Kênh giáo viên » Ngữ văn 10 » Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức

Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức

Ngữ văn 10 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Bài 1. SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ

…………………………………………………..

Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: ……..

Số tiết: ... tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: câu chuyện, không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận biết lỗi dùng từ Hán Việt và biết cách sửa những lỗi đó.

- Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

- Biết giới thiệu, đánh giá (dưới hình thức thuyết trình) về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện (theo lựa chọn cá nhân).

- Biết sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.

TIẾT 1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: câu chuyện, không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
  3. Năng lực riêng

- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng.

  1. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
  4. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em biết có những truyện kể nào lí giải về nguồn gốc của loài người?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi. Dự kiến sản phẩm: Truyện Lạc Long Quân – Âu Cơ, Truyện quả bầu, Truyện Nữ Oa vá trời, Jehovah…

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Các truyện kể về nguồn gốc của loài người nói riêng và các truyện kể nói chung đều có các yếu tố: cốt truyện, sự kiện, người kể chuyện, nhân vật,… Để hiểu được truyện kể, chúng ta cần phân tích các yếu tố đó. Cô trò chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu trong tiết Tìm hiểu Tri thức ngữ văn hôm nay.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá Tri thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về cốt truyện, sự kiện, truyện kể, người kể chuyện, nhân vật, thần thoại.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIÊN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận: đọc kiến thức trong phần Tri thức ngữ văn, tóm tắt lại bằng sơ đồ tư duy và trình bày trước lớp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận. GV hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Cốt truyện

Cốt truyện trong tác phẩm tự sự (thần thoại, sử thi, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết,…) và kịch được tạo nên bởi sự kiện (hoặc chuỗi sự kiện). Sự kiện là sự việc, biến cố dẫn đến những thay đổi mang tính bước ngoặt trong thế giới nghệ thuật hoặc bộc lộ những ý nghĩa nhất định với nhân vật hay người đọc – điều chưa được họ nhận thấy cho đến khi nó xảy ra.

Truyện kể

Sự kiện trong cốt truyện được triển khai hoặc liên kết với nhau theo một mạch kể nhất định. Mạch kể này thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật (bao gồm các thành phần lời kể, lời tả, lời bình luận,…) tạo thành truyện kể.

Người kể chuyện

- Người kể chuyện là người trực tiếp diễn xướng để kể lại câu chuyện cho công chúng (đối với loại hình tự sự dân gian), là “vai” hay “đại diện” mà nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện việc kể chuyện (đối với hình thức tự sự của văn học viết).

- Truyện kể chỉ tồn tại khi có người kể chuyện.

Nhân vật

Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Cũng có những trường hợp nhân vật trong tác phẩm văn học là thần linh, loài vật, đồ vật,…nhưng khi ấy, chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm lí, ý chí hay khát vọng của con người. Nhân vật là phương tiện để văn học khám phá và cắt nghĩa về con người.

Thần thoại

Thần thoại là thể loại truyện kể ra đời sớm nhất kể về thế giới thần linh, thể hiện quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người xưa.

- Căn cứ vào chủ đề, có thể chia thần thoại thành hai nhóm:

+ thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ muôn loài (thần thoại suy nguyên)

+ thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa (thần thoại sáng tạo)

- Nhân vật chính của thần thoại là các vị thần, hoặc những con người có nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên nên có thể được miêu tả với hình dạng khổng lồ, hoặc sức mạnh phi thường…

- Chức năng của nhân vật trong thần thoại: cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại.

- Thời gian: phiếm chỉ, mang tính ước lệ; không gian: vũ trụ với nhiều cõi khác nhau.

- Lối tư duy: hồn nhiên, chất phác mà sâu sắc với trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn.

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay

KHỞI ĐỘNG

Em hãy nêu tên một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật chính là vị thần. Theo em, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?

Tiết: TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO, THẾ GIỚI

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. Một vài nét chung về chùm văn bản

THẢO LUẬN THEO CẶP

Em hãy chỉ ra một số dấu hiệu giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên?

  • Thể loại: thần thoại (suy nguyên): kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài.
  • Nhân vật: thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió.
  • Không gian: vũ trụ.
  • Thời gian:
    • Truyện Thần Trụ Trời: hỗn mang.
    • Truyện Thần Sét, Thần Gió: phiếm chỉ.
  1. Giải nghĩa từ khó
  • Hỗn độn: lộn xộn, lẫn lộn, không có trật tự.
  • Cầy cục: cố sức thực hiện công việc một cách vất vả.
  • Núi Thạch Môn: còn được gọi là núi Kinh Chủ, nay thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
  • Ngọc Hoàng: Ngọc Hoàng thượng đế, chỉ vua trên trời.
  • Rú: từ cổ chỉ núi, với tư cách là một từ đơn.
  • Cường Bạo Đại Vương: nhân vật trong truyện cổ dân gian Việt Nam, bản tính ngang tàng, một mình chống lại các vị thần.
  1. TÌM HIỂU CHI TIẾT
  • HS thảo luận theo bàn và hoàn thành phiếu học tập 1:

Truyện

Thần

Trụ Trời

Thần Sét

Thần Gió

Hình dạng

   

Tính khí/ hoạt động

   

Cơ sở của sự tưởng tượng

   
  1. Hình dung về các vị thần
  2. Thần Trụ Trời

Hình dạng: thân thể to lớn, bước một bước cứ như bây giờ từ tỉnh này qua tỉnh nọ, từ đỉnh núi này sang đỉnh núi nọ.

Tính khí: kiên trì (“cứ một mình cầy cục đắp”)

Cơ sở của sự tưởng tượng: sự tách biệt trời, đất; giải thích sự hình thành của các cồn đồi, cao nguyên, biển cả,…

  1. Thần Sét

- Hình dạng: mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội.

- Tính khí: nóng nảy, sợ gà.

- Hành động: hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng.

- Cơ sở của sự tưởng tượng: hiện tượng sấm sét khi mùa hè, khi trời mưa.

  1. Thần Gió

- Hình dạng: kì quặc, không có đầu.

- Hành động:

  • Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng.
  • Thỉnh thoảng xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời.

- Cơ sở của sự tưởng tượng: hiện tượng gió trong tự nhiên.

ð Quan niệm, nhận thức của người xưa về thế giới tự nhiên.

ð Khát vọng gửi gắm:

  • Xã hội công bằng (thần Sét thi hành luật pháp ở trần gian, thần Sét làm sai cũng bị trừng phạt, Ngọc Hoàng trừng phạt con của thần Gió).
  • Các vị thần có sứ mệnh bảo hộ, giúp đỡ con người.
  1. Thái độ, tình cảm của người xưa đối với tự nhiên

THẢO LUẬN THEO CẶP

  • Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào các hình tượng đó?
  • Em hãy nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên

- Tôn trọng, ngưỡng vọng thiên nhiên, coi vạn vật hữu linh nhưng không sợ sệt.

- Sẵn sàng kiện thần, trừng trị nếu thần làm sai, và cũng sẵn sàng tìm cách để đối phó, chống chọi với thần – tự nhiên.

III. TỔNG KẾT

Nghệ thuật

- Chùm 3 văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới thể hiện rõ nét các đặc điểm của thần thoại:

  • Nhân vật: các vị thần có năng lực siêu nhiên.
  • Cốt truyện: đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật.
  • Chủ đề: kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài.

Nội dung

- Chùm ba văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới kể những câu chuyện về các vị thần sáng tạo thế giới cũng như các vị thần gắn với hiện tượng tự nhiên, phản ánh khát vọng về một xã hội công bằng và cuộc sống con người được bảo vệ bởi thần linh.

LUYỆN TẬP

Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật hữu linh (vạn vật đều có linh hồn). Theo anh/chị, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?

Niềm tin ấy vẫn còn sức hấp dẫn với con người hiện đại. Chính niềm tin vạn vật hữu linh giúp con người biết tôn trọng và đối xử bình đẳng với mọi vật xung quanh – những đứa con của tạo hóa, không coi chỉ có loài người là thượng đẳng.

VẬN DỤNG

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Bộ trắc nghiệm Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

BÀI 1: SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ

ĐỌC BÀI: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUỄN TUÂN)

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Nguyễn Tuân sinh và mất năm nào?

A. 1910 - 1997

B. 1910 - 1987 

C. 1910 - 1977 

D. 1910 – 1967

 

Câu 2: Đâu là quê hương của Nguyễn Tuân?

A. Quận Thanh Xuân, Hà Nội

B. Quận Hà Đông, Hà Nội 

C. Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 

D. Quận Cầu Giấy, Hà Nội

 

Câu 3: Nguyễn Tuân đã đạt được giải thưởng nào?

A. Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

B. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 

C. Giải thưởng Nobel về văn học nghệ thuật 

D. Cả ba giải thưởng trên

 

Câu 4: Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Tuân?

A. Vang bóng một thời

B. Tùy bút sông Đà

C. Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi 

D. Mùa lá rụng trong vườn

 

Câu 5: Ý nào sau đây không phải là phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân?

A. Tài hoa uyên bác

B. Trước cách mạng tháng Tám có thể thâu tóm trong một chữ ngông 

C. Ông đi tìm cái đẹp của người xưa còn sót lại và gọi chúng là “Vang bóng một thời”

D. Giọng văn suy tư, hoài niệm, sâu lắng

 

Câu 6: Nguyễn Tuân từng giữ chức vụ nào sau đây?

A. Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam

B. Tổng thư Ký Hội Nhà văn Việt Nam 

C. Phó Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam 

D. Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Việt Nam

 

Câu 7: Nguyễn Tuân từng phải đi tù vì lý do nào sau đây?

A. Phản động

B. Qua Thái Lan không có giấy phép 

C. Ăn cắp ý tưởng của người khác

D. Buôn bán vũ khí

 

Câu 8: Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn vào khoảng thời gian nào?

A. Sau khi ta tù, từ năm 1935

B. Sau cách mạng tháng Tám, từ năm 1945 

C. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường 

D. Từ sau khi bị đuổi học (năm 1929)

 

Câu 9: Ban đầu, tác phẩm Chữ người tử tù có tên là?

A. Dòng chữ cuối cùng

B. Dòng chữ cuối 

C. Người tử tù 

D. Đêm cuối

 

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Chữ người tử tù được trích trong tập truyện nào dưới đây?

A. Một chuyến đi

B. Vang bóng một thời 

C. Tao đàn 

D. Đường vui

 

Câu 2: Nhân vật chính trong tập truyện " Vang bóng một thời " của Nguyễn Tuân là những ai ?

A. Nhà văn, nhà thơ có học vấn uyên thâm

B. Tầng lớp trí thức tây học

C. Những nho sĩ cuối mùa, những con người tài hoa, bất đắc chí 

D. Những chiến sĩ cách mạng

 

Câu 3: Hai nhân vật chính trong truyện “Chữ người tử tù” là

A. Thầy thơ lại và viên quản ngục.

B. Thầy thơ lại và Huấn Cao.

C. Viên quan coi ngục và Huấn Cao. 

D. Quan tống đốc và Huấn Cao.

--------------- Còn tiếp ---------------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Bộ đề Ngữ văn 10 Kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

     

            CẤP  ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

   

 

      VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Đọc hiểu 

 

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 Xác định phương thức biểu đạt Chỉ ra tình cảm của người cha và công việc của người ông Trình bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

 

 
 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

  

Tiếng Việt

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

   Giải thích ý nghĩa phần được đánh dấu     
   

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

    

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

       Viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề văn hóa, đời sống của người Ê-đê
       

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

 

Tổng số câu: 11

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

4.5

3.5

35%

 

3.5

3.5

35%

 

2.5

2.5

25%

 

0.5

0.5

5%

 

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó [...]. Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […]. Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

(Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU)

Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính và phương thức biểu đạt kết hợp trong văn bản.

Câu 2 (1 điểm): Phần được đánh dấu ngoặc vuông [...] được sử dụng trong đoạn văn có ý nghĩa gì?

Câu 3 (1 điểm): Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông?

Câu 4 (2 điểm): Từ văn bản trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Anh/chị hãy viết một bản báo cáo nghiên cứu về vấn đề: “Văn hóa, đời sống của người Ê-đê từ sử thi Đăm Săn đến đời thực”.

--------------- Còn tiếp ---------------

Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)

Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 10 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Ngữ văn 10 kết nối tri thức, soạn Ngữ văn 10 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay