Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint toán 7 kì 2 sách cánh diều. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn toán 7 cánh diều của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều


I. GIÁO ÁN WORD TOÁN 7 CÁNH DIỀU KÌ 2

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3: BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Thực hiện và lí giải được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí trước từ những nguồn: văn bản, bảng biểu, kiến thức trong các môn học khác và trong thực tiễn.

- Giải thích được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí toán học đơn giản (vì dụ tính hợp lí, tính đại diện của một kết luận trong phỏng vấn; tính hợp lí của các quảng cáo, ...).

- Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng biểu đồ thống kê: biểu đồ đoạn thẳng (line graph).

- Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: biểu đồ đoạn thẳng (line graph).

- Nhận biết được những dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.

- Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học khác.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

- Thông qua hoạt động nhận biết khái niệm liên quan đến mô tả bảng, biểu đồ, phân tích, so sánh các kết quả trên bảng, biểu đồ, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học và NL giao tiếp toán học.

- Thông qua các hoạt động thảo luận, trao đổi, chia sẻ với GV và các bạn, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.

  1. Phẩm chất

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT, thước kẻ, biểu đồ; hình ảnh có liên quan đến biểu đồ đoạn thẳng để minh họa cho bài học được sinh động.

2 - HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- HS định hướng được nội dung của bài học và sẵn sàng với việc tìm hiểu nội dung mới.

  1. b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, đọc, nghe và thực hiện yêu cầu.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu theo nhận thức hiểu biết của bản thân.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu slide minh họa, cho HS quan sát hình ảnh, yêu cầu HS đọc bài toán mở đầu và trả lời câu hỏi: Biểu đồ ở Hình 11 biểu diễn thu nhập bình quân đầu người/ năm của Việt Nam (tính theo đô la Mỹ) ở một số năm trong giai đoạn từ 1986 đến năm 2020.

+ GV đặt câu hỏi: “ Biểu đồ ở Hình 11 là loại biểu đồ gì?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ đưa ra dự đoán về loại biểu đồ trong hình 11.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, nêu ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó giới thiệu, kết nối HS vào bài học mới. “ Ở các lớp dưới, các em đã được làm quen với rất nhiều các cách biểu diễn dữ liệu khác nhau như biểu diễn bằng bảng, biểu diễn bằng biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột kép,... Bài học ngày hôm nay các em sẽ được tìm hiểu thêm một loại biểu đồ mới cũng được dùng phổ biến trong việc biểu diễn dữ liệu thống kê.”

Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Biểu đồ đoạn thẳng

  1. a) Mục tiêu:

- HS ôn tập về đối tượng thống kế và tiêu chí thống kê.

- HS biết được dữ liệu thống kê có thể biểu diễn ở những dạng khác nhau, trong đó có biểu đồ đoạn thẳng, ghi nhớ ý nghĩa của biểu đồ đoạn thẳng.

- HS mô tả và biểu diễn dữ liệu thống kê theo nhiều cách khác nhau.

- Phân tích được biểu đồ đoạn thẳng.

  1. b) Nội dung:

 HS tìm hiểu nội dung kiến thức về biểu đồ đoạn thẳng theo sự hướng dẫn của GV, thảo luận trả lời câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: HS thực hiện được các yêu cầu của HĐ1, HĐ2, Ví dụ 1, 2, 3 trong SGK.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu Slide HĐ1 và yêu cầu HS trao đổi nhóm, hoàn thành các yêu cầu của HĐ1 để ôn tập về đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.

à GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét bổ sung

- GV giới thiệu vs HS biểu đồ trong Hình 11 là biểu đồ đoạn thẳng.

- GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét về biểu đồ đoạn thẳng

- GV mời 1 – 2 HS nhắc lại nội dung phần nhận xét trong SGK để ghi nhớ ý nghĩa của biểu đồ đoạn thẳng.

- GV yêu cầu HS đọc và trình bày lại Ví dụ 1 để củng cố cách mô tả đối tượng thống kê, tiêu chí thống kê, số liệu thống kê tương ứng với tiêu chí, từ đó luyện tập cách phân tích biểu đồ đoạn thẳng.

- Sau hoàn thành xong ví dụ 1, GV lưu ý với HS nội dung phần chú ý trong SGK – tr15 về biểu đồ đoạn thẳng

- GV yêu cầu HS đọc hiểu và hoàn thành Ví dụ 2 vào vở để củng cố cách biểu diễn dữ liệu thống kê theo nhiêu cách khác nhau, chuyển dữ liệu thống kê được biểu diễn ở bảng thống kê sang dữ liệu thống kê được biểu diễn ở dạng biểu đồ đoạn thẳng.

- GV yêu cầu HS thực hiện HĐ2. Nêu một số dạng biểu diễn của một tập dữ liệu.

- GV nhấn mạnh với HS: Dữ liệu thống kê có thể biểu diễn ở những dạng khác nhau, trong đó có biểu đồ đoạn thẳng.

HS luyện tập cách chuyển dữ liệu thống kê được biểu diễn ở dạng biểu đồ đoạn thẳng sang dữ liệu thống kê được biểu diễn bằng bảng thống kê thông qua việc thực hiện Ví dụ 3.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS chú ý theo dõi SGK, nghe, tiếp nhận kiến thức và hoàn thành theo yêu cầu, dẫn dắt của GV.

- HS hoạt động nhóm đôi: theo dõi nội dung SGK thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu trình bày tại chỗ/ trình bày bảng.

- Các HS khác hoàn thành vở, chú ý nghe và nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV đánh giá, nhận xét quá trình tiếp nhận và hoạt động của học sinh và gọi 1-2 HS nhắc lại kiến thức liên quan đến biểu đồ đoạn thẳng vừa được học.

I. Biểu đồ đoạn thẳng

HĐ1

- Trục nằm ngang biểu diễn các đối tượng thống kê là các năm: 1986, 1991, 2010, 2017 2018, 2019, 2020; 

- Trục thẳng đứng biểu diễn tiêu chí thống kê là thu nhập bình quân đầu người/năm của Việt Nam (tính theo đô la Mỹ) trong những năm nêu trên; 

- Đường gấp khúc gồm các đoạn thẳng nối liền liên tiếp 7 điểm. Mỗi điểm được xác định bởi năm thống kê và thu nhập bình quân đầu người/năm của Việt Nam trong năm đó.

Nhận xét:  Biểu đồ đoạn thẳng có các yếu tố sau: 

- Trục nằm ngang biểu diễn các đối tượng thống kê;

- Trục thẳng đứng biểu diễn tiêu chí thống kê và trên trục đó đã xác định độ dài đơn vị | thống kê; 

-  Biểu đồ đoạn thẳng là đường gấp khúc nối từng điểm liên tiếp bằng các đoạn thẳng;

Mỗi điểm đầu mút của các đoạn thẳng trong đường gấp khúc được xác định bởi một đối tượng thống kê và số liệu thống kê theo tiêu chí của đối tượng đó.

Ví dụ 1 (SGK – tr15)

Chú ý

- Cũng như biểu đồ cột và biểu đồ cột kép, biểu đồ đoạn thẳng giúp chúng ta “trực quan hoá” một tập dữ liệu thống kê thông qua cách biểu diễn hình học tập dữ liệu đó. 

- Người ta còn biểu diễn dữ liệu thống kê dạng biểu đồ tương tự biểu đồ cột, trong đó các cột được thay bằng các đoạn thẳng. | Biểu đồ đó cũng gọi là biểu đồ đoạn thẳng, chẳng hạn xem biểu đồ ở Hình 13.

Ví dụ 2 (SGK – tr15)

HĐ2

Một số dạng biểu diễn của một tập dữ liệu: Bảng dữ liệu, biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột kép, biểu đồ tranh, biểu đồ đoạn thẳng,…

Ví dụ 3 (SGK – tr16)

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TOÁN 7 CÁNH DIỀU KÌ 2

 

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC!!

CHÀO MỪNG CÁC EM

ĐẾN VỚI TIẾT HỌC!!

Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu (ước đạt) 6,15 triệu tấn gạo, thu được 3,07 tỉ đô la Mỹ. Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 21 biểu diễn khối lượng xuất khẩu của mỗi loại gạo trong tổng số gạo xuất khẩu (tính theo tỉ số phần trăm).

Số lượng xuất khẩu gạo trắng chiếm bao nhiêu phần trăm?

BÀI 3: BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG

(3 tiết)

NỘI DUNG

  1. BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT TRÒN

Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 22 biểu diễn kết quả phân loại học tập (tính theo tỉ số phần trăm) của 200 học sinh khối lớp 7 ở một trường trung học cơ sở.

  1. Có bao nhiêu phần trăm học sinh ở mức Tốt? Bao nhiêu phần trăm học sinh ở mức Khá? Bao nhiêu phần trăm học sinh ở mức Đạt?
  2. Tổng ba tỉ số phần trăm ghi ở ba hình quạt tròn bằng bao nhiêu?

Kết quả:

  1. a) Có 22,5% HS ở mức tốt; 60% HS ở mức khá và 17,5% HS ở mức đạt.
  2. b) Tổng ba tỉ số phần trăm ghi ở ba hình quạt tròn là:

Nhận xét:

Biểu đồ hình quạt tròn có các yếu tố sau:

  • Đối tượng thống kê được biểu diễn bằng các hình quạt tròn. 
  • Số liệu thống kê theo tiêu chí thống kê của mỗi đối tượng (thống kê) được ghi ở hình quạt tròn tương ứng. Số liệu thống kê đó được tính theo tỉ số phần trăm. 
  • Tổng các tỉ số phần trăm ghi ở các hình quạt tròn là 100%, nghĩa là tổng các tỉ số phần trăm của các số liệu thành phần phải bằng 100% (của tổng thể thống kê).

Biểu đồ hình quạt tròn ở hình 22 có:

  • Đối tượng thống kê: kết quả phân loại học tập của học sinh (Tốt, Khá, Đạt) và được biểu diễn bởi ba hình quạt tròn.
  • Số liệu thống kê theo tiêu chí thống kê của mỗi đối tượng (thống kê): biểu diễn bởi tỉ số phần trăm ghi ở mỗi hình quạt tròn, tương ứng với kết quả phân loại học tập của học sinh.
  • Tổng ba tỉ số phần trăm ghi ở 3 hình quạt tròn là 22,5% + 60% + 17,5% = 100% nghĩa là tổng các tỉ số phần trăm của các số liệu thành phần phải bằng 100% (của tổng thể thống kê).

Ví  dụ 1:

Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 23 biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm chọn môn thể thao ưa thích nhất trong bốn môn: Bóng đá, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyển của 300 học sinh khối lớp 7 ở một trường trung học cơ sở. Mỗi học sinh chỉ được chọn một môn thể thao khi được hỏi ý kiến.

  1. Có bao nhiêu phần trăm học sinh chọn môn thể thao ưa thích nhất là Bóng đá? Cầu lông? Bóng bàn? Bóng chuyền?
  2. Số học sinh chọn môn Cầu lông và Bóng bàn chiếm bao nhiêu phần trăm? Số học sinh chọn môn Bóng đã gấp bao nhiêu lần số học sinh chọn môn Bóng chuyền?

Ví dụ 2:

Các thành phần của một chai nước ép hoa quả (tính theo tỉ số phần trăm) như sau: việt quất: 60%, táo: 30%, mật ong: 10%.

Trong các hình 24a, 24b, 24c, 24d ta có thể biểu diễn các số liệu đã cho trên hình nào để nhận được biểu đồ hình quạt tròn thống kê các thành phần của chai nước ép hoa quả trên?

Kết quả:

Vì chai nước ép hoa quả chỉ có 3 thành phần và các thành phần đó có tỉ số phần tram khác nhau .

 Chỉ có hình 24c phù hợp để biểu diễn các số liệu trên.

Sau khi biểu diễn ta nhận được biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 25 thống kê các thành phần của chai nước ép hoa quả đó.

?2: Nêu một số dạng biểu diễn của một tập dữ liệu.

Một số dạng biểu diễn của một tập dữ liệu: Bảng dữ liệu, biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột kép, biểu đồ tranh, biểu đồ đoạn thẳng,…

=> Dữ liệu thống kê có thể biểu diễn ở những dạng khác nhau, trong đó có biểu đồ hình quạt tròn

Ví dụ 3:

Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 26 biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) chọn loại quả yêu thích nhất trong năm loại: táo, chuối, lê, dưa hấu, cam của 360 học sinh khối lớp 7 ở một trường trung học cơ sở. Mỗi học sinh được chọn một loại quả khi được hỏi ý kiến.

  1. a) Lập bảng số liệu thống kê tỉ lệ học sinh yêu thích mỗi loại quả theo mẫu sau:

Loại quả

Táo

Chuối

Dưa hấu

Cam

Tỉ lệ số học sinh

(tính theo %)

     
  1. b) Lập bảng số liệu thống kê số học sinh yêu thích mỗi loại quả theo mẫu sau:

Loại quả

Táo

Chuối

Dưa hấu

Cam

Tỉ lệ số học sinh

(tính theo %)

20%

15%

10%

30%

25%

Kết quả:

  1. b) Số học sinh chọn táo là:

Tương tự như trên, số học sinh chọn chuối, lê, dưa hấu, cam lần lượt là:

 ;  ;  ;

Ta có bảng số liệu thống kê sau:

Loại quả

Táo

Chuối

Dưa hấu

Cam

Tỉ lệ số học sinh

(tính theo %)

72

54

36

108

90

Nhận xét:

  • Thông thường, trong bảng số liệu, ta có thể nhận biết nhanh chóng số liệu thống kê (theo tiêu chí) của mỗi đối tượng thống kê nhưng không biết được mỗi đối tượng đó chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thể thống kê. 
  • Ngược lại, trong biểu đồ hình quạt tròn ta có thể nhận biết nhanh chóng mỗi đối tượng thống kê chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thể thống kê nhưng lại không biết được số liệu thống kê (theo tiêu chí) của mỗi đối tượng đó. 
  • Vì thế, tùy theo mục đích thống kê ta sẽ lựa chọn bảng số liệu hay biểu đồ hình quạt tròn để biểu diễn dữ liệu thống kê.
  1. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÍ DỮ LIỆU BIỂU DIỄN BẰNG BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT TRÒN

Ví dụ 4:

Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 27 biểu diễn cơ cấu tiêu dùng các dạng năng lượng của toàn cầu năm 2019.

  1. Năng lượng tái tạo tiêu dùng chiếm bao nhiêu phần trăm?
  2. Năng lượng hoá thạch (bao gồm than, dầu và khí) tiêu dùng bao nhiêu phần trăm?
  3. Năng lượng hoá thạch tiêu dung gấp khoảng bao nhiêu lần so với năng lượng tái tạo tiêu dung?
  4. Hãy nêu hậu quả xấu cho môi trường do việc nhân loại tiếp tục sử dụng quá nhiều năng lượng hoá thạch.

Trả lời

  1. a) Năng lượng tái tạo tiêu dùng chiếm 5,0% (tổng năng lượng tiêu thụ toàn cầu năm 2019).
  2. b) Năng lượng hoá thạch tiêu dung chiếm:

27,0% + 33,1% + 24,2% = 84,3%

(tổng năng lượng tiêu thụ của toàn cầu năm 2019)

  1. c) Do 84,3% : 5,0% = 16,86 17 nên năng lượng hoá thạch tiêu dung gấp khoảng 17 lần so với năng lượng tái tạo tiêu dùng.
  2. d) Việc nhân loại tiếp tục sử dụng quá nhiều năng lượng hoá thạch đã gây ra ô nhiễm môi trường (nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, xe máy, ô tô,.. khi vận hành đã xả ra khói bụi vào không khí gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

Ví dụ 5: Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 28 biểu diễn các thành phần dinh dưỡng có trong một loại thực phẩm (tính theo tỉ số phần trăm).

  1. Tính giá trị của x
  2. Tính tỉ số phần trăm của lượng mỗi thành phần dinh dưỡng so với tổng lượng các chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm trên.
  3. Giả sử loại thực phẩm trên chứa 120 g chất bột đường. Hoàn thành số liệu ở bảng sau:

Thành phần

dinh dưỡng

Chất bột đường

Chất đạm

Chất béo

Vitamin và khoáng chất

Khối lượng (g)

?

?

?

?

Ví dụ 5:

  1. a) Ta có: x% + 2x% + 9x% + 40% = 100%

Hay 12x% = 100% - 40% = 60%

Vậy x = 5.

  1. b) Tính tỉ số phần trăm của lượng chất đạm so với tổng lượng các chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩ trên là:

9x% = 9.5% = 45%

Tương tự, tỉ số phần trăm của lượng chất béo; lượng vitamin và khoáng chất so với tổng lượng các chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm trên lần lượt là:

2x% = 2.5% - 10%; x% = 5%

Ví dụ 5: c) Vì 120g chất bột đường chiếm 40% khối lượng các chất dinh dưỡng nên 1% khối lượng các chất dinh dưỡng trong loại thực phẩm trên có khối lượng là:

120 : 40 = 3 (g)

Khối lượng chất đạm có trong loại thực phẩm trên là:

3.45 = 135 (g)

Tương tự, khối lượng chất béo, khối lượng vitamin và khoáng chất có trong loại thực phẩm trên lần lượt là:

3.10 = 30 (g); 3.5 = 15 (g)

Thành phần

dinh dưỡng

Chất bột đường

Chất đạm

Chất béo

Vitamin và khoáng chất

Khối lượng (g)

120%

135%

30%

15%

LUYỆN TẬP

Câu 1. Trong biểu đồ hình quạt tròn, nửa hình tròn biểu diễn 

  1. 50%
  2. 25%
  3. 12,8%
  4. 50%

Câu 2. Trong biểu đồ hình quạt tròn, khẳng định nào sau đây không đúng?

  1. Hai hình quạt bằng nhau biểu diễn cùng một tỉ lệ
  2. Hình quạt nào lớn hơn biểu diễn số liệu lớn hơn
  3. Cả hình quạt tròn biểu diễn 75%
  4. hình quạt tròn biểu diễn 25%

Câu 3. Muốn so sánh các phần trong toàn bộ dữ liệu ta nên dung:

  1. Biểu đồ tranh
  2. Biểu đồ cột
  3. Biểu đồ hình quạt tròn
  4. Biểu đồ đoạn thẳng

Câu 4. Kết quả điều tra về sự ưa thích các loại màu sắc của 120 học sinh ở một trường tiểu học được cho trên biểu đồ hình quạt bên. Em hãy cho biết có bao nhiêu học sinh thích màu tím:

  1. 13 học sinh
  2. 18 học sinh
  3. 15 học sinh
  4. 17 học sinh

Câu 5. Biểu đồ hình quạt sau biểu diễn tỉ số phần trăm kết quả xếp loại học lực của học sinh lớp 7D. Biết lớp 7D có 40 học sinh. Lớp 7D có bao nhiêu học sinh giỏi?

  1. 12
  2. 13
  3. 22
  4. 23

VẬN DỤNG

Bài 1. Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 29 biểu diễn lượng phát thải khí nhà kính trong ba lĩnh vực: Nông nghiệp, năng lượng, chất thải vào năm 2020 của Việt Nam (tính theo tỉ số phần trăm).

  1. a) Lĩnh vực nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong việc tạo ra khí nhà kính ở Việt Nam vào năm 2020?
  2. b) Tính lượng khí nhà kính được tạo ra ở từng lĩnh vực ở Việt Nam vào năm 2020. Biết rằng tổng lượng phát thải khí nhà kính trong ba lĩnh vực trên của Việt Nam vào năm 2020 là 466 triệu tấn khí carbonic tương đương (tức là những khí nhà kính khác đều được quy đổi về khí carbonic khi tính khối lượng)
  3. c) Nêu một số biện pháp mà chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhằm giảm lượng khí thải và giảm bớt tác động của khí nhà kính.

Bài 1.

  1. a) Lĩnh vực nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong việc tạo ra khí nhà kính ở Việt Nam vào năm 2020?

 Kết quả:

Từ biểu đồ hình quạt tròn ta thấy: 5,71 < 12,51 < 81,78 (%)

Vậy lĩnh vực năng lượng chiếm tỉ lệ lớn nhất (81,78%) trong việc tạo ra khí nhà kính ở Việt Nam vào năm 2020.

 

  1. b) Tính lượng khí nhà kính được tạo ra ở từng lĩnh vực ở Việt Nam vào năm 2020. Biết rằng tổng lượng phát thải khí nhà kính trong ba lĩnh vực trên của Việt Nam vào năm 2020 là 466 triệu tấn khí carbonic tương đương (tức là những khí nhà kính khác đều được quy đổi về khí carbonic khi tính khối lượng)

 

Lượng khí nhà kính được tạo ra ở lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam vào năm 2020 là:

 (triệu tấn khí carbonic tương đương)

Tương tự, lượng khí nhà kính được tạo ra ở lĩnh vực năng lượng và chất thải của Việt Nam vào năm 2020 lần lượt là:,

  1. c) Nêu một số biện pháp mà chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhằm giảm lượng khí thải và giảm bớt tác động của khí nhà kính.

- Nghiêm chỉnh thực hiện và đưa ra các chính sách, điều luật nhằm bảo vệ môi trường Việt Nam nói chung và giảm bớt tác động của khí nhà kính nói riêng.

- Trồng nhiều cây xanh, không phá rừng bừa bãi.

- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng; sử dụng và phát triển những nguồn năng lượng sạch.

- Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng.

- Tái sử dụng và tái chế những vật dụng có khả năng tái sử dụng và tái chế.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức và giáo dục người dân về hậu quả của khí thải, hiệu ứng nhà kính.

Bài 2. Tổng lượng khí nhà kính đến từ các hoạt động và lĩnh vực kinh doanh ở Singapore vào năm 2020 là (khoảng) 77,2 triệu tấn khí carbonic tương đương. Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 30 biểu diễn lượng phát thải khí nhà kính ở từng lĩnh vực của Singapore vào năm 2020 (tính theo tỉ số phần trăm)

  1. a) Tính lượng khí nhà kính được tạo ra ở từng hoạt động và lĩnh vực của Singapore vào năm 2020.
  2. b) Hoàn thành số liệu ở bảng sau:

Hoạt động, lĩnh vực

Công nghiệp

Xây dựng

Vận tải

Hộ gia đình

Hoạt động và các lĩnh vực khác

Khối lượng nhà kính  (triệu tấn)

?

?

?

?

?

Bài 2. Tổng lượng khí nhà kính đến từ các hoạt động và lĩnh vực kinh doanh ở Singapore vào năm 2020 là (khoảng) 77,2 triệu tấn khí carbonic tương đương. Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 30 biểu diễn lượng phát thải khí nhà kính ở từng lĩnh vực của Singapore vào năm 2020 (tính theo tỉ số phần trăm)

  1. a) Tính lượng khí nhà kính được tạo ra ở từng hoạt động và lĩnh vực của Singapore vào năm 2020.

Kết quả:

  1. a) Lượng khí nhà kính được tạo ra ở từng hoạt động và lĩnh vực của Singapore vào năm 2020:
  • Vận tải: 77,2 . 14,5% 11,2 triệu tấn
  • Xây dựng: 77,2 . 13,8% 10,65 triệu tấn
  • Công nghiệp: 77,2 . 60,3% 46,55 triệu tấn
  • Hộ gia đình: 77,2 . 7,6% 5,86 triệu tấn
  • Hoạt động và các lĩnh vực khác: 77,2 . 3,8% 2,93 triệu tấn

Bài 2. Tổng lượng khí nhà kính đến từ các hoạt động và lĩnh vực kinh doanh ở Singapore vào năm 2020 là (khoảng) 77,2 triệu tấn khí carbonic tương đương. Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 30 biểu diễn lượng phát thải khí nhà kính ở từng lĩnh vực của Singapore vào năm 2020 (tính theo tỉ số phần trăm)

  1. b) Hoàn thành bảng số liệu.

Hoạt động, lĩnh vực

Công nghiệp

Xây dựng

Vận tải

Hộ gia đình

Hoạt động và các lĩnh vực khác

Khối lượng nhà kính  (triệu tấn)

46.6

10.65

11,2

5,87

2,93

Bài 3. Với dữ liệu đã nêu ở phần mở đầu:

“Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu (ước đạt) 6,15 triệu tấn gạo, thu được 3,07 tỉ đô la Mỹ. Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 21 biểu diễn khối lượng xuất khẩu của mỗi loại gạo trong tổng số gạo xuất khẩu (tính theo tỉ số phần trăm).”

  1. a) Tính khối lượng xuất khẩu mỗi loại gạo: gạo trắng, gạo thơm, gạo nếp của Việt Nam trong năm 2020.
  2. b) Trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu khối lượng gạo trắng nhiều hơn tổng khối lượng gạo thơm và gạo nếp là bao nhiêu triệu tấn?

Kết quả

  1. a) Khối lượng xuất khẩu gạo trắng của Việt Nam trong năm 2020 là:

(triệu tấn)

Tương tự, khối lượng xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp và gạo khác của Việt Nam trong năm 2020 lần lượt là:

 (triệu tấn)

(triệu tấn)

  1. b) Trong năm 2020, tổng khối lượng xuất khẩu gạo thơm và gạo nếp của Việt Nam là:

 (triệu tấn)

Vậy trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu khối lượng gạo trắng nhiều hơn tổng khối lượng gạo thơm và gạo nếp là:

(triệu tấn)

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ghi nhớ kiến thức trong bài.

Hoàn thànhh các BT còn lại SGK

Tìm hiểu các biểu đồ hình quạt tròn trên báo chí, internet, đọc và mô tả các kết quả, phân tích và xử lí dữ liệu biểu diễn bằng biểu đồ hình quạt tròn.

Chuẩn bị bài mới

 “Bài 5: Biến cố trong một số trò chơi đơn giản"

Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 7 kì 2 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint toán 7 cánh diều với cuộc sống, GA trình chiếu toán 7 cánh diều, GA điện tử toán 7 cánh diều, bài giảng điện tử toán 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay