Giáo án PowerPoint Tin hoc 6 Kết nối tri thức bài 3: Thông tin trong máy tính

Giáo án PowerPoint Tin học 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 3: Thông tin trong máy tính. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Tin hoc 6 Kết nối tri thức bài 3: Thông tin trong máy tính


BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Theo em, con người dùng cái gì để diễn đạt suy nghĩ của mình cho người khác hiểu?

TL: Con người dùng chữ cái, con số và các kí hiệu để diễn đạt suy nghĩ của mình.

Vậy máy tính diễn đạt thông tin bằng cách nào?

TL: Máy tính làm việc chỉ với hai kí hiệu là 0 và 1.

Hoạt động 1: Cho các số từ 0 đến 7 được viết thành dãy tăng dần từ trái sang phải. Em hãy quan sát hình 1.3 và đọc hướng dẫn để biết cách mã hóa số 4 thành các dãy kí hiệu 0 và 1.

TL:

Bước 1. Thu gọn dãy số bằng cách sau

  • Chia dãy số thành 2 nửa đều nhau
  • Kiểm tra xem số 4 thuộc nửa trái hay nửa phải
  • Ghi lại vị trí của số 4 (trái hoặc phải)
  • Bỏ đi nửa dãy số không chứa số 4. Giữ lại nửa dãy số chứa số 4

Sau mỗi lần thực hiện, dãy số được thu gọn còn một nửa. Thực hiện thu gọn dãy số ba lần cho đến khi còn lại số 4.

Bước 2: Chuyển dãy  vị trí thu được (phải, trái, trái) thành 0,1 theo quy tắc: trái thành o, phải thành 1. Như vậy số 4 được mã hóa thành 100.

Vậy với như cách trên, em hãy mã hóa số 3 và số 6 và cho biết hai dãy kí hiệu mã hóa có giống nhau không?

+ Nhóm 1 và 3 mã hóa số “3”

+ Nhóm 2 và 4 mã hóa số “6”

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Nội dung chính
  • Biểu diễn thông tin trong máy tính
  • Đơn vị đo thông tin
  1. Khám phá
  2. Biểu diễn thông tin trong máy tính:

Thông tin máy tính được biểu diễn dưới những dạng nào?

+ Biểu diễn số

+ Biểu diễn văn bản

+ Biểu diễn âm thanh

+ Biểu diễn hình ảnh

  1. Biểu diễn số

Tương tự như hoạt động 1, ta có dãy mã hóa các số từ 0 đến 7 như sau:

=> Kí hiệu 0 với 1 như vậy được gọi là Bit.

Mỗi kí hiệu là 1 bit

  1. Biểu diễn văn bản
  • Văn bản gồm các chữ cái (cả chữ hoa và chữ thường), các chữ số, dấu câu,

kí hiệu,... được gọi chung là các kí tự.

  • Văn bản được chuyển thành dãy bit bằng cách chuyển từng kí tự một.

Cách thực hiện mã hóa từ “CAFE”:

+ B1: tìm dãy bit biểu diễn của kí tự C - 01000011

+ B2: tìm dãy bit biểu diễn của kí tự A - 01000001

+ B3: tìm dãy bit biểu diễn của kí tự F - 01000110

+ B4: tìm dãy bit biểu diễn của kí tự E - 01000101

  1. Biểu diễn văn bản

Cho một số kí tự của bảng mã sau.

Theo bảng mã hãy chuyển từ DA CA thành 1 dãy bit.

+ Dãy bit biểu diễn của kí tự D -01000100

+ Dãy bit biểu diễn của kí tự A - 01000001

+ Dãy bit biểu diễn của kí tự C - 01000011

+ Dãy bit biểu diễn của kí tự A - 01000001

  1. Biểu diễn hình ảnh
  • Hình ảnh kĩ thuật số được tạo thành từ các điểm ảnh (pixel).
  • Mỗi pixel trong một ảnh đen trắng được biểu thị bằng 1 bit.

Ví dụ:

  • Chuyển hình ảnh chữ A trong một lưới 8 x 8

     thành dãy bit.

  • Kí hiệu:

     + Màu đen là 1

     + Màu trắng là 0.

  1. Biểu diễn hình ảnh

Hãy biểu diễn hình ảnh chữ O thành dãy bit?

  1. Biểu diễn âm thanh

Âm thanh được phát ra từ đâu?

Làm cách nào để chuyển âm thành thành dãy bit?

+ Âm thanh được phát ra nhờ sự rung lên của màng loa, của dây đàn, dây thanh quản... Khi dây đàn rung lên, nó rung càng nhanh âm thanh phát ra sẽ càng cao.

+ Tốc độ rung của âm thanh được ghi lại dưới dạng giá trị số, từ đó chuyển thành dãy bit.

Ví dụ: Biểu diễn nốt La thành dãy bit

Hoạt động 2:

Trong hình vuông mỗi chiều 8 ô, vẽ hình một trái tim như hình 1.6

  1. Em hãy chuyển đổi mỗi dòng trong hình vẽ thành một dãy bit
  2. Em hãy chuyển cả hình vẽ thành dãy bit băng cách nối các dãy

bit của các dòng lại với nhau (từ trên xuống dưới).

TL:

  1. Hình ảnh
  2. 01100110 10011001 10000001 01000010 01000010 00100100 00111100 00011000

=> Kết luận:

  • Thông tin được biểu diễn trong máy tính bằng các dãy bit. Mỗi dãy bit là một kí hiệu 0 hoặc 1 hay còn được gọi là chữ số nhị phân.
  • Bit là đơn vị đo nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin
  1. Đơn vị đo thông tin

Thông tin máy tính được tổ chức dưới dạng nào? Và được lưu trữ trong các thiết bị nào?

Hãy nêu một số đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin mà em biết?

  • Thông tin máy tính được tổ chức dưới dạng tệp.
  • Đực lưu trữ trong các thiết bị như thẻ nhớ, đĩa cứng...
  • Để đo dung lượng thông tin người ta thường dùng đơn vị byte (dãy 8 bit liên tục).
  • Một số đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin khác: kilobyte, megabyte, terabyte

Ngoài bộ nhớ trong, dung lượng máy tính còn trao đổi dữ liệu với các bộ nhớ

ngoài như thẻ nhớ, đĩa quang, đĩa cứng, ...Trong đó, thẻ nhớ là loại được sử

dụng  ưa thích vì nhỏ gọn mà lưu trữ được nhiều dữ liệu.

Câu hỏi:

Câu 1. Em hãy quan sát hình sau và cho biết thông tin về dung lượng của từng ổ đĩa?

Câu 2. Em hãy quan sát hình sau và cho biết dung lượng của mỗi tệp?

TL:

Câu 1: Dung lượng của từng ổ đĩa

  • Ổ đĩa C: 109 GB
  • Ổ đĩa E: 111 GB
  • Ổ đĩa F: 169 GB
  • Ổ đĩa G: 186 GB

Câu 2: Dung lượng của từng tệp

  • jpg: 372 KB IMG_0014.jpg: 408KB
  • jpg: 482 KB IMG_0024.jpg: 512 KB
  • jpg: 372 KB IMG_0039.jpg: 372 KB
  • jpg: 372 KB IMG_0046.jpg: 372 KB
  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Dữ liệu được máy tính lưu trữ dưới dạng

  1. thông tin.          B. dãy bít. C. số thập phân D. các kí tự.

Đáp án: B

Câu 2: Dữ liệu trong máy tính được mã hoá thành dãy bít vì

  1. dãy bít đáng tin cậy hơn.
  2. dãy bít được xử li dễ dàng hơn.
  3. dãy bít chiếm ít dung lượng nhớ hơn.
  4. máy tính chỉ làm việc với hai kí hiệu 0 và 1.

Đáp án D

Câu 3: Một bít được biểu diễn bằng

  1. một chữ cái.                   B. một ki hiệu đặc biệt.
  2. kí hiệu 0 hoặc 1.            D. chữ số bất kì.

Đáp án C

Câu 4: Bao nhiêu ‘byte’ tạo thành một ‘kilobyte’?

  1. 8.                     B. 64.              
  2. 1 024.              D. 2 048.

Đáp án C

Câu 5: Một gigabyte xấp xỉ bằng

  1. một triệu byte.                   B. một tỉ byte.
  2. một nghìn tỉ byte.              D. một nghìn byte.

Đáp án B

Câu 6: Khả năng lưu trữ của một thiết bị nhớ được gọi là gì?

  1. Dung lượng nhớ.                      B. Khối lượng nhớ.
  2. Thể tích nhớ.                            D. Năng lực nhớ.

Đáp án A

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Bài tập 1: Một thẻ nhớ 2 GB chửa được khoảng bao nhiêu bản nhạc?

Biết rằng mỗi bản nhạc có dung lượng khoảng 4 MB.

TL: Vì 1GB = 1024 MB nên số bản nhạc có thể lưu trữ trong thẻ nhớ là:

 =  = 512 (bản nhạc)

Bài tập 2: Em hãy kiểm tra và ghi lại dung lượng các ổ đĩa của máy tính mà em đang sử dụng.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập

Xem trước nội dung bài 4

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Tin học 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay