Giáo án tin học 7 kết nối bài 5: Ứng xử trên mạng
Giáo án bài 5: Ứng xử trên mạng sách tin học 7 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tin học 7 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án tin học 7 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án tin học 7 kết nối bài 5: Ứng xử trên mạng
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tin học 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
BÀI 5: ỨNG XỬ TRÊN MẠNG
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thực hiện được giao tiếp qua mạng theo đúng quy tắc và bằng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện ứng xử có văn hóa.
- Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết trong quá trình ứng xử trên mạng.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
- Năng lực riêng:
- Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.
- Nêu được ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin, biết cách ứng xử hợp lí khi gặp những thông tin trên mạng có nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi.
- Phẩm chất
- Có ý thức cảnh giác khi sử dụng mạng máy tính.
- Tránh sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Tin học 7.
- Máy tính, máy chiếu.
- Giấy khổ A1 và bút dạ để các nhóm ghi câu trả lời sau thảo luận.
- Phiếu bài tập 1.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Tin học 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS biết những vấn đề cần lưu ý khi mở rộng giao tiếp ra ngoài xã hội, từ đó dẫn đến những điều cần lưu ý khi giao tiếp trên mạng.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS nắm được những điều cần lưu ý khi ứng xử trên mạng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 đội và tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi: Hai đội mỗi đội hãy kể ra những điểm tích cực và tiêu cực của Internet trong cuộc sống hiện nay. Đội nào kể càng nhiều thì sẽ dành chiến thắng.
- GV cho 2 đội bốc thăm xem đội nào là mặt tích cực và đội nào là mặt tiêu cực.
- GV tổ chức trò chơi cho HS.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mặc dù Internet có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nó cũng có hai mặt ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Có rất nhiều vụ việc tiêu cực đã xảy ra trên không gian mạng, vì vậy Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Để biết cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa qua mạng, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Ứng xử trên mạng
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa qua mạng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được:
- Những hình thức giao tiếp qua mạng và đặc điểm của nó.
- Những hoạt động trên không gian mạng và hình thành ý thức đánh giá những hoạt động đó dựa trên tiêu chuẩn về văn hóa ứng xử.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK – tr.23 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: một số phương thức giao tiếp qua mạng phổ biến; những việc nên và không nên làm khi giao tiếp qua mạng.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi ra giấy A1: 1. Em biết những phương thức giao tiếp qua mạng nào? Em đã từng sử dụng những phương thức nào? 2. Theo em những đặc điểm khác nhau giữa giao tiếp gặp gỡ trực tiếp và giao tiếp qua mạng là gì? 3. Tại sao có những bạn khi giao tiếp qua mạng lại thiếu văn minh hơn so với khi giao tiếp trực tiếp? - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK – tr.23 và tóm tắt kiến thức: + Khi chưa có Internet: con người giao tiếp qua nói chuyện trực tiếp, gọi điện thoại, gửi thư bưu điện,… + Khi có Internet: giao tiếp qua mạng được ưa chuộng. + Một số phương thức giao tiếp qua mạng phổ biến là: gửi và nhận thư điện tử, gửi và nhận tin nhắn, nói chuyện trực tuyến thông qua các ứng dụng, các diễn đàn, trên mạng xã hội,… + Mối quan hệ qua mạng có phạm vi rộng, đa dạng và khó kiểm soát. - GV yêu cầu HS đọc Hoạt động 2 – SGK tr.24, thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ vào Phiếu bài tập 1: Em hãy cùng các bạn thảo luận những điều các em ngĩ là nên và không nên làm khi giao tiếp qua mạng rồi sắp xếp vào hai nhóm tương ứng. a) Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng. b) Giấu bố mẹ, thầy cô vấn đề khiến em căng thẳng, sợ hãi khi sử dụng mạng. c) Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng,...văn minh, lịch sự. d) Bảo vệ tài khoản cá nhân trên mạng (ví dụ thư điện tử) của mình. e) Nói bậy, nói xấu người khác, sử dụng tiếng lóng, hình ảnh không lành mạnh. f) Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng. g) Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép. h) Dành quá nhiều thời gian truy cập mạng, ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt của bản thân. i) Tự chủ bản thân để sử dụng mạng hợp lí. j) Đọc thông tin trong hộp thư điện tử của người khác.
- GV chốt kiến thức: Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sử và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng: + Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng. + Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng,… văn minh, lịch sự. + Bảo vệ tài khoản cá nhân trên mạng (ví dụ thư điện tử) của mình. + Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng. + Tự chủ bản thân để sử dụng mạng hợp lí. - GV lưu ý: Không nên có lời nói, cách ứng xử nào qua mạng mà em không thực hiện như vậy khi gặp trực tiếp. - GV chiếu phần Câu hỏi – SGK tr.24, yêu cầu HS thảo luận trả lời: Câu 1. Cách tốt nhất em nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì? A. Nói lời xúc phạm người đó. B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng. C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn. D. Đe dọa người bắt nạt mình. Câu 2. Là một người ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng, em sẽ có những hành động cụ thể nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK.23-24 và trả lời câu hỏi. - HS thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về: + Những phương thức giao tiếp qua mạng. + Những điều nên và không nên làm để xây dựng ứng xử có văn hóa qua mạng. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Giao tiếp, ứng xử có văn hóa qua mạng. * Trả lời HĐ1: 1. Những phương thức giao tiếp qua mạng phổ biến hiện nay là gửi và nhận thư điện tử (email), nhắn tin và trò chuyện qua mạng xã hội. Em đã sử dụng phương thức nhắn tin và trò chuyện qua mạng xã hội. 2. Điểm khác nhau giữa giao tiếp gặp gỡ trực tiếp và giao tiếp qua mạng là: + Giao tiếp gặp gỡ trực tiếp: chúng ta có thể diễn tả bằng lời nói, hoạt động, cải thiện kĩ năng giao tiếp, nói chuyện mặt đối mặt,... + Gặp gỡ qua mạng: có thể trò chuyện ở bất cứ đầu, không cần mặt đối mặt, có thể suy nghĩ cẩn thận trước khi nói, không sợ cảm xúc của mình bị bộc lộ ra ngoài. 3. Có những bạn khi giao tiếp qua mạng lại thiếu văn minh hơn so với khi giao tiếp trực tiếp vì giao tiếp trên mạng người ta sẽ không thể nhìn thấy mặt của nhau, không lo sợ bị mang tiếng xấu, có thể sử dụng tên giả, ảnh giả mà không bị người khác phán xét. * Trả lời HĐ2:
* Câu hỏi: Câu 1. Đáp án C Câu 2. Là một người ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng, em sẽ có những hành động cụ thể: + Không nói những từ ngữ gây xúc phạm và ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. + Không đùa cợt quá đáng khi đăng ảnh của một người khác lên mạng. + Không nói xấu, nói bậy gây ảnh hưởng đến hình ảnh của người khác. + Không chia sẻ những thông tin sai sự thật, chưa qua kiểm chứng và những thông tin xấu, tin độc. + Không ấn nút like hay share đối với những tin xấu, tin độc, tin phản cảm gây ảnh hưởng đến hình ảnh của người khác. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tin học 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)