Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 sách cánh diều. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn địa lí 7 cánh diều của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều


I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 7 CÁNH DIỀU KÌ 2

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 14: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN BẮC MỸ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS cần: Trình bày được một trong những đặc điểm tự nhiên của Bắc Mỹ:

+ Sự phân hóa của địa hình và khí hậu.

+ Đặc điểm sông, hồ và các đới thiên nhiên.

  1. Năng lực

Năng lực riêng

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày một trong những đặc điểm tự nhiên của Bắc Mỹ: sự phân hoá địa hình, khí hậu; sông, hồ; các đới thiên nhiên.

- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như: bản đồ, lát cắt địa hình, tranh ảnh,...; khai thác internet.

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc chủ động tìm kiếm tài liệu, ghi chép có chọn lọc các thông tin.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ học tập và có trách nhiệm với sản phẩm học tập của mình.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Bản đồ tự nhiên châu Mỹ.

- Bản đồ khí hậu Bắc Mỹ.

- Tranh ảnh về tự nhiên Bắc Mỹ.

- Lát cắt địa hình Bắc Mỹ (nếu có).

- Phiếu học tập (nếu có).

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Đồ dùng học tập, tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, định hướng nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung: GV gợi dẫn một vài câu hỏi để HS chia sẻ hiểu biết.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Bắc Mỹ gồm những quốc gia nào?

+ Tên thủ đô của Hoa Kỳ là gì?

+ Tên thủ đô của Ca-na-đa là gì?

+ Hình ảnh sau muốn nói đến thành phố nào của Hoa Kỳ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ các thông tin đã biết, nêu những điều muốn biết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các HS trình bày trước lớp.

- Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bắc Mỹ bao gồm hai quốc gia là Hoa Lỳ và Ca-na-đa, chiếm 4/5 diện tích lục địa Bắc Mỹ. Địa hình và khí hậu của khu vực này phân hóa như thế nào? Hệ thống sông, hồ và các đới thiên nhiên của khu vực này có đặc điểm gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân hoá địa hình

  1. Mục tiêu: Trình bày được sự phân hoá địa hình của Bắc Mỹ.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình 13.1 trong SGK, trao đổi để trình bày sự phân hoá địa hình của Bắc Mỹ.
  3. Sản phẩm học tập: Sự phân hoá địa hình của Bắc Mỹ.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình 13.1 trong SGK, trao đổi để trình bày sự phân hoá địa hình của Bắc Mỹ.

- GV gợi ý cho HS quan sát hình 13.1, dựa vào thang màu độ cao ở chú giải để nhận biết các khu vực địa hình của Bắc Mỹ và nơi phân bố của chúng hoặc GV vẽ lát cắt địa hình Bắc Mỹ để HS nhận ra sự phân hoá địa hình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, phân tích bảng số liệu và nhận xét.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Sự phân hoá địa hình

- Địa hình của Bắc Mỹ có sự phân hóa: hệ thống Coóc-đi-e ở phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

+ Hệ thống Coóc-đi-e:

·        Bao gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và bồn địa.

·        Các dãy núi có địa hình cao và hiểm trở.

·        Giàu tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ và khí đốt, vàng, bạc, chì, kẽm, than...

+ Miền đồng bằng trung tâm:

·        Diện tích rộng lớn, địa hình cao ở phía bắc và thấp dần ở phía nam và đông nam.

·        Có nhiều hồ lớn và sông dài.

·        Có tài nguyên khoáng sản giàu có và phong phú: sắt, ni-ken, chì, kẽm, đồng, u-ra-ni-um, than, dầu mỏ và khí đốt.

+ Miền núi già và sơn nguyên phía đông:

·        Gồm dãy núi A-pa-lat và sơn nguyên La-bra-đô.

·        A-pa-lat là dãy núi già chạy theo hướng đông bắc – tây nam, địa hình tương đối thấp.

·        Miền này có tài nguyên khoáng sản nổi bật là than.

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 7 CÁNH DIỀU KÌ 2

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

Đố em

Hình ảnh quốc kì sau đây là của quốc gia nào? Em có biết thủ đô của quốc gia đó là gì không?

Hoa Kỳ - Thủ đô Washington D.C

Canada - Thủ đô Ottawa

BÀI 14: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN BẮC MỸ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Sự phân hóa địa hình

Làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình 13.1 trong SGK, trao đổi để trình bày sự phân hoá địa hình của Bắc Mỹ.

Ghi nhớ

Địa hình của Bắc Mỹ có sự phân hóa: hệ thống Coóc-đi-e ở phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

Hệ thống Coóc-đi-e:

Bao gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và bồn địa.

Các dãy núi có địa hình cao và hiểm trở.

Giàu tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ và khí đốt, vàng, bạc, chì, kẽm, than...

Miền đồng bằng trung tâm

Diện tích rộng lớn, địa hình cao ở phía bắc và thấp dần ở phía nam và đông nam.

Có nhiều hồ lớn và sông dài.

Tài nguyên khoáng sản giàu có và phong phú.

Miền núi già và sơn nguyên phía Đông:

Gồm dãy núi A-pa-lat và sơn nguyên La-bra-đô.

Tài nguyên khoáng sản nổi bật là than.

A-pa-lat là dãy núi già chạy theo hướng đông bắc – tây nam, địa hình tương đối thấp.

  1. Sự phân hóa khí hậu

Đọc thông tin và quan sát hình 14.1 trong SGK, hãy trình bày sự phân hoá khí hậu của Bắc Mỹ.

Gợi ý

  • Kể tên các đới khí hậu theo chiều bắc – nam của Bắc Mỹ.
  • Theo chiều đông – tây, đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu cận nhiệt đới của Bắc Mỹ có các kiểu khí hậu nào?

Đới khí hậu theo chiều bắc – nam của Bắc Mỹ:

Đới khí hậu ôn đới.

Đới khí hậu cận nhiệt.

Đới khí hậu cực và cận cực.

Khí hậu Bắc Mỹ phân hóa đa dạng:

  • Theo chiều bắc – nam: có 3 đới khí hậu là cực và cận cực; ôn đới và cận nhiệt đới.
  • Theo chiều đông – tây: đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới lại có các kiểu khí hậu khác nhau.
  1. Đặc điểm sông, hồ

Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, hình 14.1 trong SGK để trình bày đặc điểm sông, hồ của Bắc Mỹ.

Bắc Mỹ có mạng lưới sông khá dày và phân bố tương đối đồng đều.

Phần lớn các sông đổ ra Đại Tây Dương.

Nguồn cung cấp nước do mưa  chiếm ưu thế.

Mi-xi-xi-pi – Mit-xu-ri là hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ.

Sông Mít-xi-xi-pi bắt nguồn từ hệ thống Coóc-đi-e và đổ ra vịnh Mê-hi-cô.

Bắc Mỹ là khu vực có nhiều hồ nhất thế giới. Đa số hồ phân bố ở nửa phía bắc của miền đồng bằng trung tâm.

Bắc Mỹ là khu vực có nhiều hồ nhất thế giới. Đa số hồ phân bố ở nửa phía bắc của miền đồng bằng trung tâm.

  1. Đặc điểm các đới thiên nhiên
  • Chia lớp thành 3 nhóm.
  • Các nhóm đọc thông tin và quan sát hình 13.1, hình 14.1 để trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ.
  • Mỗi nhóm tìm hiểu một đới thiên nhiên:

Nhóm 1: Đới lạnh

Nhóm 2: Đới ôn hòa

Nhóm 3: Đới nóng

Các nhóm điền vào phiếu học tập sau đây:

PHIẾU HỌC TẬP

Thời gian làm bài: 7 phút

Nhóm:........................

Tên đới thiên nhiên:...................................................

Đặc điểm:...................................................................

Phạm vi

Khí hậu

Sinh vật

...........................

...........................

...........................

...........................

...........................

...........................

Đới lạnh

Phạm vi

Khí hậu

Sinh vật

Phần lớn các đảo và quần đảo phía bắc, rìa bắc bán đảo A-lát-ca và Ca-na-đa.

Khí hậu khắc nghiệt, giá lạnh.

 

Sinh vật nghèo nàn:

•      Thực vật chủ yếu có rêu và địa chi.

•      Động vật có các loại chịu được lạnh như: gấu bắc cực, bò tuyết, tuần lộc, nai sừng tấm, một số loài chim...

Đới ôn hòa

Phạm vi

Khí hậu

Sinh vật

Phần lớn miền núi phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên phía đông.

Khí hậu ôn đới với các mùa rõ rệt. Cao nguyên Cô-lô-ra-đô và Bồn Địa Lớn khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. 

Sinh vật phong phú, đa dạng.

- Thực vật: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn hợp và thảo nguyên.

- Động vật: thú ăn cỏ, thú ăn thịt, thú gặm nhấm, bò sát, chim. Ở cao nguyên Cô-lô-ra-đô và Bồn Địa Lớn có thực động vật nghèo nàn.

Đới nóng

Phạm vi

Khí hậu

Sinh vật

Phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và rìa tây nam Hoa Kỳ.

Mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm và ẩm.

Thực vật có rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt địa trung hải và rừng cận nhiệt ẩm. Động vật phong phú và đa dạng (linh miêu, sư tử, chó sói, hươu, gấu...).

VÒNG QUAY MAY MẮN

Câu 1: Nhiều dãy núi chạy song song, cao đồ sộ; có các cao nguyên và bồn địa xen giữa là đặc điểm địa hình của khu vực nào ở Bắc Mỹ?

  1. Phía đông
  2. Phía tây
  3. Vùng trung tâm
  4. Phía nam

Câu 2: Nơi có núi già và sơn nguyên, núi chạy theo hướng đông bắc – tây nam là đặc điểm địa hình của khu vực nào ở Bắc Mỹ?

  1. Phía đông
  2. Phía bắc
  3. Vùng trung tâm
  4. Phía nam

Câu 3: Khí hậu nào sau đây chiếm phần lớn diện tích lục địa Bắc Mỹ?

  1. Cực và cận cực
  2. Ôn đới
  3. Cận nhiệt đới
  4. Nhiệt đới

Câu 4: Khí hậu nào sau đây chiếm phần lớn diện tích lục địa Bắc Mỹ?

  1. Nước mưa
  2. Nước hồ
  3. Nước ngầm
  4. Tuyết tan

Câu 5: Phần lớn các sông ở Bắc Mỹ đổ ra

  1. Bắc Băng Dương
  2. Thái Bình Dương
  3. Ấn Độ Dương
  4. Đại Tây Dương

Câu 6: Đa số các hồ của Bắc Mỹ phân bố ở

  1. nửa phía tây của lục địa.
  2. nửa phía bắc của lục địa.
  3. nửa phía bắc của miền đồng bằng trung tâm.
  4. nửa phía nam của miền đồng bằng trung tâm.

VẬN DỤNG

Hãy lập bảng mô tả đặc điểm của ba khu vực địa hình ở Bắc Mỹ.

Hãy thu thập thông tin về Ngữ Hồ hoặc hệ thống sông Mi-xi-xi-pi – Mit-xu-ri.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập vận dụng và SBT

Đọc và chuẩn bị trước Bài 15

Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 7 kì 2 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint địa lí 7 cánh diều với cuộc sống, GA trình chiếu địa lí 7 cánh diều, GA điện tử địa lí 7 cánh diều, bài giảng điện tử địa lí 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay