Kênh giáo viên » Tin học 6 » Trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo

Câu hỏi trắc nghiệm môn Tin học 6 chân trời sáng tạo. Gồm các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao + Câu hỏi Đ/S. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, làm phiếu học tập, đề thi, kiểm tra; giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy,… Tài liệu có file word và đáp án. Chúc quý thầy cô dạy tốt.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

CHỦ ĐỀ 4: ĐẠO ĐỨC, PHÁO LUẬT 

VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

BÀI 9: SỬ DỤNG INTERNET AN TOÀN

(25 câu)

 

I. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1. Đâu là tác hại, nguy cơ khi người sử dụng Internet nghiện Internet?

A. Tội phạm đánh cắp thông tin, mã hóa dữ liệu trong máy tính, yêu cầu người dùng trả tiền để lấy lại thông tin, dữ liệu.

B. Trao đổi qua mạng dễ bị hiểu nhầm, mâu thuẫn, xung đột.

C. Nảy sinh trộm cắp, nói dối để có tiền, thời gian sử dụng Internet.

D. Bản thân vô ý trở thành người vi phạm pháp luật khi truy cập, chia sẻ, cổ xúy nội dung không phù hợp.

Câu 2. Đâu là tác hại, nguy cơ khi người sử dụng Internet sử dụng phần mềm độc hại?

A. Mất thời gian cho việc truy cập web, chơi trò chơi trực tuyến.

B. Tội phạm đánh cắp thông tin, mã hóa dữ liệu trong máy tính, yêu cầu người dùng trả tiền để lấy lại thông tin, dữ liệu.

C. Các thông tin bị lợi dụng để thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo,…

D. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí.

Câu 3. Người sử dụng Internet có hành vi xung đột, bạo lực, bắt nạt trên mạng sẽ dẫn đến nguy cơ gì?

A. Người dùng Internet, đặc biệt là giới trẻ dễ bị ảnh hưởng, lôi kéo vào lối sống không lành mạnh, thiếu văn hóa.

B. Bản thân vô ý trở thành người vi phạm pháp luật khi truy cập, chia sẻ, cổ xúy nội dung không phù hợp.

C. Nảy sinh trộm cắp, nói dối để có tiền, thời gian sử dụng Internet.

D. Những người trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm giải quyết mâu thuẫn, xung đột dễ bị bế tắc.

Câu 4. Đâu là tác hại, nguy cơ khi thông tin cá nhân, tập thể bị lợi dụng?

A. Thương hiệu, thông tin khuyến mại, danh sách khách hàng doanh nghiệp,… bị tội phạm lợi dụng lừa đảo.

B. Trao đổi qua mạng dễ bị hiểu nhầm, mâu thuẫn, xung đột.

C. Bản thân vô ý trở thành người vi phạm pháp luật khi truy cập, chia sẻ, cổ xúy nội dung không phù hợp.

D. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí.

Câu 5. Người dùng Internet, đặc biệt là giới trẻ dễ bị ảnh hưởng, lôi kéo vào lối sống không lành mạnh, thiếu văn hóa là nguy cơ, tác hại nào khi sử dụng Internet?

A. Thông tin cá nhân, tập thể bị lợi dụng.

B. Nội dung xấu, xuyên tạc.

C. Lừa đảo qua mạng.

D. Xung đột, bạo lực, bắt nạt trên mạng.

Câu 6. Tội phạm sử dụng những thông tin cá nhân của người dùng để làm việc xấu là nguy cơ, tác hại nào khi sử dụng Internet?

A. Phần mềm độc hại.

B. Nghiện Internet.

C. Lừa đảo qua mạng. 

D. Xung đột, bạo lực, bắt nạt trên mạng.

Câu 7. Để cảnh giác với những tác hại, nguy cơ khi tham gia Internet, cần:

A. Sử dụng mật khẩu dễ nhớ nhưng khó đoán.

B. Không truy cập, sử dụng thông tin cá nhân của người khác khi chưa có sự đồng ý của người đó.

C. Chỉ đưa lên mạng những thông tin chính xác, tin cậy, tích cực

D. Không mở thư điện tử lạ, không truy cập hay tải phần mềm, tài liệu từ trang web không tin cậy.

Câu 8. Em cần làm gì để bảo mật thông tin cá nhân, tập thể?

A. Cảnh giác với những thông báo trúng thưởng, mời tham gia câu lạc bộ, chương trình ưu đãi, giảm giá, tặng quà,…

B. Không sử dụng tính năng lưu mật khẩu khi sử dụng máy tính dùng chung.

C. Lan tỏa suy nghĩ tích cực, cách ứng xử có văn hóa khi tham gia bình luận, trao đổi trên mạng.

D. Nhờ người lớn chặn thư rác, cài đặt phần mềm chống virus trên máy tính sử dụng.

Câu 9. Em thể hiện sự tôn trọng tích cực như thể nào khi tham gia Internet?

A. Sử dụng tiếng Việt có dấu và hạn chế viết tắt, dùng từ lóng để tránh hiểu nhầm.

B. Chỉ đưa lên mạng những thông tin chính xác, tin cậy, tích cực.

C. Tự thiết lập và tuân thủ quy định về thời gian cho các hoạt động học tập, giải trí, vận động thể chất ngoài trời.

D. Tránh sử dụng Internet, trò chơi trực tuyến quá mức.

Câu 10. Em cần thể hiện trách nhiệm như thế nào khi tham gia Internet?

A. Thể hiện sự tôn trọng, khiêm tốn.

B. Thông báo cho bố mẹ, thầy cô giáo khi bị dụ dỗ, bắt nạt hay bất cứ điều gì trên mạng làm em băn khoăn, lo lắng.

C. Không truy cập, chia sẻ, phát tán trang web, bài viết, tin tức có nội dung xấu, xuyên tạc, nói xấu. 

D. Nhờ người lớn chặn thư rác, cài đặt phần mềm chống virus trên máy tính em sử dụng.

Câu 11. Việc làm nào dưới đây có thể khiến em gặp nguy cơ bị hại khi sử dụng Internet?

A. Mở liên kết được cung cấp trong thư điện tử biết rõ nguồn gốc.

B. Tải phần mềm, tệp miễn phí, không rõ nguồn gốc.

C. Báo cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo biết khi có kẻ dọa mình trên mạng.

D. Định kì thay đổi mật khẩu của tài khoản cá nhân trên mạng xã hội và thư điện tử.

 

II. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Internet đã mang lại những lợi ích to lớn cho xã hội loài người.

B. Internet tiềm ẩn những mặt trái.

C. Internet là một phần không thể thiếu trong kỷ nguyên công nghệ thông tin.

D. Internet mang lại nhiều rủi ro nhất đối với những người sinh sống ở nông thôn.

Câu 2. Đâu không phải là lý do giải thích tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, tập thể trên Internet?

A. Kẻ xấu có thể sử dụng thông tin đánh cắp được để đe dọa, tống tiền, lừa đảo.

B. Tội phạm có thể sử dụng thông tin cá nhân, tập thể để chiếm đoạt tài khoản trên mạng và sử dụng vào mục đích xấu.

C. Cá nhân, tập thể có thể bị mạo danh khi thông tin của họ bị kẻ gian lợi dụng.

D. Pháp luật cho phép mọi người có quyền tự ý sử dụng thông tin tập thể, thông tin cá nhân của người khác để làm bất kì điều gì.

Câu 3. Đâu không phải cách giúp em chia sẻ thông tin của bản thân, tập thể an toàn, hợp pháp?

A. Xác định rõ đối tượng, mục đích trước khi chia sẻ thông tin cá nhân, tập thể.

B. Không chia sẻ thông tin cá nhân ngoài mục đích, đối tượng cần chia sẻ.

C. Công khai thông tin cá nhân, tập thể trên Internet.

D. Chia sẻ thông tin cá nhân, tập thể khi được phép. 

Câu 4. Việc làm nào dưới đây được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên Internet?

A. Mở thư điện tử do người lạ gửi.

B. Tải các phần mềm miễn phí trên Internet không có bản quyền.

C. Liên tục vào các trang xã hội để cập nhật thông tin.

D. Vào trang web tìm kiếm để tìm tư liệu làm bài tập về nhà.

Câu 5. Tìm phương án sai:

Khi dùng Internet có thể:

A. Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh.

B. Máy tính bị nhiễm virus hoặc mã độc.

C. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng.

D. Bị lừa đảo hoặc lợi dụng.

Câu 6. Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính của mình?

A. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết.

B. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử.

C. Không cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.

D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.

Câu 7. Trong các biện pháp phòng tránh tác hại, nguy cơ khi tham gia Internet, biện pháp nào quan trọng nhất?

A. Bảo mật thông tin cá nhân, tập thể.

B. Tôn trọng tích cực.

C. Trách nhiệm. 

D. Cảnh giác.

Câu 8. Việc làm nào dưới đây không giúp bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân?

A. Nhờ người lớn cài đặt phần mềm phòng chống virus trên máy tính sử dụng.

B. Đồng ý để trình duyệt lưu mật khẩu truy cập hộp thư điện tử khi sử dụng máy tính ở phòng thực hành tin học của nhà trường.

C. Đặt mật khẩu có độ dài ít nhất là 8 kí tự, có chữ viết hoa, chữ số và kí tự đặc biệt.

D. Cung cấp họ và tên, ngày sinh, địa chỉ nhà ở, ảnh chụp của bản thân khi được yêu cầu.
Câu 9. Việc làm nào dưới đây là không nên đối với người sử dụng Internet?

A. Quan sát kĩ địa chỉ gửi, tiêu đề thư điện tử nhận được, nếu thấy đáng ngờ thì xóa ngay hoặc báo cho bố mẹ.

B. Chia sẻ với người lớn mà em tin tưởng khi gặp những vấn đề trên mạng làm em lo lắng, sợ hãi.

C. Hùa theo số đông khi tham gia bình luận, trao đổi trên mạng.

D. Chia sẻ liên kết đến trang web có nội dung phù hợp với lứa tuổi của em.

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Chia sẻ bài viết, liên kết đến trang web có nội dung xấu là hành vi thiếu văn hóa, trái đạo đức, vi phạm pháp luật.

B. Sử dụng thông tin tập thể, thông tin cá nhân của người khác với mục đích xấu là vi phạm pháp luật.

C. Do không phải là chất gây nghiện nên người dùng sẽ không bị nghiện Internet.

D. Tránh chia sẻ thông tin, đưa ra những bình luận trên mạng gây tổn thương người khác.

 

III. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1. Bài thơ dưới đây có nội dung gì?

Thông tin phải giữ AN TOÀN.

Chớ nên GẶP GỠ bạn vừa mới quen.

Không CHẤP NHẬN, chớ có quên.

Tăng độ TIN CẬY, điều nên giữ gìn.

NÓI RA với người bạn tin.

Năm QUY TẮC đó nên in vào lòng.

A. Một số quy tắc an toàn khi sử dụng Internet.

B. Một số mặt trái khi sử dụng Internet.

C. Một số lợi ích khi sử dụng Internet.

D. Một số xu hướng khi sử dụng Internet.

Câu 2. Thư điện tử nào không phải là thư quảng cáo hoặc có nội dung không phù hợp với lứa tuổi của em?

Tech12h

A. Xo so (Thông báo trúng thưởng).

B. Kiên Trung (Trao đổi bài tập tin học của nhóm) và Club (Câu lạc bộ hẹn hò trực tuyến).

C. Kiên Trung (Trao đổi bài tập tin học của nhóm).

D. Club (Câu lạc bộ hẹn hò trực tuyến).

 

IV. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1. Đâu không phải là cách nhận diện trò lừa đảo trên Internet?

A. Nhận quà từ bạn nước ngoài làm quen qua mạng.

B. Tự xưng cơ quan chức năng gọi điện thông báo điều tra.

C. Thông báo trúng thưởng tiền, tài sản có giá trị.

D. Bán thuốc đặc trị tại hiệu thuốc đã được cấp giấy chứng nhận.

Câu 2. Mọi người đều có nhiệm vụ tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình, điều này được quy định tại:

A. Luật An toàn thông tin mạng.

B. Luật Dân sự.

C. Hiến pháp.

D. Luật Công nghệ cao.

Trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án Tin học 6 chân trời sáng tạo

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm Tin học 6 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm tin học 6 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm tin học 6 chân trời trọn bộ

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay