Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 bộ sách mới Kết nối tri thức. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Ngữ văn 10 kết nối này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: CHÙM THƠ HAI – CƯ (HAIKU) NHẬT BẢN

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Bài thơ hai-cư của Ba-sô xuất xứ từ đâu?

  1. Ba nghìn thế giới thơm
  2. Một nghìn lẻ một đêm
  3. Ba-sô và thơ hai-cư
  4. Thơ hai-cư Nhật Bản

Câu 2: Bài thơ hai-cư của Ba-sô có tổng bao nhiêu chữ?

  1. 8 chữ
  2. 9 chữ
  3. 10 chữ
  4. 11 chữ

Câu 3: Hình ảnh trung tâm trong bài thơ hai-cư của Chi-ô là gì?

  1. Con ốc
  2. Con quạ
  3. Con chim nhạn
  4. Dây gàu và hoa triêu nhan

Câu 4: Bài thơ hai-cư của Chi-ô xuất xứ từ đâu?

  1. Ba nghìn thế giới thơm
  2. Một nghìn lẻ một đêm
  3. Ba-sô và thơ hai-cư
  4. Thơ hai-cư Nhật Bản

Câu 5: Bài thơ hai-cư của Chi-ô viết về đối tượng nào?

  1. Con người
  2. Đồ vật
  3. Thần thánh
  4. Thiên nhiên

Câu 6: Màu sắc không gian trong bài thơ hai-cư của Ba-sô được khắc họa như thế nào?

  1. Mang màu xanh mát của một buổi chiều thu trong mát.
  2. Mang màu trắng tinh khôi của buổi sớm tinh sương.
  3. Chuyển dần sang màu đen vì buổi chiều thu đang buông xuống.
  4. Mang màu cam của buổi chiều tà.
  5. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Hình ảnh trung tâm của ba bài thơ là gì? Chúng có mối liên hệ gì với nhau?

Câu 2. (2 điểm) Trong Bài thơ của tác giả Ba – sô (Bài thơ thứ nhất), giữa "cánh quạ" và "cành khô" có mối quan hệ như thế nào? Sự phối hợp hai hình ảnh này có thể gợi lên ấn tượng gì về không gian, thời gian?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

A

D

A

D

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

 

Câu 1

(2 điểm)

Hình ảnh trung tâm của từng bài thơ:

- Bài 1: hình ảnh con quạ

- Bài 2: Hoa triêu nhan

- Bài 3: Con ốc nhỏ

Mối liên hệ: chúng đều là những hình ảnh nhỏ bé, bình thường mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày.

 

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

 

 

Câu 2

(2 điểm)

- Cánh quạ đáp xuống cành khô làm nổi bật sự mênh mông và tĩnh lặng của không gian, nối không gian thực (sự hiện diện đơn độc, sắc nét của hai đối tượng nhỏ bé) với không gian u huyền của vũ trụ mà nhà thơ muốn đắm mình vào.

- Cành khô vốn đã gợi lên ấn tượng về một mùa tiêu sơ, tàn ứa, khi có thêm cánh quạ, vẻ tiêu sơ, tàn úa càng được tô đậm, khiến người quan sát lập tức nhận ra đó là hình ảnh điển hình của mùa thu, chiều thu.

=>  Cánh quạ đã đem mùa thu, chiều thu đến cho bức tranh thơ.

 0,75 điểm

 

 

 

0,75 điểm

 

 

 

0,5 điểm

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng dây thừng căng thẳng cọ vào guốc võng kẽo kẹt, nghe buồn nản lạ, Bên ngoài, nắng lung linh. Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn. Tôi nằm không yên, phải nghiêng mình áp mã lên gối vì xúc động. Một cảm giác gì rất quen thuộc, rất xưa, xâm chiếm tâm hồn tôi, hình như bao lâu chưa gặp. Rồi một giọng ru em nổi lên - một giongj người Bắc… Tiếng hát ngừng ru. Trong im lặng, nắng như rung rinh vì vang tiếng võng đưa kẽo kẹt. Tự nhiên tôi nhớ nhà. Phải chăng tôi đã gặp linh hồn của đất nước. Hình như xa lắm, đã lâu rồi, ở mãi tít phương Bắc, trong gia đình tôi cũng có những buổi trưa oi ả với tiếng võng đều đều.

(Trích Trưa tha hương – Trần Cư)

Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  1. nỗi nhớ quê hương da diết
  2. nỗi nhớ nhà
  3. sự thân thuộc của quên hương
  4. tiếng hát ru khơi gợi nỗi nhớ

Câu 2: Những âm thanh khơi gợi điều gì?

  1. Tiếng hát ru hay nhất mà tác giả từng nghe.
  2. Tiếng hát ru cất lên, gợi cho tác giả bao nhiêu suy nghĩ, cảm xúc.
  3. Cách ru con của người miền Nam.
  4. Cách nuôi dạy con cái của người dân Campuchia.

Câu 3: Tác giả đang làm gì khi nghe thấy tiếng hát ru?

  1. Nằm nghỉ
  2. Ăn cơm
  3. Đang sẵn sàng nghe giọng hát
  4. Tác giả không nói đến.

Câu 4: Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì?

  1. Nhớ nhà, nhớ về những ngày thơ ấu ở xứ Bắc với biết bao kỉ niệm hiện về.
  2. Nhờ về người mẹ đã quá cố
  3. Nhớ về không khí chiến tranh ác liệt ở miền Nam
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5:  Tiếng hát ru khiến cho tác giả:

  1. Nhớ nhà
  2. Muốn được người đàn bà đó ôm ấp và hát cho nghe
  3. Muốn học cách hát ru.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Tác giả thể hiện tình cảm gì trong đoạn văn trên?

  1. buồn man mác
  2. bồi hồi, thân thuộc
  3. xúc động
  4. căng thẳng
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 2: (2 điểm) Nội dung chính của văn bản Trưa tha hương?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

B

A

A

A

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

 

 

Câu 1

(2 điểm)

- Đoạn 1: Từ đầu đến “xanh dịu trên rèm cửa”: Tình huống, địa điểm, thời gian của câu chuyện

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “nguyên vẹn trong câu hát ru em”: Những âm thanh quen thuộc đưa nhân vật trở về với những kỉ niệm xưa cũ ở quê hương.

- Đoạn 3: Còn lại: Câu hát ru quen thuộc, đầy kí ức về quê hương

0,75 điểm

 

0,75 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

Câu 2

(2 điểm)

Văn bản “Trưa tha hương” thuật lại nỗi nhớ quê hương da diết của người con sống xa quê hương.

Qua những âm thanh quen thuộc, đơn sơ, mộc mạc, đã khơi gợi lại trong trái tim những kỉ niệm xưa cũ không thể nào quên

1,0 điểm

 

1,0 điểm

 

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)

Từ khóa: Đề kiểm tra ngữ văn 10 kết nối tri thức, đề kiểm tra 15 phút bộ ngữ văn 10 kết nối tri thức, bộ đề trắc nghiệm tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Chat hỗ trợ
Chat ngay