào? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, rút ra kết luận: Nhiệt truyền từ bàn tay sang cốc nước nên tay lạnh đi. Nhiệt truyền từ tay (có nhiệt độ nóng hơn) sang cốc nước lạnh (có nhiệt độ lạnh hơn). Hoạt động 3: Tìm hiểu vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém a. Mục tiêu: HS nhận biết được vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém hơn qua thí nghiệm. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4. - GV phát cho mỗi nhóm: một cốc nước nóng, một thìa gỗ, một thìa kim loại có kích thước và hình dạng gần giống nhau. - GV yêu cầu HS đề xuất thí nghiệm với một thìa bằng kim loại (như sắt), một thìa bằng gỗ có kích thước và hình dạng gần giống nhau để biết thìa nào dẫn nhiệt tốt hơn, thìa nào dẫn nhiệt kém hơn. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Nhúng hai thìa vào cốc nước. Đợi khoảng 2 – 3 phút. + Chạm nhẹ tay vào mỗi thìa. - GV hướng dẫn và quan sát HS làm thí nghiệm. - GV đặt câu hỏi: + Em thấy thìa nào nóng hơn? + Em rút ra kết luận gì về tính dẫn nhiệt của gỗ và của kim loại (như sắt)? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét và kết luận: Sắt là vật liệu dẫn nhiệt tốt. Gỗ dẫn nhiệt rất kém (hầu như không dẫn nhiệt). Hoạt động 4: Nhận biết một số vận dụng dẫn nhiệt tốt và vật dụng dẫn nhiệt kém trong đời sống a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số vật dụng dẫn nhiệt tốt và vật dụng dẫn nhiệt kém trong đời sống. b. Cách tiến hành: |
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Sau một khoảng thời gian, nhiệt độ của cốc trà nóng sẽ giảm dần.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS nhận dụng cụ từ GV.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm. - HS báo cáo kết quả: + Nhiệt độ của thìa trước khi thả vào bát nước nóng là bình thường, không nóng cũng không quá lạnh. + Khi để thìa vào bát nước nóng vài phút, chạm tay vào thìa em thấy thìa trở nên nóng hơn so với lúc ban đầu chưa nhúng vào nước. - HS lắng nghe, phát huy.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Nhiệt được truyền từ bát nước nóng sang chiếc thìa vì nhiệt độ của thìa sau khi cho vào bát nước nóng tăng cao hơn so với ban đầu. + Khi hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì nhiệt được truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. - HS lắng nghe, ghi chép.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Vì bàn tay em có nhiệt độ cao hơn cốc nước đá lạnh nên nhiệt truyền từ bàn tay em sang cốc nước đá, làm tay lạnh đi. + Nhiệt được truyền từ tay sang cốc nước đá. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV. - HS nhận dụng cụ từ GV.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS đề xuất.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Thìa sắt nóng hơn. + Những vật bằng kim loại dẫn nhiệt tốt. Những vật bằng gỗ dẫn nhiệt kém. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
|
..............
=> Xem nhiều hơn:
- Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách chân trời sáng tạo
- Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
- Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm
III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC 4 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Powerpoint bài: Thực vật cần gì để sống và phát triển?
THÂN MẾN CHÀO ĐÓN CÁC EM TỚI BUỔI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Quan sát video vòng đời của cây đậu:
- Cây đậu có cần thức ăn để sống và phát triển không?
- Thức ăn của cây đậu là gì?
CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
BÀI 15: THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN?
(Tiết 1)
NỘI DUNG BÀI HỌC
Các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật
Khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần cho sự sống của thực vật
01 CÁC YẾU TỐ CẦN CHO SỰ SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Quan sát từng cặp các chậu cây ở cùng điều kiện thí nghiệm và các cặp cây ở thí nghiệm 1, 2, 3, 4 với cây đối chứng.
Cây đối chứng được trồng trong chậu với đầy đủ các điều kiện
Thí nghiệm 1
Điều kiện chăm sóc tương tự cây đối chứng nhưng không được tưới nước.
Cây thí nghiệm 1
Thí nghiệm 2
Điều kiện chăm sóc tương tự cây đối chứng nhưng cây được đặt trong tối, không nhận được ánh sáng.
Cây thí nghiệm 2
Thí nghiệm 3
Điều kiện chăm sóc tương tự cây đối chứng nhưng lá cây được quét một lớp mỏng keo trong suốt ở hai mặt lá để không thể trao đổi không khí với môi trường.
Cây thí nghiệm 3
Thí nghiệm 4
Điều kiện chăm sóc tương tự cây đối chứng nhưng cây được trồng trong chậu đựng sỏi đã rửa sạch.
Cây thí nghiệm 4
Các cặp đôi hoàn thành phiếu quan sát theo gợi ý:
Tên cây |
Nước |
Ánh sáng |
Không khí |
Chất khoáng |
Kết quả quan sát ở ngày thứ 8 |
Giải thích kết quả thí nghiệm |
Cây đối chứng |
Có |
Có |
Có |
Có |
Cây sống bình thường |
? |
Cây thí nghiệm 1 |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Cây thí nghiệm 2 |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Cây thí nghiệm 3 |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Cây thí nghiệm 4 |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Gợi ý tìm hiểu
Cho biết các điều kiện chăm sóc cây như nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng, nhiệt độ cho cây đối chứng.
Cây ở thí nghiệm 1, 2, 3, 4 vào ngày thứ 8 có hiện tượng gì? Vì sao?
Cho biết các điều kiện chăm sóc như nước, ánh sáng, không khí,... cho các cây ở thí nghiệm 1, 2, 3, 4.
Vì sao cây đối chứng ở ngày thứ 8 vẫn sống và phát triển bình thường?
Tên cây |
Nước |
Ánh sáng |
Không khí |
Chất khoáng |
Kết quả quan sát ở ngày thứ 8 |
Giải thích kết quả thí nghiệm |
Cây đối chứng |
Có |
Có |
Có |
Có |
Cây sống bình thường |
Vì cây có đầy đủ các yếu tố để sống và phát triển |
Cây thí nghiệm 1 |
Không |
Có |
Có |
Có |
Cây bị héo rũ |
Vì cây thiếu nước |
Cây thí nghiệm 2 |
Có |
Không |
Có |
Có |
Lá cây úa vàng hoặc ngả màu vàng nhạt, một số lá bị rụng ở ngày thứ 8, cây không phát triển bình thường. |
Vì thiếu ánh sáng nên cây không thể quang hợp để tạo chất dinh dưỡng nuôi cây. |
Cây thí nghiệm 3 |
Có |
Có |
Không |
Có
|
Lá cây ủ rũ, một số lá bị rụng, cây không phát triển bình thường. |
Cây không nhận được khí các-bô-níc có trong không khí để quang hợp và cũng không nhận được khí ô-xi để hô hấp. |
Cây thí nghiệm 4 |
Có |
Có |
Có |
Không |
Lá cây ủ rũ, cây bị úa vàng. |
Vì sỏi rửa sạch không có chất khoáng. |
KẾT LUẬN
- Cây xanh cần nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng và nhiệt độ thích hợp để sống và phát triển.
- Nếu thiếu một trong các yếu tố quan trọng này thì cây không thể phát triển bình thường. Nếu kéo dài, cây sẽ chết.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Đố em
Quan sát hình 7 và cho biết:
Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài thì những cây lúa ở trong hình có sống và phát triển không? Giải thích.
Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài thì những cây lúa sẽ không thể phát triển được vì cây bị thiếu nước. Nếu kéo dài tình trạng này thì cây sẽ chết.
Cây sống ở nơi lạnh giá có băng tuyết bao phủ
Cây thiếu chất khoáng
Cây thiếu nước
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
..............
=> Xem nhiều hơn:
- Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử khoa học 4 chân trời sáng tạo
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo, tải giáo án khoa học 4 CTST đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 khoa học 4 chân trời sáng tạo, tải giáo án word và điện tử khoa học 4 kì 1 CTST