Giáo án ngữ văn 10 kì 1 kết nối trí thức

Giáo án ngữ văn 10 kì 1 kết nối trí thức . Giáo án được soạn theo công văn 5512 - công văn soạn giáo án mới nhất của bộ giáo dục. Giáo án tải về là file word, dễ dàng chỉnh sửa. Giáo viên có thể xem trước bất kì bài soạn nào. Kéo xuống dưới để tham khảo các bài soạn. Cách tải đơn giản, dễ dàng

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngữ văn 10 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 kết nối trí thức

Xem video về mẫu Giáo án ngữ văn 10 kì 1 kết nối trí thức


Ngày soạn:……./…../……

Ngày dạy:……./…../…..

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT…: LỖI VỀ MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT TRONG ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH CHỈNH SỬA

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS củng cố được kiến thức về đặc điểm của mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản.

- HS nhận biết được những lỗi mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản; nêu được cách chỉnh sửa hay chủ động chỉnh sửa.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập về lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản.

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

  1. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS
  4. Sản phẩm: HS chia sẻ.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã gặp phải lỗi dùng từ nào trong quá trình viết văn chưa hoặc đọc một bài văn, một câu chuyện cười về lỗi dùng từ? Hãy chia sẻ về lỗi em đã gặp đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS đứng lên chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong quá trình viết hoặc nói, chúng ta có thể gặp một số lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ. Vậy những lỗi thường gặp đó là gì và cách sửa như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức sách giáo khoa, thảo luận theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Mạch lạc của văn bản là gì?

+ Bạn hiểu như thế nào về liên kết trong văn bản? 

+ Mạch lạc và liên kết có mối quan hệ với nhau như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, chỉ ra trạng ngữ trong câu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

 

I. Lí thuyết

1. Khái niệm

- Nói đến mạch lạc là nói đến sự thống nhất ở bề sâu giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản (các câu xoay quanh tiểu chủ để còn các đoạn thì cùng hướng tới chủ đề chung).

 

- Liên kết là nói đến sự thống nhất có thể nhận ra được trên bề mật ngôn từ giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản nhờ sự hiện diện cùa những phương tiện, hình thức kết nối.

 

- Mạch lạc và liên kết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Không gắn với mạch lạc, liên kết sẽ chỉ tồn tại như một hình thức vô nghĩa. Ngược lại, không có liên kết, mạch lạc khó được nhận biết một cách đấy đủ, khiến nội dung đoạn văn, văn bản có thể đươc giải thích một cách rất khác nhau, thậm chí ngược nhau.

 

2. Các lỗi về mạch lạc và liên kết trong văn bản

a. Lỗi về mạch lạc trong đoạn văn, văn bản

- Nhận biết lỗi

Các câu trong đoạn văn hoặc các đoạn văn trong văn bản không cùng nói về một chủ đề hoặc có câu, đoạn văn được triển khai lạc khỏi chủ đề chung đã xác định.

- Khắc phục lỗi:

+ Lựa chọn hoặc xác định đúng chủ đề của đoạn văn hoặc văn bản.

+ Gạch bỏ hoặc sửa lại các câu, đoạn văn không hướng vào chủ đề.

+ Viết thêm câu hoặc đoạn văn phát triển chủ đề.

b. Lỗi về liên kết trong đoạn văn, văn bản

- Nhận biết lỗi

Giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản không có phương tiện kết nối cần thiết hoặc có nhưng không phù hợp, khiến đoạn văn hay văn bản trở nên rời rạc.

- Khắc phục lỗi:

+ Xác định phương tiện kết nối cần có giữa các câu hoặc giữa các đoạn văn.

+ Thay thế hoặc bỏ cụm từ đảm nhiệm chức năng kết nối đã bị dùng sai.

 

Nếu chưa có phương tiện kết nối cần thiết thì phải bổ sung. Có thể viết thêm câu, đoạn văn phù hợp nhằm khắc phục sự đứt đoạn của mạch trình bày.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về tiếng việt
  3. Nội dung: GV chiếu bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Bài tập 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi: Nêu nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và hoàn thành bài tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS giơ tay nhanh nhất cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.

Gợi ý trả lời:

Bài 1:

- Mạch lạc trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được thể hiện rất rõ qua sự chi phối của một luận đề thống nhất đối với nội dung tất cả các đoạn, các câu.

- Liên kết ở đây cũng dễ được nhận biết nhờ các phép nối, phép thế, phép lặp được sử dụng thường xuyên và có hiệu quả.

- Xét riêng đoạn 2, có thể thấy sự xuất hiện của những từ ngữ như “vì vậy”, “như thế”, khiến cho các câu văn gắn nối thành một dòng liên tục. Trong mối quan hệ với đoạn 1 (chỉ gồm một câu), đoạn 2 chứa nội dung đã được giới thiệu trước đó qua cụm từ “mà rằng”; còn trong mối quan hệ với đoạn 3, đoạn 2 nêu các vấn đề mà sau đó sẽ được tiếp nối qua từ “lại” (trong “lại cho rằng”). Như vậy, rõ ràng cả ba đoạn có sự liên kết với nhau rất chặt.

Nhiệm vụ 2: Bài tập 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm bài tập nhóm, đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

+ Nhóm 1: Đoạn 1

+ Nhóm 2: Đoạn 2

+ Nhóm 3: Đoạn 3

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và viết câu trả lời lên bảng phụ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và hoàn thành bài tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các nhóm hoàn thành đáp án vào bảng phụ và dán lên bảng. Các nhóm nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.

Gợi ý trả lời:

Bài 2:

Đoạn 1:

  1. Lý do đoạn (1) được coi là đoạn văn:

- Về hình thức:

  + Đoạn văn trên được tạo thành bằng 4 câu văn được liên kết với nhau bằng phép liên kết hình thức: phép lặp.

  + Đoạn văn trên được viết giữa hai dấu chấm xuống dòng, chữ cái đầu đoạn được viết lùi vào một chữ và viết hoa.

- Về nội dung: đoạn văn có nội dung viết về lòng đồng cảm của con người, thuộc văn bản Yêu và đồng cảm.

  1. Các câu trong đoạn văn có sự mạch lạc với nhau, cùng nói về chủ đề: nghệ sĩ là người kiên định giữ được tấm lòng đồng cảm đáng quý.
  2. Dấu hiệu nhận thấy sự mạch lạc giữa các đoạn:

- Đoạn văn trên và các đoạn văn khác đều hướng đến làm nổi bật chủ đề của văn bản Yêu và đồng cảm.

- Đoạn văn trên là một lí lẽ nằm trong đoạn (5) của văn bản, kết lại vấn đề về tấm lòng đồng cảm của trẻ em và con người.

  1. Những từ ngữ được lặp lại nhiều lần: con người/người, tấm lòng, lòng đồng cảm, chỉ có/chỉ vì.

Tác dụng của việc lặp lại các từ ngữ trên là để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu văn, đoạn văn có sự mạch lạc, logic về mặt hình thức.

Đoạn 2:

  1. Lý do đoạn văn vẫn rời rạc: Mặc dù từ “hiền tài” được dùng lặp lại trong tất cả các câu nhưng nội dung đoạn văn vẫn rời rạc vì các câu không cùng quy về một chủ đề, nói cách khác, mỗi câu tự dựng lên một chủ đề riêng.
  2. Lỗi liên kết: Đoạn văn sử dụng phép liên kết hình thức (phép lặp) chưa phù hợp, chưa liên kết được các câu trong đoạn. Người viết đoạn văn đã nhầm lặp từ với liên kết (trên thực tế, việc cố ý lặp từ không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với việc dùng phép lặp). Chính vì điều này đoạn văn thiếu mạch lạc, các câu không hướng về cùng một chủ đề.

 

Đoạn 3:

  1. Dấu hiệu nổi bật: câu văn thứ hai trong đoạn được triển khai không đúng với chủ đề chung của đoạn văn.
  2. Dấu hiệu của lỗi liên kết:

- Phép nối được sử dụng để liên kết giữa câu một và câu hai chưa phù hợp.

- Giữa câu hai và câu ba chưa có phép liên kết hình thức.

  1. Cách sửa:

- Thay thế phép nối “Mặc dù … nên…” giữa câu một với câu hai thành “Vì … nên…”, trở thành câu: 

“Vì không tìm thấy được ích lợi của đọc sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên hầu như mọi người đã vứt bỏ thói quen đọc sách.”

- Có thể sửa câu thứ ba thành “Tuy chiếc điện thoại thông minh rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng nó lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.”

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
  4. Sản phẩm học tập: Chữa lỗi cho đoạn văn đã viết.
  5. Tổ chức thực hiện:

  Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: xem lại các đoạn văn đã viết trong các tiết học trước (Văn bản Yêu và đồng cảm; Chữ bầu lên nhà thơ) và kiểm tra các lỗi về mạch lạc, liên kết

  Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu và trả lời câu hỏi.

  Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS giơ tay nhanh nhất để trả lời và có tính điểm.

  Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp.

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Hoàn thành các bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 10 tập 1.

+ Soạn bài: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

 

Giáo án ngữ văn 10 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án ngữ văn 10 kì 1 kết nối trí thức

=>

Từ khóa: Giáo án ngữ văn 10 kì 1 kết nối trí thức , Giáo án word ngữ văn 10 kết nối trí thức, giáo án văn 10 kết nối kì 1

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay