Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 sách cánh diều. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn vật lí 7 cánh diều của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều


I. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU KÌ 2

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 13. SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau bài học này, HS:
  • Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán.
  • Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh.
  • Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu được nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.
  • Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.
  • Nêu được tính chất ảnh hưởng của vật qua gương phẳng.
  • Dựng được ảnh hưởng của một vật tạo bởi gương phẳng.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm trong bài học và thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
  • Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tình huống được nêu trong bài.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được hiện tượng phản xạ ánh sáng; Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới; Phát biểu được nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt được sự phản xạ và phản xạ khuếch tán. Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật phản xạ ánh sáng.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng liên quan đến sự phản xạ và phản xạ khuếch tán. Vẽ biểu diễn được gương phẳng và đường đi của ánh sáng phản xạ bởi gương phẳng.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước, ...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐẦU (MỞ ĐẦU)

a, Mục tiêu: Kích thích hứng thú, khởi động tư duy, nêu vấn đề cho bài học.

b, Nội dung: GV khai thác kinh nghiệm sống của HS trong một trò chơi về ánh sáng (dùng gương phản chiếu ánh sáng từ một chiếc đèn pin, đến một vị trí mong muốn), nêu câu hỏi khởi động.

c, Sản phẩm: Kết quả thực hiện trò chơi, các câu trả lời của HS cho câu hỏi của GV.

d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chuẩn bị một đèn pin và một chiếc gương.

- GV mời một HS dùng đèn rọi lên gương để ánh sáng bị hắt lại lên tường.

- GV: Có phải bất kì tia sáng nào chiếu xuống mặt gương đều có thể hắt vào đúng điểm A? Cần phải điều chỉnh các yếu tố nào để đạt được mục đích này?         

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng nghe yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Ánh sáng khi phản chiếu trên gương đều tuân theo một quy luật nào đó. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu quy luật đó. Chúng ta cùng vào Bài 13. Sự phản xạ ánh sáng.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng trên bề mặt các vật

  1. a) Mục tiêu:

- Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng mặt trời trên các vật có bề mặt nhẵn bóng và bề mặt không nhẵn bóng.

- Tìm hiểu khái niệm pháp tuyến, mặt phẳng tới, góc tới, góc phản xạ.

- So sánh được đường truyền tia sáng khi phản xạ và phản xạ khuyếch tán qua các bề mặt.

- Lấy được ví dụ về sự tạo ảnh của vật qua bề mặt nhẵn bóng.

- Lấy được ví dụ phản xạ khuyếch tán trong thực tế.

  1. b) Nội dung: HS đọc thông tin, trả lời các câu hỏi về sự phản xạ ánh sáng trên các bề mặt nhẵn bóng; xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ; hiện tượng phản xạ khuếch tán; HS thảo luận so sánh phản xạ ánh sáng trong hai trường hợp: phản xạ và phản xạ khuyếch tán; Những ví dụ HS đưa ra; HS thực hiện LT1 trang 70 SGK và VD2 trang 72 SGK.
  2. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự phản xạ ánh sáng trên các vật có bề mặt nhẵn bóng; kết quả thực hiện xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ; câu trả lời của HS về hiện tương phản xạ khuyếch tán; Kết quả thảo luận so sánh phản xạ ánh sáng trong hai trường hợp: phản xạ và phản xạ khuyếch tán; Những ví dụ HS đưa ra; Kết quả thực hiện LT1 trang 70 SGK và VD2 trang 72 SGK.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng mặt trời trên các vật có bề mặt nhẵn bóng.

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trang 69 SGK cho biết: Sự phản xạ là gì? Lấy ví dụ về sự phản xạ trên các vật có bề mặt nhẵn trong thực tế.

- GV gọi một HS trả lời; các HS khác nhận xét, bổ sung.

2. Tìm hiểu các khái niệm pháp tuyến, mặt phẳng tới, góc tới, góc phản xạ.

GV giới thiệu các quy ước khi mô tả hiện tượng phản xạ ánh sáng

+ Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng gương gọi là pháp tuyến của gương.

+ Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương được gọi là mặt phẳng tới.

+ Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến của gương là góc tới.

+ Góc hợp bởi pháp tuyến của gương và tia phản xạ gọi là góc phản xạ.

- GV chiếu hình ảnh phản xạ của các chùm sáng, yêu cầu HS làm việc cá nhân xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong các hình sau đây.

- GV yêu cầu mỗi HS trình bày kết quả 1 hình trước lớp; HS khác nhận xét, bổ sung.

3. Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng mặt trời trên các vật có bề mặt không nhẵn bóng.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trang 70 SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Phản xạ khuếch tán là gì?

+ Phản xạ khuếch tán có đặc điểm gì?

- GV gọi đại diện HS trả lời; các HS khác nhận xét bổ sung.

4. Tìm hiểu hai loại phản xạ ánh sáng.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình 13.4 trang 70 SGK, làm bài LT1 trang 70 SGK.

1. Quan sát hình 13.4, so sánh sự phản xạ của ánh sáng trong hai trường hợp phản xạ và phản xạ khuếch tán tại các bề mặt.

- GV giới thiệu mục: “Em có biết” về hiện tượng phản xạ khuyếch tán xảy ra khi ánh sáng gặp các vật nhỏ lơ lửng trong không khí, nước hoặc các chất lỏng trong suốt khác.

- GV yêu cầu HS lấy thêm một số hiện tượng về phản xạ khuếch tán khi ánh sáng gặp các vật nhỏ lơ lửng trong không khí trong thực tế mà các em biết.

 

 

 

5. Vận dụng

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân lấy ví dụ về sự tạo ảnh của vật qua bề mặt nhẵn bóng và ví dụ về phản xạ khuếch tán trong thực tế.

- GV yêu cầu HS trả lời câu VD2 trang 72 SGK:

2. Trong hình 13.10, có thể quan sát thấy ảnh của vật qua mặt ghế ở phần đã được đánh dầu bóng, còn ở phần chưa đánh dầu bóng thì không thấy. Hãy giải thích tại sao như vậy?

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày LT1 trang 70 SGK và VD2 trang 72 SGK.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Sự phản xạ ánh sáng trên bề mặt các chất.

1. Các vật có bề mặt nhẵn bóng

 Phản xạ ánh sáng là hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào bề mặt nhẵn bóng và bị bề mặt nhẵn, bóng hắt trở lại môi trường cũ.

Ví dụ: nhìn ảnh của một vật qua gương, mặt nước.

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi chép.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các vật có bề mặt không nhẵn bóng.

- Phản xạ khuyếch tán là hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào bề mặt nhám, gồ ghề, ánh sáng sẽ bị phân tán theo các hướng khác nhau.

- Phản xạ khuếch tán thường không tạo ra ảnh của vật.

Đáp án LT1 trang 70 SGK:

+ Giống nhau: Khi ánh sáng chiếu vào các bề mặt, đều bị bắt lại.

+ Khác nhau:

Phản xạ

Phản xạ khuyếch tán

Chiếu chùm sáng song song tới bề mặt của vật, chùm phản xạ thu được là chùm song song

Chiếu chùm sáng song song tới bề mặt của vật, chùm phản xạ thu được phân tán theo các hướng khác nhau.

 

 

Một số hiện tượng về phản xạ khuếch tán khi ánh sáng gặp các vật nhỏ lơ lửng trong không khí trong thực tế:

+ Nhìn được vệt nắng có các hạt bụi nhỏ

+ Nhìn được ánh sáng khi có thêm khói, bụi

+ Nhìn được ánh sáng có màu sắc khi phun khói trên sân khấu.

 

 

 

 

Đáp án VD2 trang 72 SGK:

- Trước khi đánh dầu bóng, mặt ghế phản xạ khuếch tán, chúng ta không nhìn thấy ảnh của mình.

- Mặt ghế sau khi đánh dầu bóng phản xạ tốt hơn, chúng ta có thể nhìn thấy ảnh của mình.

II. GIÁO ÁN POWERPOINT VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU KÌ 2

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

“Trò chơi về ánh sáng”

Chuẩn bị

Đèn pin

Gương phẳng  

Thực hiện: HS dùng đèn rọi lên gương để ánh sáng bị hắt lại vào điểm A lên tường.

Có phải bất kì tia sáng nào chiếu xuống mặt gương đều có thể hắt vào đúng điểm A? Cần phải điều chỉnh các yếu tố nào để đạt được mục đích này?

BÀI 13. SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG TRÊN BỀ MẶT CÁC CHẤT.
  2. Các vật có bề mặt nhẵn bóng

Sự phản xạ là gì? Lấy ví dụ về sự phản xạ trên các vật có bề mặt nhẵn trong thực tế.

Trả lời

Phản xạ ánh sáng là hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào bề mặt nhẵn bóng và bị bề mặt nhẵn, bóng hắt trở lại môi trường cũ.

Ví dụ: nhìn ảnh của một vật qua gương, mặt nước.

Quy ước khi mô tả hiện tượng phản xạ ánh sáng

  • Pháp tuyến của gương: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng gương:
  • Mặt phẳng tới: Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương
  • Góc tới: Góc hợp bởi tia tới và páp tuyến của gương.
  • Góc phản xạ: Góc hợp bởi pháp tuyến của gương và tia phản xạ.
  1. Các vật có bề mặt không nhẵn bóng.

Tìm hiểu nội dung SGK và trả lời câu hỏi:

Câu 1.

Phản xạ khuếch tán là gì?

Câu 2.

Phản xạ khuếch tán có đặc điểm gì?

   Trả lời

Câu 1. Phản xạ khuyếch tán là hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào bề mặt nhám, gồ ghề, ánh sáng sẽ bị phân tán theo các hướng khác nhau.

Câu 2. Phản xạ khuếch tán thường không tạo ra ảnh của vật.

LUYỆN TẬP 1  

Quan sát hình 13.4, so sánh sự phản xạ của ánh sáng trong hai trường hợp phản xạ và phản xạ khuếch tán tại các bề mặt.

Trả lời

Giống nhau:

Khi ánh sáng chiếu vào các bề mặt, đều bị bắt lại.

Khác nhau:

Phản xạ: Chiếu chùm sáng song song tới bề mặt của vật, chùm phản xạ thu được là chùm song song

Phản xạ khuyếch tán: Chiếu chùm sáng song song tới bề mặt của vật, chùm phản xạ thu được phân tán theo các hướng khác nhau.

EM CÓ BIẾT

Hiện tượng phản xạ khuyếch tán xảy ra khi ánh sáng gặp các vật nhỏ lơ lửng trong không khí, nước hoặc các chất lỏng trong suốt khác.

Chính vì thế, trên các sấn khấu, người ta phun sương để có thể nhìn thấy ánh sáng có màu sắc khác nhau.

Câu hỏi: Hãy lấy thêm ví dụ một số hiện tượng về phản xạ khuếch tán khi ánh sáng gặp các vật nhỏ lơ lửng trong không khí trong thực tế mà các em biết.

Trả lời:

Một số hiện tượng về phản xạ khuếch tán khi ánh sáng gặp các vật nhỏ lơ lửng trong không khí trong thực tế:

+ Nhìn được vệt nắng có các hạt bụi nhỏ

+ Nhìn được ánh sáng khi có thêm khói, bụi

+ Nhìn được ánh sáng có màu sắc khi phun khói trên sân khấu.

Câu hỏi: Trong hình 13.10, có thể quan sát thấy ảnh của vật qua mặt ghế ở phần đã được đánh dầu bóng, còn ở phần chưa đánh dầu bóng thì không thấy. Hãy giải thích tại sao như vậy?

Trả lời

  • Trước khi đánh dầu bóng, mặt ghế phản xạ khuếch tán, chúng ta không nhìn thấy ảnh của mình.
  • Mặt ghế sau khi đánh dầu bóng phản xạ tốt hơn, chúng ta có thể nhìn thấy ảnh của mình.
  1. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

Nhận xét: Khi thay đổi phương của tia tới thì phương của tia phản xạ cũng thay đổi.

Vậy tia phản xạ được xác định như thế nào? Góc tới và góc phản xạ có quan hệ với nhau như thế nào? Hãy đưa ra dự đoán?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Họ và tên:…………………..Lớp…….

Thí nghiệm tìm hiểu mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ.

- Phương án tiến hành:……………...

- Dụng cụ:…………………………..

- Bố trí thí nghiệm:………………….

- Cách tiến hành:……………………

- Kết quả thí nghiệm:

STT

Góc tới

Góc phản xạ

1

0o

 

2

10o

 

3

30o

 

4

45o

 

5

60o

 

  1. Trong thí nghiệm, tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?
  2. Số liệu thu được cho thấy góc tới và góc phản xạ có mối quan hệ như thế nào?

Định luật phản xạ ánh sáng: ………………………

Đáp án Phiếu học tập số 1

Thí nghiệm tìm hiểu mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ.

- Phương án tiến hành:

+ Dùng đèn chiếu một tia sáng đến gương phẳng.

+ Thay đổi góc tới.

- Dụng cụ:

+ Gương phẳng

+ Thước đo góc

+ Đèn tạo ra chùm sáng hẹp (tia sáng)

Đáp án Phiếu học tập số 1

  • Bố trí thí nghiệm:

- Cách tiến hành:

+ Dùng đèn chiếu một tia sáng đến gương phẳng, quan sát tia phản xạ.

+ Thay đổi góc tới, đo góc phản xạ rồi ghi lại vào bảng.

- Kết quả thí nghiệm:

STT

Góc tới

Góc phản xạ

1

0o

0o

2

10o

10o

3

30o

30o

4

45o

45o

5

60o

60o

  1. Trong thí nghiệm, tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.
  2. Số liệu thu được cho thấy góc tới bằng góc phản xạ.

Định luật phản xạ ánh sáng: Góc phản xạ bằng góc tới. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.

LUYỆN TẬP 2  

Hình 13.7 vẽ một tia tới SI chiếu lên gương phẳng G.

  1. Vẽ tia phản xạ.
  2. Nếu giữ nguyên tia tới SI, làm thế nào để có tia phản xạ hướng theo phương thẳng đứng. Tiến hành thì nghiệm kiểm tra đề xuất của em.

Trả lời

  1. Cách vẽ:

- Qua I dựng pháp tuyến IN vuông góc với mặt gương.

- Qua I kẻ tia phản xạ IR sao cho góc tới bằng góc phản xạ:

Trả lời

  1. Nếu giữ nguyên tia tới SI, để có tia phản xạ hướng theo phương thẳng đứng thì phải xoay gương.

Để xác định được vị trí xoay chính xác ta thực hiện:

+ Vẽ tia phản xạ có phương thẳng đứng hướng xuống hoặc hướng lên.

+ Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ.

+ Tia phân giác của góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ chính là pháp tuyến.

+ Vẽ đường thẳng vuông góc với pháp tuyến. Đó chính là vị trí gương cần tìm.

Vận dụng – trang 72

Kính tiềm vọng là một dụng cụ giúp nhìn thấy vật bị che khuất.

Hình 13.8 là sơ đồ cấu tạo một kính tiềm vọng đơn giản, bao gồm hai gương đặt nghiêng 45o so với phương ngang, có bề mặt phản xạ hướng vào nhau.

Em hãy vẽ sơ đồ cấu tạo kính tiềm vọng này vào vở và vẽ tiếp đường truyền của ánh sáng tới mắt để giải thích vì sao có thể sử dụng kính tiềm vọng để nhìn thấy vật bị che khuất.

Trả lời

- Từ đường truyền của tia sáng ta thấy, sau khi qua gương phẳng thứ 1 ảnh của vật phản xạ lần 1 cho ảnh 1. Ảnh này bằng vật và là ảnh ảo, ngược chiều với vật.

- Ảnh ảo 1 gương phẳng 1 đến gương phẳng 2 lúc nào trở thành vật đối với gương phẳng 2, qua gương phẳng 2 cho ảnh ảo 2, ảnh ảo 2 lúc này ngược chiều so với ảnh ảo 1 nên cùng chiều với vật và lớn bằng vật.

KẾT LUẬN

Dựa vào nguyên lí như vậy thì con người có thể sử dụng kính tiềm vọng để quan sát các vật bị che khuất. Ứng dụng chủ yếu ở trong tàu ngầm.

III. ẢNH CỦA VẬT QUA GƯƠNG PHẲNG

Em hãy dựa vào kinh nghiệm sử dụng gương soi, nêu đặc điểm của ảnh của một vật qua gương phẳng.

Đặc điểm

Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo

Cùng kích thước với vật

Khoảng cách từ một điểm của vật tới gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Họ và tên:…………………..Lớp…….

Thí nghiệm kiểm chứng tính chất của vật qua gương phẳng.

  1. Ảnh ảo

- Dụng cụ:…………………………..

- Phương án tiến hành:……………...

- Bố trí thí nghiệm:………………….

- Kết quả thí nghiệm:……………….

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

  1. Ảnh có độ lớn bằng vật

- Dụng cụ:…………………………..

- Phương án tiến hành:……………...

- Bố trí thí nghiệm:………………….

- Cách tiến hành:……………………

- Kết quả thí nghiệm:……………….

Đáp án Phiếu học tập số 2

Thí nghiệm kiểm chứng tính chất của vật qua gương phẳng

  1. Ảnh ảo

- Dụng cụ: Tấm kính có giá đỡ, hai viên phấn màu đỏ và vàng có cùng kích thước, một cái thước.

- Phương án tiến hành:

+ Đặt một viên phấn trước gương

+ Đặt một tấm bìa làm màn chắn ra phía sau gương.

+ Kiểm tra xem phía sau gương có thu được ảnh của vật trên miếng bìa không.

Thí nghiệm kiểm chứng tính chất của vật qua gương phẳng

  1. Ảnh ảo
  • Bố trí thí nghiệm

- Kết quả thí nghiệm: Ảnh của một vật qua gương phẳng là ảnh ảo..

  1. Ảnh có độ lớn bằng vật

- Dụng cụ: Gương phẳng, tấm kính, hai miếng bìa giống hệt nhau, bút, thước.

- Phương án tiến hành:

+ Đặt một miếng bìa trước một tấm kính,

+ Dùng miếng bìa thứ hai giống hệt miếng bìa thứ nhất đưa ra sau tấm kính, đặt vào vị trí nhìn thấy ảnh của miếng bìa thứ nhất.

+ Kiểm nghiệm lại độ lớn của ảnh.

Đáp án Phiếu học tập số 2

  1. Ảnh có độ lớn bằng vật

- Bố trí thí nghiệm (như hình)

- Kết quả thí nghiệm: Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và có độ lớn bằng vật.

  1. Khoảng cách từ một điểm đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

- Dụng cụ: Gương phẳng, tấm kính, hai miếng bìa giống hệt nhau, bút, thước.

- Phương án tiến hành:

+ Đặt một miếng bìa hình vuông trước một tấm kính, dùng bút kẻ đường MN đánh dấu vị trí của gương.

+ Điểm A là một đỉnh của miếng bìa hình vuông đánh dấu ảnh A’ của điểm A qua tấm kính.

+ Nối A và A’ kiểm tra xem AA’ có vuông góc với MN không; A, A’ có cách đều MN không.

  1. Khoảng cách từ một điểm đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

- Bố trí thí nghiệm (như hình)

- Kết quả thí nghiệm: Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

Kết luận

Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật

Khoảng cách tử một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

THẢO LUẬN NHÓM

Vì sao dòng chữ xe cứu thương (AMBULANCE) lại được viết trên xe như trong hình dưới đây? Hãy kiểm tra lời giải thích của em bằng thí nghiệm.

Trả lời:

Mục đích: để khi nghe còi xe cứu thương hú từ xa, người đi đường sẽ nhìn vào kính chiếu hậu của mình sẽ dễ dàng đọc được chữ “AMBULANCE” theo chiều xuôi.

=>Dễ nhận ra xe cứu thương mà chủ động nhường đường cho xe qua.

  1. DỰNG ẢNH CỦA MỘT VẬT QUA GƯƠNG PHẲNG

* Cách dựng ảnh của một điểm sáng:

Dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua gương phẳng bằng cách:

  • Từ điểm S vẽ hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương phẳng.
  • Vẽ hai tia phản xạ và  tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.
  • Tìm giao điểm S’ của đường kéo dài các tiavà nằm ở phía sau gương.

Dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua gương phẳng bằng cách:

  • Từ điểm S vẽ hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương phẳng.
  • Vẽ hai tia phản xạ và  tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.
  • Tìm giao điểm S’ của đường kéo dài các tiavà nằm ở phía sau gương.

LUYỆN TẬP 3  

Ảnh của một vật qua gương phẳng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

Hãy dựng ảnh của vật AB có hình mũi tên trong hình 13.13 bằng cách đựng ảnh của điểm A và điểm B rồi nối chúng lại với nhau.

Trả lời:

- Dựng ảnh A’ của A qua gương:

+ Từ điểm A vẽ hai tia sáng AI1 và AI2 tới gương phẳng

+ Vẽ hai tia phản xạ I1R3 và I2R1 tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.

+ Kéo dài các tia I1R3, I2R1 ta được giao điểm A’ là ảnh của A.

- Dựng ảnh B’ của B qua gương phẳng:

+ Từ điểm B vẽ hai tia sáng BK1 và BK2 tới gương phẳng.

+ Vẽ hai tia phản xạ K1R4 và K2R2 tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.

+ Kéo dài các tia K1R4, K2R2 ta được giao điểm B’ là ảnh của B.

- Nối 2 điểm A’ và B’, ta được ảnh của vật AB.

LUYỆN TẬP 3  

Một học sinh cao 1,6 m, có khoảng cách từ mắt đến đỉnh đầu là 8 cm. Bạn học sinh này cần chọn một gương phẳng treo tường (hình 13.14) có chiều cao tối thiểu bằng bao nhiêu để có thể nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình trong gương? Gương phẳng đã chọn cần được treo như thế nào?

Trả lời:

- Gọi AB là chiều cao của bạn học sinh đó, M là điểm đặt mắt.

- Khi đó A’B’ là ảnh của AB; M’ là ảnh của mắt (M).

- Để mắt có thể nhìn thấy ảnh A’B’ qua gương thì từ AB phải có tia sáng truyền đến gương và cho tia phản xạ đến mắt.

Nối M với B’; nối M với A’ cắt tường ở điểm I và J.

- Vậy khi đó IJ là chiều cao tối thiểu của gương.

Gương phải treo thẳng và mép dưới của gương phải cách mặt đất một khoảng là JK.

Sử dụng các tính chất trong hình học cho các hình chữ nhật AMM’A’ và MBB’M’

Khi đó:

Hay JK =

Vậy chiều cao tối thiểu của gương là 0,8 m và treo cách mặt đất 0,76 m.

ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA

Với mỗi câu hỏi, trong vòng 10s đội nào bấm chuông trước được giành quyền trả lời trước. Trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho các đội còn lại.

Câu 1: Chiếu một tia sáng đến một gương phẳng. Biết tia phản xạ và tia tới hợp với nhau một góc 60o. Khi đó góc phản xạ có giá trị là

  1. 15o B. 30o
  2. 45o D. 60o

Câu 2: Cho đường truyền tia sáng như hình 13.2. Góc phản xạ có giá trị nào sau đây?

  1. 0o B. 90o
  2. 180o D. Không xác định được

Câu 3: Bề mặt nào dưới đây không thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng?

  1. Mặt vải thô B. Nền đá hoa.
  2. Giấy bạc D. Mặt bàn thuỷ tinh.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối liên hệ giữa tia phản xạ và tia tới

  1. Tia phản xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.
  2. Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới bằng đúng góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
  3. Tia tới và tia phản xạ luôn vuông góc với nhau.
  4. Tia phản xạ và tia tới luôn nằm về hai phía của pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 5: Trong pha đèn pin người ta lắp một gương cầu lõm để phản xạ ánh sáng phát ra từ dây tóc bóng đèn. Vậy chùm sáng phản xạ là chùm tia gì để ánh sáng được chiếu đi xa mà vẫn rõ?

  1. Chùm tia hội tụ B. Chùm tia phân kì
  2. Chùm tia song song D. Cả A hoặc C

VẬN DỤNG

Bài 1: Hãy giải thích vì sao trong các tiệm cắt tóc người ta thường bố trí hai cái gương: Một cái treo trước mặt người cắt tóc và một cái treo hơi cao ở phía sau lưng ghế ngồi.

Trả lời

Vì khi đó người cắt tóc có thể nhìn được cả phía trước và phía sau mái tóc của mình.

Bài 2. Hai gương G1 và G2 đặt vuông góc với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương G1 (hình 13.4) lần lượt phản xạ trên gương G1 rồi trên gương G2. Chứng minh tia tới SI song song với tia phản xạ cuối cùng trên gương G2.

VẬN DỤNG

Do hai gương đặt vuông góc với nhau nên hai pháp tuyến IN1 và JN2 cũng vuông góc với nhau.

Định luật phản xạ ánh sáng tại gương G1:

Định luật phản xạ ánh sáng tại gương G2:

IN1 và JN2 vuông góc với nhau:

  = 2 () =

Vậy tia tới SI song song với tia phản xạ JR.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ghi nhớ kiến thức trong bài.

Hoàn thành bài tập trong SBT.

Chuẩn bị Bài tập (Chủ đề 6).

Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 7 kì 2 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint vật lí 7 cánh diều với cuộc sống, GA trình chiếu vật lí 7 cánh diều, GA điện tử vật lí 7 cánh diều, bài giảng điện tử vật lí 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay