Trắc nghiệm khoa học 4 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm khoa học 4 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...Tài liệu có file word và đáp án. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn khoa học 4 chân trời sáng tạo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
CHỦ ĐỀ 1. CHẤT
BÀI 6: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
(30 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (14 CÂU)
Câu 1: Dấu hiệu nào sau đây cho thấy không khí bị ô nhiễm?
- Hàm lượng khói, bụi vượt ngưỡng cho phép
- Chứa nhiều các loại vi khuẩn, khí độc
- Gây hại đến sức khoẻ của con người và các sinh vật khác
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 2: Ô nhiễm không khí có thể do những nguyên nhân nào gây ra?
- Nguyên nhân tự nhiên
- Nguyên nhân nhân tạo
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 3: Đâu là nguyên nhân tự nhiên gây ra ô nhiễm không khí?
- Núi lửa phun trào
- Hiện tượng biển tiến, biển thoái
- Nhật thực
- Hoạt động đốt rác của con người
Câu 4: Đâu là nguyên nhân nhân tạo gây ra ô nhiễm không khí?
- Cháy rừng
- Khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
- Núi lửa phun trào
- Thuỷ triều lên xuống
Câu 5: Ô nhiễm không khí gây hậu quả trực tiếp đến đối tượng nào?
- Con người
- Động vật
- Thực vật
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 6: Bệnh nào do ô nhiễm không khí gây ra?
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Tiêu chảy
- Tiểu đường
- Sốt xuất huyết
Câu 7: Hành động nào sau đây giúp bảo vệ môi trường không khí?
- Đốt rác
- Sử dụng các phương tiện cá nhân: xe máy, ô tô,…
- Trồng nhiều cây xanh
- Hạn chế vệ sinh nhà cửa
Câu 8: Hành động nào sau đây không nên làm để bảo vệ môi trường không khí?
- Thường xuyên vệ sinh nơi ở
- Sử dụng than, củi làm nhiên liệu để nấu ăn
- Xử lí rác thải đúng quy định
- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Câu 9: Phương tiện nào không giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí?
- Xe buýt
- Xe máy
- Xe đạp
- Tàu điện
Câu 10: Đâu là những việc cần làm để phòng tránh bão?
- Thường xuyên cập nhật thông tin về cơn bão
- Tìm cách bảo vệ nhà cửa, tài sản, cây trồng và vật nuôi
- Đề phòng tai nạn do bão
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Đâu là việc không được phép làm để phòng tránh bão?
- Dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết
- Tranh thủ ra khơi và trở về bờ trước khi bão đổ bộ
- Xác định vị trí an toàn để trú ẩn
- Chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn
Câu 12: Vật nào sau đây không cần chuẩn bị để đảm bảo sinh hoạt khi có bão?
- Đồ chơi
- Nước uống, lương thực – thực phẩm
- Thuốc men
- Đèn pin, quần áo
Câu 13: Chúng ta nên trú ẩn ở…
- Trong nhà, khi đã được gia cố, chằng chống
- Dưới các mái hiên, gốc cây
- Trên tàu, thuyền neo đậu ở bờ biển
- Gần nơi có cột điện bị đổ
Câu 14: Hiện tượng thời tiết nào sau đây cho thấy sắp có bão đổ bộ?
- Trời quang đãng
- Sương mù dày đặc
- Gió dữ, mây đen kéo đến
- Nắng to
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1. Khí thải từ hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm không khí?
- Hoạt động sản xuất công nghiệp
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Hoạt động sinh hoạt của con người
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 2: Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà?
- Khói thuốc
- Mùi thức ăn khi đun nấu
- Sử dụng chất tẩy rửa
- Sử dụng các loại sơn tường
Câu 3: Ô nhiễm không khí gây ra hậu quả gì đối với con người?
- Làm giảm tầm nhìn
- Gây ra các bệnh về mắt, đường hô hấp
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 4: Đâu không phải là hậu quả của ô nhiễm không khí đến các loài động – thực vật?
- Dẫn đến biến đổi khí hậu
- Gây mất cân bằng sinh thái
- Hoá chất ô nhiễm trong không khí làm cây cối bị cháy, rụng lá, không thể ra quả
- Gây mưa axit, làm thay đổi chất lượng nước và làm chết các sinh vật trong nước
Câu 5: Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường không khí?
- Không khí có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, động vật và thực vật
- Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng
- Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến các loài sinh vật
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 6: Chúng ta nên sử dụng loại bếp nào để hạn chế ô nhiễm không khí?
- Bếp gas
- Bếp điện
- Bếp củi
- Bếp than
Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây gây ra mưa axit?
- Do các chất độc hại từ khí thải, khói bụi trong không khí hoà tan vào nước mưa
- Do nước bị ô nhiễm từ sông, hồ bốc hơi lên tạo thành
- Do sự phát triển ngày càng nhiều của các khu công nghiệp
- Do hoạt động trồng trọt của con người
Câu 8: Theo thang sức gió Bô-pho, gió như thế nào được gọi là bão?
- Gió từ cấp 8 trở lên
- Gió giật từng cơn
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 9: Gió mạnh và chuyển động nhanh có thể gây ra hiện tượng nào?
- Sóng thần
- Động đất
- Thuỷ triều
- Lốc xoáy
Câu 10. Hậu quả nào sau đây có thể xảy ra khi bão đổ bộ?
- Gây thiệt hại về mùa màng: làm gãy đổ cây cối, ngập úng,…
- Gây thiệt hại về người: cuốn bay người, đuối nước,…
- Gây thiệt hại về của: làm nhà cửa bị hư hại, tốc mái, sập đổ,…
- Cả ba đáp án trên đều đúng
III. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Thành phố nào ở Việt Nam có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất?
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Hồ Chí Minh
- Cả A và C đều đúng
Câu 2: Việc nào sau đây phải làm trước khi có bão?
- Gia cố, chằng chống nhà cửa, tỉa cành cây
- Dự trữ nước uống, lương thực – thực phẩm, thuốc men
- Đưa tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Việc nào sau đây phải làm trong khi có bão?
- Trú tránh dưới các mái hiên, gốc cây
- Đóng kín các cửa trong nhà, không ra khỏi nhà
- Khi gặp nạn, tốt nhất chỉ nên chờ đợi
- Ở nơi trú ẩn, hạn chế liên lạc với bên ngoài
Câu 4: Việc nào sau đây không nên làm sau khi có bão?
- Kiểm tra thiệt hại về nhà cửa, đồ đạc,…
- Khử trùng nguồn nước sinh hoạt, nước ăn để đề phòng dịch bệnh
- Đến gần các toà nhà bị hư hại, đường ngập nước, cột điện bị đổ, dây điện bị đứt,…
- Làm sạch vật dụng, đồ đạc trong nhà
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Ngày Môi trường thế giới là ngày nào?
- 5/6
- 5/7
- 5/8
- 5/9
Câu 2: “Ô nhiễm không khí” là chủ đề Ngày môi trường thế giới năm nào?
- Năm 2018
- Năm 2019
- Năm 2020
- Năm 2021
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo