Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 sách cánh diều. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn ngữ văn 7 cánh diều của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều


I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 7 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

Bài 7. THƠ

…………………………………………………..

Môn: Ngữ văn 7 - Lớp: ……..

Số tiết: 12 tiết

 ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT…: VĂN BẢN 1. NHỮNG CÁNH BUỒM

(Hoàng Trung Thông)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được nét độc đáo về hình thức (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc,…) của bài thơ.

- HS nhận biết và nêu được tác dụng của một số biện pháp tu từ có trong văn bản; công dụng của dấu chấm lửng; ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

Năng lực ngôn ngữ: Nhận biết nét độc đáo về hình thức (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,…) của bài thơ; Nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng.

Năng lực văn học: Nhận biết nét độc đáo về nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc,…) của bài thơ.

  1. Phẩm chất:

-  HS biết trân trọng tình cảm cha con cao đẹp.  

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh và thông tin về nhà thơ Hoàng Trung Thông;

- Máy tính, máy chiếu, video clip cho phần Khởi động;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Những cánh buồm,
  3. Nội dung: GV cho HS xem video clip, sau đó yêu cầu HS nhớ lại và chia sẻ với các bạn về ước mơ của bản thân hồi nhỏ.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video clip bài hát “Những ước mơ” – bé Bảo An:

https://www.youtube.com/watch?v=_nJ3l8KVlzU

- Sau khi xem xong, GV yêu cầu HS: Nhớ lại những ước mơ của em khi còn nhỏ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, lắng nghe video và nhớ lại những ước mơ của bản thân khi còn nhỏ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS lựa chọn một trong những ước mơ ấy chia sẻ với bạn bên cạnh, sau đó mời một vài HS chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS có chia sẻ thú vị.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Các em đều có những ước mơ từ khi còn nhỏ, những ước mơ khi ấy thật trong sáng và tuyệt với biết bao nhiêu. Trong bài học đầu tiên của chủ đề Thơ ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về biểu tượng chiếc thuyền với cánh buồm no gió chở ước mơ của tuổi thơ đi đến một chân trời mới, cuộc sống và khát vọng mới. Những cánh buồm trắng ấy sẽ giúp cho thế hệ sau thể hiện những mong ước, khao khát mà thế hệ trước chưa làm được. Những điều cô vừa nói đó có liên quan đến văn bài thơ hôm nay chúng ta sẽ học mang tên Những cánh buồm.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu Kiến thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức ngữ văn cơ bản để bước đầu biết cách đọc hiểu văn bản.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục Kiến thức ngữ văn để nắm được những khái niệm, đặc điểm cơ bản.
  3. Sản phẩm học tập: HS đọc và nêu được một số ý chính trong phần Kiến thức ngữ văn.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc trong phần Kiến thức ngữ văn trong SGK để bước đầu nắm đầu vận dụng vào đọc hiểu văn bản.

- Sau khi HS đọc xong, GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp hệ thống kiến thức vào bảng sau:

Kiến thức

Đặc điểm

Từ ngữ và hình ảnh trong thơ

Từ ngữ

 

Hình ảnh

Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

Ngữ cảnh

 

Nghĩa của từ trong ngữ cảnh

Dấu chấm lửng

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc phần Kiến thức ngữ văn và hệ thống bảng vào vở.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức vào bảng sau:

I. Kiến thức ngữ văn

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 7 KÌ 2 CÁNH DIỀU

 

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Các em hãy xem video clip bài hát “Những ước mơ” (bé Bảo An) dưới đây và thực hiện yêu cầu: Nhớ lại những ước mơ của em khi còn nhỏ và hãy kể một kỉ niệm sâu sắc nhất của em.

Tiết:

BÀI 7: THƠ

VĂN BẢN 1:

NHỮNG CÁNH BUỒM

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. TÌM HIỂU CHUNG

Thảo luận cặp đôi

Các em hãy đọc phần Kiến thức ngữ văn trong SGK và thảo luân với bạn để hệ thống những hiểu biết về thể loại thơ vào bảng sau:

Kiến thức

Đặc điểm

Từ ngữ và hình ảnh trong thơ

Từ ngữ

 

Hình ảnh

Ngữ cảnh

Nghĩa của từ trong ngữ cảnh

Dấu chấm lửng

 
  1. Tìm hiểu thể loại “Thơ”

Kiến thức

Đặc điểm

 Từ ngữ và hình ảnh trong thơ

Từ ngữ

§  Cô đọng, hàm súc.

§  Có tính gợi hình, gợi cảm, đa nghĩa

§  Thiên về khơi gợi, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng để hiểu hết sự phong phú của ý thơ.

Hình ảnh

§  Là hình ảnh về con người, cảnh vật,… giúp việc diễn đạt nội dung thêm gợi cảm, sinh động.

§  Để khắc họa hình ảnh, tác giả thường sử dụng từ ngữ, cách gieo vần, ngắt nhịp và đặc biệt là các biện pháp tu từ (ẩn dụ, so sánh, nhân hóa…).

Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

Ngữ cảnh

§  Ngữ cảnh là những từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó, và đồng nghĩa với “văn cảnh”.

§  Ngữ cảnh còn là hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (gồm chủ thể, đối tượng; mục đích giao tiếp; thời gian, nơi chốn), đồng nghĩa với “tình huống”, “bối cảnh”.

Nghĩa của từ trong ngữ cảnh

Giúp người đọc, người nghe:

§  Xác định nghĩa cụ thể của các từ đa nghĩa hoặc từ đồng nghĩa.

§  Xác định hàm ẩn của những từ ngữ được sử dụng trong các biện pháp tu từ.

§  Hiểu được hàm ý (thái độ, tình cảm) mà người nói thể hiện qua việc lựa chọn, sử dụng các từ xưng hô.

Dấu chấm lửng

 

Là dấu câu gồm ba dấu chấm liền nhau (…) dùng để:

§  Phối hợp với dấu phẩy, tỏ ý còn nhiều nội dung tương tự chưa được liệt kê.

§  Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

§  Làm giãn nhịp điệu câu thơ, câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biến.

  1. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Các em hãy dựa vào phần thông tin đã chuẩn bị ở nhà, giới thiệu một số nét chính về tác giả Hoàng Trung Thông và tác phẩm Những cánh buồm

Nhiệm vụ:

  • Chia sẻ ấn tượng ban đầu về văn bản.
  • Nêu những từ ngữ, hình ảnh chưa hiểu hoặc các câu hỏi trong khi đọc chưa thực hiện được.
  • Phân chia bố cục và đặt tên cho từng phần trong văn bản.
  1. Đọc văn bản
  • Thể loại: thơ tự do

Bố cục: 3 phần

  • Phần 1 Từ đầu đến “chắc nịch”: Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.
  • Phần 2 Tiếp đến “để con đi…”
  • Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa những ước mơ của cha và con.
  1. TÌM HIỂU CHI TIẾT
  2. Đặc điểm hình thức của bài thơ
  3. Các em hãy trả lời câu hỏi: Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, cách hiệp vần,... bằng cách hoàn thành Phiếu học tập sau để tìm hiểu về hình thức bài thơ.

Phiếu học tập

Nội dung

Đặc điểm

Số tiếng ở các dòng thơ

 

Số dòng ở mỗi khổ thơ

 

Cách hiệp vần

 

 

Trả lời

Nội dung

Đặc điểm

Số tiếng ở các dòng thơ

 Thường có 5 đến 7 chữ

Số dòng ở mỗi khổ thơ

 Khác nhau, linh hoạt tùy nội dung

Cách hiệp vần

 Kết hợp cả vần lưng và vần chân

Hoạt động nhóm

  1. Các em hãy trả lời câu hỏi: Xác định các từ láy có trong bài thơ và tìm nghĩa của chúng bằng cách hoàn thành bảng sau vào VBT, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh để chỉnh sửa, đối chiếu.

Từ láy

Nghĩa của từ láy

...........

.............

...........

.............

Trả lời

Từ láy

Nghĩa của từ láy

Lênh khênh

Cao quá mức, gây ấn tượng không cân đối, khó đứng vững

Rả rích

Từ gợi tả âm thanh không to, không cao lặp đi lặp lại đều đều và kéo dài không dứt.

Phơi phới

Vẻ vui tươi đầy sức sống của cái gì đang phát triển, đang dâng lên mạnh mẽ.

Trầm ngâm

Có dáng vẻ đang suy nghĩ nghiền ngẫm điều gì.

Thầm thì

Nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy.

  1. Cảnh hai cha con dạo trên biển

Câu hỏi

“Người cha và người con trò chuyện về điều gì?”

Hai cha con trò chuyện về sự mênh mông, vô tận của biển khơi và khát vọng khám phá những vùng đất xa xôi.

Thảo luận cặp đôi

  1. Các em hãy thảo luận với bạn và thực hiện yêu cầu: Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển.

Cảnh hai cha con dạo chơi trên biển:

  • Thời gian: buổi sớm mai, sau một trận mưa đêm, có ảnh Mặt Trời rực rỡ.
  • Không gian: bãi cát mịn, biển trong xanh.
  • Cha “lênh khênh” dắt con “tròn chắc nịch” đi trên cát và trò chuyện.

Thảo luận nhóm

Các em hãy đọc các khổ thơ tiếp theo, thảo luận với bạn và trả lời các câu hỏi sau:

  • Hình ảnh “cánh buồm” nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?
  • Đọc khổ thơ thứ ba và cho biết người cha có những cử chỉ, tâm sự như thế nào?
  • Đọc khổ thơ thứ tư và cho biết tác dụng của dấu chấm lửng trong khổ thơ.
  1. Cuộc trò chuyện giữa cha và con
  • Hình ảnh “cánh buồm”: được nhắc đến ba lần
    • Dòng thơ số 14 (Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa)
    • Dòng thơ số 21 và 22 (Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:/ Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé).
  • “Cánh buồm” tượng trưng cho phương tiện để thực hiện hóa khát vọng được đi khắp đó đây, khám phá những điều mới mẻ của người con.
  • Khổ thơ thứ ba:
    • Người cha có hững cử chỉ ấm áp, yêu thương người con: mỉm cười, xoa đầu.
    • Tâm sự: Những cánh buồm sẽ đưa người con đi đến những vùng đất mới, cho con người những trải nghiệm và hiểu biết mới.
  • Khổ thơ thứ tư: dấu chấm lửng có tác dụng thể hiện lời nói ngập ngừng

Thảo luận theo cặp

Các em hãy thảo luận với bạn của mình và trả lời các câu hỏi sau:

  1. Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?
  2. Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hiểu ý của dòng thơ cuối bài là gì?
  3. Ý nghĩa ước mơ của cha và con
  4. Ước mơ của con
  • Người con đã hỏi cha:

Cha ơi!

Sao xa kia chỉ thấy thấy nước thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cửa, không thấy người ở đó?

[...]

Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi...

  • Người con muốn được đến những nơi “chưa hề đi đến” để khám phá những điều mới mẻ ở đó. Đó là ước mơ rất hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và đẹp đẽ.
  • Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến những ước mơ của mình khi còn nhỏ. Người cha cũng từng khao khát được đi xa, đến những vùng đất mới để tìm hiểu những điều mới lạ.
  • Ý nghĩa của dòng thơ cuối bài: Người con có những ước mơ, khát vọng như người cha khi xưa, khiến người cha nhớ lại bản thân mình khi còn trẻ.

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Bài thơ nêu lên cảm xúc, ước mơ của hai cha con muốn đi khám phá những vùng đất xa xôi được thể hiện qua cuộc nói chuyện khi đi dạo trên bờ biển.

  1. Nghệ thuật

Thể thơ tự do linh hoạt.

Những biện pháp tu từ, điệp ngữ, từ láy,... sinh động.

Hình ảnh thơ trong sáng, hấp dẫn.

LUYỆN TẬP

Các em hãy sử dụng SGK và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm dưới đây:

Câu hỏi 1: Qua cuộc trò chuyện giữa hai cha con, em thấy người con có ước mơ gì?

  1. Mượn cho con buồm trắng nhé, để con đi…
  2. Nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ơ phía chân trời xa.
  3. Khám phá những điều mới lạ trong thế giới xung quanh.

Câu hỏi 2: Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, để con đi…”

  1. Báo hiệu một sự liệt kê.
  2. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.
  3. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu hỏi 3: Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?

  1. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình
  2. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến tuổi học trò của mình.
  3. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến tuổi thơ của mình.
  4. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến kí ức của mình.

Câu hỏi 4: Nhân vật chính trong Những cánh buồm là ai?

  1. Cha
  2. Con
  3. Cha và con
  4. Biển cả

Câu hỏi 5: Cảnh vật thiên nhiên trong Những cánh buồm hiện lên như thế nào?

  1. Ảm đạm
  2. U ám
  3. Tươi sáng
  4. Xám xịt

Câu hỏi 6: Những cánh buồm là văn bản thuộc thể loại văn học nào?

  1. Thơ lục bát
  2. Thơ năm chữ
  3. Thơ tự do
  4. Thơ bốn chữ

VẬN DỤNG

Các em hãy vận dụng kiến thức đã học và thực hiện các yêu cầu sau:

  • Em có thích đi đến những miền đất xa hay không? Vì sao?
  • Theo em, làm cách nào để em có thể đến được với những miền đất ấy? Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 500 chữ) để trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này.

Gợi ý

Sáng tạo, tự do lựa chọn những miền đất mà mình mong muốn khám phá.

Phạm vi đoạn văn trong khoảng 500 chữ.

Có thể tham khảo bài viết mẫu trên mạng nhưng tuyệt đối không được sao chép toàn bộ.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập bài

Những cánh buồm

Đọc trước bài

Mây và sóng

Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint ngữ văn 7 cánh diều với cuộc sống, GA trình chiếu ngữ văn 7 cánh diều, GA điện tử ngữ văn 7 cánh diều, bài giảng điện tử ngữ văn 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay