Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 sách cánh diều. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn sinh học 7 cánh diều của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều


I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 7 CÁNH DIỀU KÌ 2

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 30: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tiến hành được thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.
  • Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên.
  • Dựa vào hình vẽ vòng đời của một thực vật, trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực vật đó.
  • Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật.
  • Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn (ví dụ điều hòa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).
  • Vận dụng được những kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở thực vật; Thực hiện nhiệm vụ thực hành mà GV giao về nhà trước đó.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên trong nhóm; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến. Chủ động đưa ra ý kiến cá nhân và lĩnh hội kiến thức mới. Tiếp thu những góp ý của bạn bè và GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập; Biết liên hệ, quan sát sinh trưởng và phát triển của thực vật trong thực tiễn.
  • Năng lực khoa học tự nhiên:
  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm mô phân sinh; Nêu được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật; Nêu được một số ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và vẽ được sơ đồ vòng đời của một thực vật.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân tích được một số kĩ thuật gieo trồng trong nông nghiệp.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
  • Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.
  • Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
  • Dạy học trực quan.
  • Kĩ thuật Think – Pair – Share.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 7, Giáo án.

- Một số tranh, ảnh, video liên quan đến bài học (nếu có).

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với học sinh

- SGK, SBT Khoa học tự nhiên 7

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu:

- Kích thích sự tò mò của HS dựa trên vốn hiểu biết về sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

- Góp phần hình thành và phát triển các biểu hiện của phẩm chất, năng lực.

  1. Nội dung: GV đưa ra tình huống gợi mở (SGK tr.140) để HS dựa vào hiểu biết cá nhân, đoán câu trả lời.
  2. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS về sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK (tr.140), đưa ra tình huống dẫn dắt vấn đề: Quan sát hình 30.1, nêu mục đích đo chiều cao và đếm số lá cây ngô của các bạn trong hình. 

- GV khuyến khích HS mạnh dạn phát biểu ý kiến cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ, trao đổi ý kiến với với bạn để đưa ra dự đoán cho câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến của mình.

- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).

* Gợi ý: Hoạt động đo chiều cao và đếm số lá cây ngô của các bạn nhằm mục đích chứng minh ở hình b, cây ngô có sự tăng chiều cao, tăng số lá cây so với hình a.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương tinh thần tích cực xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta đã biết rằng sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên. Vậy đối với thực vật thì sự sinh trưởng được biểu hiện cụ thể như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hiện thí nghiệm chứng minh cây sinh trưởng.

  1. Mục tiêu: Thiện hành được thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm thực hành thí nghiệm theo hướng dẫn SGK trước bài học 10 ngày.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện thí nghiệm và báo cáo của học sinh.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ HS làm việc theo nhóm 3 - 4 người, tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn trang 140 SGK (HS thực hiện trước 10 ngày).

- GV yêu cầu HS ghi chép số liệu vào bảng 30.1 rồi hoàn thành báo cáo theo phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm ở bài 20.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự chia nhóm, tiến hành thí nghiệm trước bài học 10 ngày.

- Trong tiết học, HS hoàn thành báo cáo.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trao đổi phiếu báo cáo rồi đánh giá, nhận xét lẫn nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Thực hành thí nghiệm chứng minh cây sinh trưởng.

Trả lời:

- Ghi chép kết quả đo được vào bảng 30.1 (đính kèm phía dưới hoạt động)

- Báo cáo (đính kèm phía dưới hoạt động)

 

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 7 CÁNH DIỀU KÌ 2

 

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Quan sát hình 30.1, nêu mục đích đo chiều cao và đếm số lá cây ngô của các bạn trong hình. 

=>Mục đích chứng minh ở hình b, cây ngô có sự tăng chiều cao, tăng số lá cây so với hình a.

BÀI 30: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Thí nghiệm chứng minh cây sinh trưởng
  • Chuẩn bị
  • Mẫu vật: 5 hạt đậu xanh đã nảy mầm.
  • Dụng cụ: 5 cốc đất ẩm, thước đo, ca tưới.
  • Tiến hành
  • Trồng vào mỗi cốc 1 hạt đậu xanh đã nảy mầm.
  • Để các cốc ngoài ánh sáng, tưới nước hằng ngày.
  • Tính từ ngày trồng, cứ ba ngày một lần, đo chiều cao của mỗi cây (từ gốc cây lên ngọn cây).

Ghi chép số liệu vào bảng 30.1 rồi hoàn thành báo cáo theo phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm

  1. Mô phân sinh
  • Mô phân sinh là gì?
  • Cây hai lá mầm có những loại mô phân sinh nào?

Trả lời

Mô phân sinh là: nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng (tăng chiều cao, đường kính của thân, tăng chiều dài của rễ).

Cây hai lá mầm có: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên.

CH1: Quan sát hình 30.2, chỉ vị trí của mô phân sinh.

Vị trí của mô phân sinh

  • Mô phân sinh đỉnh chồi: nằm ở đỉnh ngọn, đỉnh chồi, đỉnh cành,…
  • Mô phân sinh đỉnh rễ: nằm ở chóp rễ.
  • Mô phân sinh bên: nằm ở thân, cành,…

CH2: Nêu vai trò của các mô phân sinh đối với sự sinh trưởng của cây.

TL:

Mô phân sinh đỉnh chồi, đỉnh rễ: giúp gia tăng chiều dài của thân và rễ.

Mô phân sinh bên: giúp gia tăng độ dày (đường kính) của thân, cành,…

EM CÓ BIẾT

Hãy nêu sự khác biệt về mô phân sinh ở thực vật một lá mầm so với thực vật hai lá mầm.

Sự khác biệt: Thực vật một lá mầm so với thực vật hai lá mầm:

  • Không có mô phân sinh bên.
  • Chúng có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.
  • Mô phân sinh lóng nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có vai trò tăng chiều dài của lóng.

Kết luận: Ở thực vật, sinh trưởng thường diễn ra ở mô phân sinh.

III. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Thảo luận cặp đôi

Quan sát hình 30.3 trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển tương ứng từ (1) đến  (7) của cây cam.

Trả lời

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam:

 (1) Hạt cam được gieo vào đất

 (2) Hạt nảy mầm

 (3) Từ mầm cây phát triển thành cây con

 (4) Từ cây con phát triển thành cây con lớn hơn, tăng trưởng về          kích thước, số lá

 (5) Cây tăng trưởng về số lượng lá nhiều hơn, rễ mọc ra cùng   nhiều hơn, còn có rất nhiều cành

 (6) Cây bắt đầu ra hoa

 (7) Cây bắt đầu kết quả từ hoa

Quan sát video và mô tả theo bảng:

Tên cây

Mô tả sự sinh trưởng

Mô tả sự phát triển

   
   

Bảng mô tả các gia đoạn sinh trưởng, phát triển một số cây.

Tên cây

Mô tả sự sinh trưởng

Mô tả sự phát triển

Cây ớt cay

Lá, rễ cây tăng kích thước.

Cây cao lên và to ra.

Hạt nảy mầm và ra rễ, cây mầm ra lá.

Cây nấm

Cây cao lên và to ra

Cây ra rễ

Cây hoa hướng dương

Cây ra lá. Lá cây tăng về số lượng và kích thước.

Cây cao lên và to ra

Cây ra lá, ra hoa, ra hạt.

Cây dưa hấu

Rễ cây tăng kích thước.

Lá cây tăng về số lượng và kích thước.

Cây cao lên và to ra.

Hạt nảy mầm và ra rễ, cây mầm ra lá, ra tua cuốn.

Cây đậu xanh, Cây củ cải, cây lúa mì, cây mù tạt

Rễ cây tăng kích thước và số lượng.

Lá cây tăng kích thước.

Cây cao lên và to ra.

Hạt nảy mầm và ra rễ, cây mầm ra lá.

Kết luận

  • Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau:
  • Ở thực vật có hoa: hạt => hạt nảy mầm => cây mầm => cây con => cây trưởng thành=> Cây ra hoa => cây tạo quả và hình thành hạt.
  • Các giai đoạn đó nối tiếp nhau, tạo thành vòng đời của cây.
  1. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn

Đọc thông tin mục IV (SGK tr.143) và trả lời câu hỏi:

Thảo luận cặp đôi

Nêu các ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật để tăng năng suất cây trồng.

Trả lời

  • Đưa ra biện pháp chăm sóc phù hợp.
  • Điều khiển yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng nhằm kích thích ra hoa sớm, tăng hiệu suất tạo quả.
  • Trồng cây đúng mùa vụ, luân canh.
  • Sử dụng chất kích thích để làm cho cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất.

LUYỆN TẬP

Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

  • Tưới nước ấm 40 – , thắp đèn cho cây đào giúp cây ra hoa sớm.
  • Phủ nylon lên mạ mới gieo giúp tránh rét triển ở thực vật.
  • Chiếu sáng trên 16 giờ cho hoa lay ơn để cây có búp to hơn và hoa bền hơn.
  • Mùa nào trồng cây nấy: Mùa xuân, hè trồng cà chua, bí đỏ. Mùa thu, đông trồng su hào, bắp cải.

VẬN DỤNG

Vận dụng 1: Vì sao thường phải trồng cây đúng mùa vụ?

Phải trồng cây đúng mùa vụ vì:

  • Trồng đúng thời vụ à cho năng suất tối đa so với tiềm năng của nó. 
  • Trồng đúng thời vụ à cây khoẻ, tính chống chịu tốt nhất với các đối tượng sâu bệnh hại.

Vận dụng 2: Muốn trồng cây trái vụ (ví dụ thanh long, xoài,…) vẫn đạt năng suất cao thì có thể có biện pháp nào?

Muốn trồng cây trái vụ (ví dụ thanh long, xoài,…) vẫn đạt năng suất cao thì có thể có biện pháp như:

  • Điều khiển yếu tố môi trường: Thanh long là một loài cây ưa ánh sáng và khí hậu nóng,
  • Trồng trái vụ cần chong đèn, tăng thời gian chiếu sáng à kích thích cây ra hoa.
  • Chủ yếu là ánh sáng đỏ và đỏ xa à dùng bóng đèn tròn từ 75 – 100 W; thắp sáng liên tục từ 15 - 20 đêm, thời gian thắp đèn từ 7 - 10 giờ/đêm.
  • Sử dụng chất kích thích cho cây: phân bón, nước, chất kích thích sinh trưởng hợp lí để cây ra hoa, tạo quả,…

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy tìm hiểu thêm một số biện pháp làm cho cây ra rễ nhanh, tăng chiều cao cây, kích thích ra hoa sớm,…

Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 7.

Đọc và tìm hiểu trước Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 7 kì 2 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint sinh học 7 cánh diều với cuộc sống, GA trình chiếu sinh học 7 cánh diều, GA điện tử sinh học 7 cánh diều, bài giảng điện tử sinh học 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay