Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 sách chân trời sáng tạo. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn đạo đức 3 chân trời sáng tạo của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo


I. GIÁO ÁN WORD ĐẠO ĐỨC 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO KÌ 2

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ

BÀI 10: EM NHẬN BIẾT BẤT HÒA VỚI BẠN

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè.
  • Nhận biết được lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Thực hiện được một số lời nói, hành động để xác định được biểu hiện bất hòa với bạn bè và lợi ích của việc xử bất hòa với bạn bè.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận biết được biểu hiện của bất hòa để tìm cách xử lí phù hợp.
  • Năng lực đặc thù:
  • Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè. Nhận biết được lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những quan điểm phù hợp về việc xử lí bất hòa, không đồng tình với những quan điểm không phù hợp với việc xử lí bất hòa.
  • Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được một số hoạt động cần thiết, phù hợp để nhận biết biểu hiện bất hòa.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: có ý thức nhận biết một số biểu hiện bất hòa với bạn bè để chủ động xử lí bất hòa.
  • Nhân ái: có thái độ yêu thương, tôn trọng bạn bè trong quá trình nhận biết và xử lí bất hòa với bạn bè.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Đạo đức 3, SGV Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.
  • Giấy A3, A0, các hình ảnh trong SGK.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.
  • Kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo cảm hứng học tập cho HS.

- HS huy động những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- Tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức đối với HS, biết dựa vào đâu để xác định sự bất hòa với bạn bè.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát tranh minh họa phần Khởi động bài học SGK tr.46 và trả lời câu hỏi: Cho biết điều gì đang xảy ra?

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, khi đó hai bạn cảm thấy thế nào?

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khi đặt mình vào vị trí của Bin, chúng ta thấy được cảm xúc tức giận, vẻ mất bình tĩnh của bạn. Về phía bạn còn lại, chúng ta thấy bạn đang cảm thấy bất ngờ với vị trí Bin trách. Nêu Bin tiếp tục trách móc thì có thể dẫn đến cãi nhau, thậm chí đánh nhau. Việc nhận biết bất hòa rất quan trọng để chúng ta có thể kịp thời xử lí bất hòa, xây dựng tình bạn đẹp. Để nắm rõ hơn về việc xử lí bất hòa, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Em nhận biết bất hòa với bạn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tranh và cho biết tình huống nào biểu hiện sự bất hòa

a. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của sự bất hòa.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát tranh 1, 2, 3, 4 SGK tr.46, 47 và trả lời câu hỏi: Cho biết tình huống nào biểu hiện sự bất hòa.

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện các nhóm trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể thêm các biểu hiện bất hòa với bạn mà em biết.

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- GV kết luận: Lợi ích của xử lí bất hòa là giúp em và bạn hiểu nhóm hơn. Tình bận sẽ ngày càng bền chặt, gắn bó. Xử lí bất hòa với bạn giúp em rèn luyện sự tự tin khi chia sẻ, trò chuyện cùng bạn bè.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Lời nói, việc làm của bạn nào có thể dẫn đến bất hòa, Vì sao?

a. Mục tiêu: HS thực hiện được một số hành động cần thiết, phù hợp để nhận biết sự bất hòa.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát tranh 1-6 SGK tr.48 và thực hiện nhiệm vụ: Lời nói, việc làm của bạn nào có thể dẫn đến bất hòa? Vì sao?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện 2-3 cặp đôi trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây về lợi ích của việc xử lí bất hòa? Vì sao?

a. Mục tiêu: HS đồng tình với những quan điểm phù hợp với xử lí bất hòa, không đồng tình với những quan điểm không phù hợp với việc xử lí bất hòa.

b. Cách tiến hành

- GV nêu yêu cầu và phỏng vấn nhanh 5-7 HS: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây về lợi ích của xử lí bất hòa? Vì sao?

- GV mời đại diện một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét và đưa ra ý kiến của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Suy ngẫm và chia sẻ

a. Mục tiêu: HS tự rút ra bài học cho bản thân về việc nhận biết biểu hiện bất hòa với bạn và lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.

b. Cách tiến hành

- GV nêu yêu cầu cho HS: Kể lại một tình huống bất hòa của em với bạn. Cho biết tình bạn giữa em và bạn sẽ thế nào?

- GV mời 2-3 HS chia sẻ. HS khác lắng nghe.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Tìm cách ứng xử phù hợp

a. Mục tiêu: HS rèn luyện việc nhận biết và các biểu hiện bất hòa với bạn để đề xuất cách ứng xử phù hợp.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS suy nghĩ: Liệt kê một số biểu hiện bất hòa thường gặp của bản thân với bạn bè. Mỗi HS nêu từ 2-3 biểu hiện.

- GV chia HS theo nhóm 6 HS.

- GV hướng dẫn: Nhóm HS chọn một đại diện viết những biểu hiện ra giấy A2 hoặc A1.

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ và đề xuất cách ứng xử phù hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò

a. Mục tiêu: HS ôn lại được những kiến thức, kĩ năng đã học, liên hệ và điều chỉnh được suy nghĩ, việc làm của bản thân để nhận biết biểu hiện bất hòa với bạn bè.

b. Cách tiến hành

- GV nêu các câu hỏi để HS chia sẻ:

+ Em đã học được gì qua bài học này?

+ Em có thể nhận biết bất hòa thông qua những biểu hiện nào?

+ Theo em, vì sao cần phải xử lí bất hòa với bạn bè?

- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV tổ chức cho HS đọc mục Ghi nhớ SGK tr.49.

 

 

 

 

- GV dặn dò HS về nhà hoàn thành các yêu cầu trong hoạt động Vận dụng và chia sẻ với người thân trong gia đình về cách nhận biết bất hòa với bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát tranh minh họa bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Trong tranh, Bin và Tin đang tranh cãi với nhau vì Bin cho rằng Tin làm bình nước đổ, làm ướt vở của Bin.

 

- HS trả lời: Theo em, khi đó hai bạn đều đang cảm thấy rất khó chịu và tức giận.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm:

+ Tranh 1: tình huống bất hòa.

à Biểu hiện: tranh cãi với nhau về việc va chạm.

+ Tranh 2: tình huống bất hòa.

à Biểu hiện: tranh cãi, giành nhau cái ghê.

+ Tranh 3: Tình huống không bất hòa.

+ Tranh 4: Tình huống bất hòa.

à Biểu hiện: tranh cãi, đổ lỗi cho nhau.

 

- HS trả lời: Một số biểu hiện bất hoà khác:

+ Vì không hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao trong giờ học trước, lớp trưởng tỏ ra khó chịu và cho rằng các bạn trong lớp không chịu hợp tác. Còn mọi người lại cảm thấy do lớp trưởng không phổ biến rõ ràng.

+ Cả lớp ganh tị, tẩy chay một bạn vì cho rằng bạn học sinh đó được cô ưu ái, thiên vị hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Tranh 1: Bin chêu chọc Cốm.

+ Tranh 2: Nam trách bạn Nam nhận lỗi và xin lỗi Na.

+ Tranh 3: Bin hát trong thư viện làm ảnh hưởng đến Cốm.

+ Tranh 4: Tin xin lỗi bạn nữ vì đã va chạm vào bạn ấy.

+ Tranh 5: Bin giật quyển sách và nói lời khiêu khích Tin.

+ Tranh 6: Na và Cốm đùn đẩy việc đổ rác trong giờ trực nhật.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe ý kiến GV đưa ra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Đồng tình với ý kiến “Xử lí bất hoà giúp chúng mình hiểu nhau hơn, tình bạn thân thiết hơn” vì:

·        Cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ giúp chúng ta trở nên sáng suốt hơn, hiểu lí do tại sao bạn mình lại có những phản ứng như vậy và nguyên nhân gây ra bất hoà.

·        Từ đó khiến tình bạn trở nên khăng khít, thấu hiểu và vị tha hơn.

+ Không đồng ý với ý kiến “Xử lí bất hoà sẽ gây ra tranh cãi, giận hờn” vì:

+ Chỉ khi tháo gỡ được những khúc mắc giữa đôi bên, quan hệ bạn bè mới có thể trở lại như bình thường.

+ Trong quá trình giải quyết vấn đề có thể xảy ra một số tranh cãi nhưng điều đó là hoàn toàn bình thường và cần thiết để mọi người có thể nói ra những suy nghĩ của mình.

 

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp: Tình bạn giữa em và bạn sẽ không lâu bền, thậm chí có thể không chơi với nhau nữa nếu không nhanh chóng xử lí bất hoà.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia theo nhóm.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ trước lớp: Một số biểu hiện bất hoà thường gặp của em với bạn bè và cách ứng xử phù hợp:

+ Có người nhìn thấy bạn làm hỏng đồ dùng học tập của em nhưng không xin lỗi mà giấu đi và tỏ ra không biết gì.

à Cách ứng xử: nhẹ nhàng yêu cầu bạn xin lỗi vì hành động của mình và đền cho em đồ mới. Nếu bạn nhất quyết không nhận có thể yêu cầu lớp trưởng, giáo viên phân xử cho mình.

+ Bạn và em cùng nhau trực nhật nhưng bạn chỉ ở lại cho đủ số lượng mà không làm gì cả.

à Cách ứng xử: nói chuyện, thể hiện sự hi vọng bạn có thể cùng mình hoàn thành công việc để cả hai được về nhà sớm. Nếu bạn vẫn cố tình tỏ ra thờ ơ có thể báo cáo lại với giáo viên để giải quyết.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi của GV.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS đọc phần Ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS thực hiện.

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐẠO ĐỨC 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO KÌ 2

 

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Hướng dẫn:

  • Quan sát tranh trong SGK trang 46.
  • Trả lời câu hỏi: “Cho biết điều gì đang xảy ra?”.

KHỞI ĐỘNG

Mô tả tranh:

Trong tranh, Bin và Tin đang tranh cãi với nhau vì Bin cho rằng Tin làm bình nước đổ, làm ướt vở của Bin.

Theo em, khi đó hai bạn cảm thấy thế nào?

Trả lời:

Theo em, khi đó hai bạn đều đang cảm thấy rất

khó chịu và tức giận.

BÀI 10:

EM NHẬN BIẾT BẤT HÒA VỚI BẠN

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH NHẬN THỨC

HD1: QUAN SÁT TRANH VÀ CHO BIẾT

Hướng dẫn:

  • Các em quan sát tranh 1, 2, 3, 4 SGK tr.46, 47.
  • Trả lời câu hỏi: “Cho biết tình huống nào biểu hiện sự bất hòa.”

Hoạt động 1

  • Tranh cãi với nhau về việc va chạm.

Tình huống bất hoà

Tình huống không bất hòa.

Tranh cãi, đổ lỗi cho nhau.

Tình huống bất hoà

MỘT SỐ BIỂU HIỆN BẤT HÒA

  • Vì không hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao trong giờ học trước, lớp trưởng tỏ ra khó chịu và cho rằng các bạn trong lớp không chịu hợp tác. Còn mọi người lại cảm thấy do lớp trưởng không phổ biến rõ ràng.
  • Cả lớp ganh tị, tẩy chay một bạn vì cho rằng bạn học sinh đó được cô ưu ái, thiên vị hơn.

KẾT LUẬN

  • Lợi ích của xử lí bất hòa là giúp em và bạn hiểu nhóm hơn.
  • Tình bạn sẽ ngày càng bền chặt, gắn bó.
  • Xử lí bất hòa với bạn giúp em rèn luyện sự tự tin khi chia sẻ, trò chuyện cùng bạn bè.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: QUAN SÁT TRANH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI

Hướng dẫn:

  • Quan sát tranh 1-6 SGK tr.48.
  • Trả lời câu hỏi: “Lời nói, việc làm của bạn nào có thể dẫn đến bất hòa? Vì sao?”

Hoạt động 1

  1. Bin trêu chọc Cốm
  2. Nam trách bạn Nam nhận lỗi và xin lỗi Na.
  3. Bin hát trong thư viện làm ảnh hưởng đến Cốm.
  4. Tin xin lỗi bạn nữ vì đã va chạm vào bạn ấy.
  5. Bin giật quyển sách và nói lời khiêu khích Tin.
  6. Na và Cốm đùn đẩy việc đổ rác trong giờ trực nhật.

Hoạt động 2

QUAN SÁT TRANH VÀ NÊU QUAN ĐIỂM

Hướng dẫn:

  • Xem xét ý kiến trong SGK trang 49.
  • Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây về lợi ích của xử lí bất hòa? Vì sao?

Hoạt động 2

Vì lí do sau:

  • Chỉ khi tháo gỡ được những khúc mắc giữa đôi bên, quan hệ bạn bè mới có thể trở lại như bình thường.
  • Tuy có thể xảy ra một số tranh cãi nhưng điều đó là hoàn toàn bình thường và cần thiết để mọi người có thể nói ra những suy nghĩ của mình.

Vì lí do sau:

  • Cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ giúp chúng ta trở nên sáng suốt hơn, hiểu rõ được lí do gây bất hòa.
  • Từ đó khiến tình bạn trở nên khăng khít, thấu hiểu và vị tha hơn.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1: SUY NGẪM VÀ CHIA SẺ

Hướng dẫn:

  • Em Kể lại một tình huống bất hòa của em với bạn.
  • Cho biết tình bạn giữa em và bạn sẽ thế nào?
  • Hoạt động 2: TÌM CÁCH ỨNG XỬ CHO PHÙ HỢP

Hướng dẫn:

  • Liệt kê một số biểu hiện bất hòa thường gặp của bản thân với bạn bè.
  • Mỗi bạn sẽ kể từ 2-3 biểu hiện.

Hoạt động 2

Biểu hiện

  • Có người nhìn thấy bạn làm hỏng đồ dùng học tập của em nhưng không xin lỗi mà giấu đi và tỏ ra không biết gì.

Cách ứng xử

  • Nhẹ nhàng yêu cầu bạn xin lỗi vì hành động của mình và đền cho em đồ mới. Nếu bạn nhất quyết không nhận có thể yêu cầu lớp trưởng, giáo viên phân xử cho mình.

Hoạt động 2

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

Em đã học được gì qua bài học này?

Em có thể nhận biết bất hòa thông qua những biểu hiện nào?

Theo em, vì sao cần phải xử lí bất hòa với bạn bè?

Hoạt động 2

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

Mỗi khi bất hòa xảy ra

Tranh cãi, hờn giận làm ta buồn rầu

Muốn cho tình bạn bền lâu

Tìm cách xử lí, mau mau làm hòa.

EM NHỚ NHÉ!

Ôn tập lại nội dung bài học ngày hôm nay

Làm đầy đủ bài tập về nhà

Đọc và chuẩn bị cho buổi học sau

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint đạo đức 3 kì 2 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint đạo đức 3 chân trời sáng tạo với cuộc sống, GA trình chiếu đạo đức 3 chân trời sáng tạo, GA điện tử đạo đức 3 chân trời sáng tạo, bài giảng điện tử đạo đức 3 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

Chat hỗ trợ
Chat ngay