Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4 tiết: Thực hành tiếng Việt trang 99

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 4 tiết: Thực hành tiếng Việt trang 99. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4 tiết: Thực hành tiếng Việt trang 99


TIẾT 52: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

KHỞI ĐỘNG

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông)

Theo em, từ “bàn tay” trong dòng thơ thứ nhất chỉ đối tượng nào?

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Hoán dụ

Đọc phần thông tin trong SGK trang 99 – 100 và nêu hiểu biết về hoán dụ.

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:

Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

VD:

Đầu xanh có tội tình chi

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi

(Nguyễn Du)

Đầu xanh.... tuổi trẻ.

Má hồng....người phụ nữ.

Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

VD:

Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

(Tố Hữu)

Nông thôn : những người ở nông thôn.

Thị thành : chỉ những người ở thành thị.

Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

VD:

Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

(Tố Hữu)

Áo nâu=> người nông dân

Áo xanh=> công nhân

Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

VD:

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân

(Tố Hữu)

-Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân là cái cụ thể biểu thị cái trừu tượng: tinh thần kháng chiến dẻo dai.

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Thảo luận nhóm: Nêu điểm giống và khác giữa ẩn dụ và hoán dụ.

Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ:

 

Ẩn dụ

Hoán dụ

Giống nhau

Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

Khác nhau

 

- Dựa vào quan hệ tương đồng.

- Mang tính hàm súc, cô đọng.

- Mang tính biểu đạt cao.

- Dựa vào quan hệ tương cận.

- Diễn tả sinh động nội dung thông báo.

- Làm cho ý câu trở nên dễ tiếp nhận.

     

LUYỆN TẬP

  1. Biện pháp tu từ

Bài tập 1: Giải thích các từ ngữ in đậm có nghĩa hoán dụ

Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

Nhắm mắt xuôi tay

Cái chết (mang sắc thái nghĩa nhẹ nhàng, thanh thản)

=> Phù hợp với giọng văn, dễ tiếp nhận với người đọc.

  1. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
  • Mái nhà tranh
  • Đồng lúa chín

=> vật chất, những điều kiện sống, gắn bó, mật thiết với người dân Việt Nam.

  1. Biện pháp tu từ

Bài tập 1: Giải thích các từ ngữ in đậm có nghĩa hoán dụ

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

Áo cơm cửa nhà

=> nói đến của cải vật chất, những thứ tốt đẹp mà người tốt, hiền lành xứng đáng được hưởng.

Bài tập 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng

  1. Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

  1. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

Trả lời

  1. Biện pháp tu từ so sánh, ví khoảng cách giữa Đời cha ông với đời tôi cũng xa như con sông với chân trời.

b.

- Biện pháp tu từ nhân hóa.

=> Làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn đồng thời nhấn mạnh tác dụng và phẩm chất cao quý của cây tre: tre cũng có những hành động và đức tính giống con người.

Tác dụng: Tác giả muốn diễn tả ý: giữa các thế hệ luôn có những khoảng cách.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

+  Biện pháp tu từ hoán dụ.

+ Biến điều trừu tượng trở nên gần gũi, giúp người đọc dễ tiếp nhận.

Bài tập 3: Những dòng thơ: Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi cho em liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của thành ngữ đó.

- Thành ngữ Đẽo cày giữa đường.

Ý nghĩa: những người không độc lập, không có chính kiến, luôn bị tác động và thay đổi theo ý kiến người khác thì làm việc gì cũng không đạt được kết quả.

Bài tập 4: Tre già măng mọc là một thành ngữ quen thuộc. Dựa vào bài Cây tre Việt Nam, hãy viết một đoạn văn (5 – 7 dòng) nêu cách hiểu của em về thành ngữ này.

Gợi ý:

  • Tre giàmăng mọc nói đến điều gì?
  • Biện pháp tu từ trong thành ngữ này là gì?

Hướng dẫn về nhà

- Ôn tập lại nội dung bài học.

- Chuẩn bị cho tiết Viết: Tập làm một bài thơ lục bát, Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay