Giáo án PowerPoint Địa lí 6 Cánh diều Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ

Giáo án PowerPoint Địa lí 6 Cánh diều Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Địa lí 6 Cánh diều Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ


Thí nghiệm: Bóc vỏ một quả cam rồi dàn đều vỏ cam trên mặt bàn. HS quan sát và tưởng tượng Trái Đất chuyển từ mặt cong sang mặt phẳng sẽ như thế nào?

Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong đời sống

  1. Bản đồ là gì ?
  2. Bản đồ có những yếu tố cơ bản nào ?
  3. Làm sao để đọc, hiểu bản đồ ?

BÀI 2: CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BẢN ĐỒ.

Nội dung bài học

  • Một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới
  • Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ
  • Tỉ Lệ bản đồ
  • Phương hướng trên bản đồ
  • Một số bản đồ thông dụng
  1. Một số lưới kinh vĩ tuyến của bàn đồ thế giới

Để có được bản đồ, các chuyên gia phải thu nhỏ bề mặt Trái Đất lên quả Địa cầu rồi chuyển sang mặt phẳng nhờ các phép chiếu bản đồ.

  • Quan sát hình và cho biết, để thể hiện toàn bộ Trái Đất thì giữa quả Địa cầu và bản đồ, phương tiên nào thể hiện đúng hơn?
  • Quan sát hình vẽ, cho biết:

Hình nào có độ chính xác hơn  khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất lên bản đồ?

Nhận xét diện tích đảo Grinlen so với lục địa Nam Mĩ.

  • Chuyển từ bề mặt cong của Trái Đất sang mặt phẳng, các lãnh thổ đều bị biến dạng nhất định so với hình dạng thực tế
  • Tùy theo mục đích, yêu cầu xây dựng, vị trí, quy mô và hình dạng lãnh thổ lựa chọn chép chiếu bản đồ phù hợp.
  • - Mỗi phép chiếu lưới kinh vĩ tuyến có đặc điểm khác nhau:
  • + Đường kinh tuyến và vĩ tuyến đều là đường thẳng (phép chiếu hình trụ đứng)
  • + Đường kinh tuyến chụm lại ở hai cực, các đường vĩ tuyến là những đường thẳng.

Một số lưới kinh tuyến và vĩ tuyến của bản đồ thế giới

Tùy theo mục đích, yêu cầu của việc xây dựng bản đồ, vị trí, quy mô và hình dạng lãnh thổ mà các chuyên gia chọn phép chiếu hình bản đồ phù hợp.

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

        Một số lưới kinh tuyến và vĩ tuyến của bản đồ thế giới

Phép chiếu bản đồ hình trụ đứng

Đặc điểm kinh tuyến, vĩ tuyến

+ Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau

+ Vĩ tuyến là những đường thẳng song song và cách đều nhau.

+ Các kinh - vĩ tuyến vuông góc với nhau.

Vùng xích đạo được thể hiện tương đối chính xác, càng xa xích đạo độ chính xác càng giảm.

Phép chiếu bản đồ hình nón đứng

Đặc điểm kinh tuyến, vĩ tuyến

+ Kinh tuyến là những đường thẳng chụm lại ở cực.

+ Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm.

Vùng vĩ độ trung bình (ôn đới) – nơi tếp xúc giữa địa cầu và mặt hình nón hình chiếu là chính xác nhất.

Vùng vĩ độ trung bình (ôn đới): Liên bang Nga, Hoa Kì, Trung Quốc,…

Phép chiếu bản đồ phương vị đứng

Đặc điểm kinh tuyến, vĩ tuyến

+ Kinh tuyến là những đường thẳng chụm lại ở cực.

+ Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm.

Vùng cực – nơi có độ chính xác nhất, càng xa vùng cực thì độ chính xác giảm đi.

Thường được sử dụng vẽ bản đồ vùng cực, gần cực

Quan sát hai hình dưới đây, em hãy nhận xét về diện tích của đảo Grơnlen (1) và lục địa Nam Mĩ (2).

Hình 2.3 sử dụng phép chiếu phương vị đứng – phép chiếu thể hiện chính xác vùng gần cực hơn nên đảo Grơnlen được thể hiện có độ chính xác cao hơn hình 2.2.

  1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
  2. Kí hiệu bản đồ

Quan sát hình 2.4, 2.5, hãy nêu các dạng và loại kí hiệu trên bản đồ?

THẢO LUẬN NHÓM

Thời gian:

- 2 phút viết ý kiến cá nhân

- 1 phút thống nhất ý kiến chung

- 2 phút trình bày

Chia lớp thành 8 nhóm (4HS/nhóm) thảo luận trong 5 phút theo kĩ thuật khan trải bàn: Tìm hiểu về đối tượng thể hiện và lấy ví dụ cho từng loại và dạng kí hiệu. Viết vào phần ý kiến cá nhân, sau đó thống nhất ý kiến chung cả nhóm và trình bày kết quả

Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ viết,.. mang tính quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

  1. Bảng chú giải

Quan sát 2 bảng chú giải, cho biết: Bảng chú giải nào của bàn đồ hành chính, bảng chú giải nào của bản đồ tự nhiên? Yếu tố địa hình được thể hiện trên bảng chú giải nào?

        Kí hiệu và chú giải trên bản đồ

Bảng chú giải đặt ở vị trí nào?

Trong bảng chú giải có gì?

Quan sát bản đồ, hãy cho biết trên hình đã sử dụng các loại kí hiệu nào và các dạng kí hiệu nào. Lấy ví dụ cụ thể.

- Kí hiệu điểm: cảng, bến xe, bệnh viện, bảo tàng, đền chùa, nhà thờ, chợ,…

- Kí hiệu đường: đường oto, đường sắt, địa giới hành chính.

- Kí hiệu vùng: khu dân cư, bãi cát ướt, bãi lầy

- Kí hiệu chữ: © chợ, (H) khách sạn

- Kí hiệu tượng hình: bến xe, cảng, cầu, bệnh viện

  • Chú giải bản đồ gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó.
  • Đối với bản đồ địa hình người ta sử dụng đường đồng mức hoặc thang màu để thể hiện địa hình.
  • Cần đọc bảng chú giảng và hiều được ý nghĩa của các kí hiệu trước khi học nội dung bản đồ

 

+ Nội dung và lãnh thổ: bản đồ Tự nhiên các bán cầu.

+ Tỉ lệ bản đồ là 1 : 110 000 000.

+ Bảng chú giải thể hiện các yếu tố: phân tầng địa hình, các yếu tố tự nhiên,...

+ Kể tên các đối tượng địa lí cụ thể ở châu Mỹ:

Các dãy núi: dãy Rốc-ki, dãy An-đét,...

Các đồng bảng: đồng bằng A-ma-dôn, đồng bằng Pam-pa,...

Các dòng sông lớn: sông Mi-xi-xi-pi, sông Xan Phran-xi-xcô, sông A-ma-dôn,...

Quan sát bản đồ hành chính VN và bản đồ các nước ĐNA, hãy nhận xét kích thước lãnh thổ VN và mức độ chi tiết thể hiện trên hai bản đồ?

Quan sát tỉ lệ hĩnh vẽ cho biết có bao nhiêu cách thể hiện tỉ lệ bản đồ? Đó là những cách nào?

  • Có 3 cách thể hiện tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số, tỉ lệ thước, tỉ lệ chữ

Hãy cho biết tỉ lệ số khác tỉ lệ thước ở điểm nào?

+ Tỉ lệ số: Là phân số có tử luôn là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ và ngược lại.

+ Tỉ lệ thước: Là thước đo được tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số độ dài tương ứng trên thực địa.

=> Cho tỉ lệ: 1 : 100 000; 1 : 9000 000, hãy cho biết 1cm trên bản đồ bằng bao nhiêu km ngoài thực tế?

Tỉ lệ: 1 : 100 000; 1 cm trên bản đồ tương ứng 1km ngoài thực tế

Tỉ lệ 1 : 9000 000; 1 cm trên bản đồ tương ứng 90km ngoài thực tế

Bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn ?

Bản đồ nào thể hiện được nhiều đối tượng địa lí hơn ?

Tỉ lệ bản đồ càng lớn  thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao

  • Tỉ lệ bản đồ cho biết mức đọ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu.
  • Có 3 loại: tỉ lệ số và tỉ lệ thước, tỉ lệ chữ
  • Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết càng cao

Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

- Để tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ, ta phải dựa vào tỉ lệ bản đồ

- Để tính khoảng cách theo đường chim bay giữa hai địa điểm ta dung compa hoặc giấy có cạnh thẳng hoặc dùng thước kẻ để đo.

- Để đo khoảng cách giữa hai điểm ta thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Xác định vị trí 2 địa điểm cần đo

+ Bước 2: Đặt 2 đầu compa vào hai điểm cần đo hoặc thước kẻ sát 2 điểm cần đo, dùng bút đánh dấu vào 2 điểm cần đo.

+ Bước 3: giữ nguyên độ rộng của compa hoặc thước và đặt thước tỉ lệ để tìm ra khoảng cách giữa 2 điểm trên thức tế.

  • Khoảng cách trên bản đồ từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng là: 2,3cm
  • Tỉ lệ thước 1 cm tương ứng 20km trên thức tế.
  • Vậy khoảng cách thức tế từ Bác Liêu đến Sóc Trăng là: 2,3 x 20 = 46km
  1. 4. Phương hướng trên bản đồ

TRÒ CHƠI TIẾP SỨC

Luật chơi: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 2 hàng dọc tính từ bạn ngồi bàn đầu. Các nhóm có 1 phút để lên bảng viết tên hướng vào đầu mũi tên, mỗi bạn chỉ lên 1 lần và viết 1 hướng.

Quan sát hình vẽ trên, xác định hướng của OA, OB, OC, OD trong mỗi hình.

- Hình 2.12:

 OA hướng bắc

OB hướng Đông

OC hướng Nam

OD hướng Tây

- Hình 2.13:

OA hướng Đông Nam

OB hướng tây nam

OC hướng Bắc

OD hướng Đông Bắc

Thảo luận theo cặp trong 2 phút: Hãy xác định các hướng trên bản đồ Việt Nam. Xác định dãy Trường Sơn bắc chạy theo hướng nào?

  1. 3. Phương hướng trên bản đồ

- Phương hướng chính trên bản đồ: có 8 hướng chính (Bắc, Nam, Đông, Tây, Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Nam.

- Cách xác định phương hướng trên bản đồ:

Có thể dựa vào những cơ sở nào để xác định phương hướng trên bản đồ?

- Theo qui ước, phần chính giữa bản đồ là phần trung tâm.

- Đầu trên kinh tuyến chỉ hướng Bắc. Đầu dưới chỉ hướng Nam.

- Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông. Đầu bên trái chỉ hướng Tây.

  1. Một số bản đồ thông dụng

Nhóm bản đồ chung

Thể hiện các đối tượng cụ thể trên bề mặt TĐ, không tập trung vào yếu tố nào

Nhóm bản đồ chuyên đề

Thể hiện tập trung một hoặc 2 đối tượng

     Đọc một số bản đồ thông dụng

Đọc tên bản đồ vì tên bản đồ sẽ cho ta biết nội dung và xác định lãnh thổ được thể hiện

Đọc bảng chú giải để hiểu được các đối tượng thể hiện

Xác định đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ đó, quan sát kĩ đặc điểm các kí hiệu

Xem xét mối quan hệ của các đối tượng địa lí, vận dụng trong các câu hỏi giải thích vì sao, tại sao

Đọc tỷ lệ bản đồ để biết được các đối tượng được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tiễn hoặc tính khoảng cách của các đối tượng nếu đề yêu cầu

AI NHANH HƠN

Luật chơi: Sau khi GV đọc câu hỏi, đội nào có tín hiệu trả lời nhanh hơn và chính xác được 5 điểm/ câu. Trong thời gian 3 giây đội giành tín hiệu không trả lời hoặc trả lời sai, đội còn lại sẽ giành quyền trả lời.

Câu 1:Khi sử dụng đối tượng sông, ranh giới tỉnh người ta sử dụng loại kí hiệu nào?

  1. Kí hiệu điểm
  2. Kí hiệu vùng
  3. Kí hiệu đường
  4. Kí hiệu diện tích

Câu 2: Đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ:

  1. Là những cung tròn đồng tâm ở cực
  2. Kinh, vĩ tuyến là những đường thẳng đồng quy
  3. Là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau
  4. Là những vòng tròn vuông góc với nhau.

Câu 3: Khi sử dụng đối tượng mỏ khoáng sản người ta sử dụng  dạng kí hiệu nào?

  1. Kí hiệu điểm
  2. Kí hiệu tượng hình
  3. Kí hiệu toán học
  4. Kí hiệu chữ

Câu 4: Đối với bản đồ địa hình, để thiện địa hình trên bề mặt Trái Đất người ta thường sử dụng kí hiệu nào?

  1. Kí hiệu điểm
  2. Đường đồng quy
  3. Đường đồng mức
  4. Kí hiệu chữ

Câu 5:Khi sử dụng đối tượng vùng trồng trọt, bãi cát người ta sử dụng  loại kí hiệu nào?

  1. Kí hiệu điểm
  2. Kí hiệu tượng hình
  3. Kí hiệu diện tích
  4. Kí hiệu chữ

Hãy điền dấu thích hợp vào chỗ trống giữa các số tỉ lệ bản đồ sau:

Khoảng cách thực tế từ Hà Nội đến Hải Phòng là khoảng 120km. Trên một bản đồ hành chính Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 10 cm. Vậy bản đồ có tỉ lên bao nhiêu?

Ta có:

10 cm trên bản đồ ứng với 120km trên thực địa

Vậy 1cm trên bản đồ ứng với: 120 : 10 = 12 (km thực địa)

=> Vậy tỉ lệ bản đồ là: 1 : 1 200 000

SƯU TẦM MỘT SỐ BẢN ĐỒ VÀ GIỚI THIỆU VỚI CÁC BẠN TRONG LỚP VỀ CÁC BẢN ĐỒ ĐÓ.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Làm bài tập SBT

Đọc nội dung bài 3.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay