Kênh giáo viên » Tin học 6 » Giáo án PowerPoint Tin hoc 6 Kết nối tri thức bài 9: An toàn thông tin trên internet

Giáo án PowerPoint Tin hoc 6 Kết nối tri thức bài 9: An toàn thông tin trên internet

Giáo án PowerPoint Tin học 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 9: An toàn thông tin trên internet. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Tin hoc 6 Kết nối tri thức bài 9: An toàn thông tin trên internet


CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐNG

BÀI 9. AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MÁY TÍNH

 

  1. KHỞI ĐỘNG

Đóng vai thể hiện đoạn hội thoại

Một buổi sáng, Minh đến lớp với vẻ mặt buồn thiu tìm An để nói chuyện

Minh: Bạn biết không, tối qua tớ làm hỏng máy tính rồi. Tớ lo là các tệp ảnh chụp hôm đi dã ngoại trong máy bị mất.

An: Bạn đã làm gì để xảy ra sự cố này?

Minh: Tớ tải một phần mềm trò chơi trên mạng và cài đặt, máy tính khởi động lại rồi bị treo luôn

An: Máy tính của bạn có cài phần mềm chống virus không?

Minh: Có! Nhưng vì háo hức muốn chơi nên tớ đã bỏ qua cảnh báo khi cài đặt.

B, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Tác hại và nguy cơ khi dùng Internet
  2. Bạn Minh đã gặp phải rắc rối gì?
  3. Tác hại và nguy cơ khi dùng Internet?

TL:

  • Thông tin ca nhân bị đánh cắp.
  • Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.
  • Bị lừa đảo dụ dỗ, đe doạ, bắt nạt trên mạng
  • Tiếp nhân thông tin không chính xác.
  • Nghiện internet, trò chơi trên mạng.

* Thảo luận:

Câu 1: Em hãy tìm phương án sai: Khi sử dụng internet có thể:

  1. Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh.
  2. Tải các phần mềm miễn phí không được kiểm duyệt
  3. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng
  4. Bị lừa đảo hoặc lợi dụng

Đáp án C

Câu 2: Việc làm nào được khuyến khích sử dụng các dịch vụ internet.

  1. Mở thư điện tử do người lạ gửi
  2. Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc
  3. Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhập thông tin
  4. Vào trang web để tìm bài tập về nhà

Đáp án D

=> Theo em phải sử dụng internet như thế nào để được an toàn?

Một số quy tắc an toàn khi sử dụng Internet

GIỮ AN TOÀN: Không tiết lộ thông tin cá nhân trên mạng xã hội cho người lạ

KHÔNG GẶP GỠ: Không gặp gỡ người mình chỉ mới quen qua mạng.

ĐỪNG CHẤP NHẬN: Chỉ nhận và mở thư điện tử của người mình biết, từ chối tham gia các nhóm…

KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY: Chỉ tìm kiếm thông tin từ các trang chính thống, uy tín, đáng tin cậy….

HÃY NÓI RA: Khi bị người khác lừa đảo, bắt nạt,…cần chia sẻ với thầy cô, người thân nhờ sự trợ giúp.

KẾT LUẬN:

Thông tin phải giữ AN TOÀN .

Chớ nên GẶP GỠ người bạn mới quen.

Không CHẤP NHẬN, chớ có quên.

Tăng độ TIN CẬY, điều nên giữ gìn.

NÓI RA với người bạn tin.

Năm QUY TẮC  đó nên in trong lòng.

* Thảo luận:

  1. Em có thể đưa ra một số giải pháp để giữ bí mật thông tin cá nhân không?
  2. Trong 5 quy tắc trên, em thấy quy tắc nào quan trọng nhất? Tại sao?

TL:

Đặt mật khẩu cho máy tính

Không chia sẻ thông tin của cá nhân hoặc người thân lên mạng hoặc cho người khác

  1. An toàn thông tin

PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1: Sau giờ thực hành ở phòng máy, bạn Minh quên đăng xuất tài khoản thư điện tử của mình và một ai đó đã dùng thư điện tử của Minh để gửi nội dung không hay cho những người khác. Theo em, điều gì có thể xảy ra với Minh?

Câu 2: Nếu thấy đường liên kết hoặc thư điện tử có chủ đề gây tò mò được gửi từ một người không quen biết thì em nên làm gì?

Câu 3: Em hãy nêu một vài cách để bảo vệ thư điện tử?

  1. 3. Để bảo vệ tài khoản thư điện tử, ta cần: Đặt mật khẩu mạnh, bảo vệ mật khẩu, đăng xuất khi dùng xong, cài đặt phần mềm diệt virus,...

Thảo luận:

Một bạn quen trên mạng xin số điện thoại và địa chỉ của em để gặp nhau nói chuyện? Em có nên cho không? Tại sao?

TL: Em không cho người quen trên mạng số điện thoại và địa chỉ của em. Không hẹn gặp người nói chuyện với người đó vì có thể gặp điều không hay.

Em được một bạn gửi qua mạng cho một số thông tin không tốt về một số bạn khách cùng lớp. Em có nên đăng lên mạng để mọi người cùng biết không?

TL:

+ Không đăng tin không tốt về bạn cùng lớp trên mạng.

+ Tìm hiểu để biết thông tin đó đúng hay sai và có thể làm gì để giúp đỡ bạn.

* Một số biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn...

  1. LUYỆN TẬP

Câu 1: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?

  1. Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu quên còn hỏi bạn

 

  1. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ
  2. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho ai biết.
  3. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên.

Đáp án C

Câu 2: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

  1. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.
  2. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
  3. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
  4. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn

Câu 3: Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?

  1. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay.
  2. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn.
  3. Vào Facebook họ đọc thông tin xem có phải người quen không, nếu không phải thì thôi.
  4. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn

Câu 4: Em nên sử dụng webcam khi nào?

  1. Không bao giờ sử dụng webcam.
  2. Khi nói chuyện với những người em biết 
  3. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng
  4. Khi nói chuyện với bất kì ai
  5. VẬN DỤNG

Em hãy đưa ra một số cách nhận diện những trò lừa đảo trên Internet?

KT: Những trò lừa đảo trên mạng thường là những lời quảng cái đánh vào lòng tham vật chất, những lời dụ dỗ, rủ rê làm những việc liên quan đến các vấn đề nhạy cảm, những tin nhắn tự giới thiệu là người quen của cha mẹ để bảo em làm điều gì đó mà không cho bố mẹ biết, tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc, những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì,...

* Hướng dẫn về nhà

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Tin học 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay