Câu hỏi tự luận tin học 7 kết nối tri thức Bài 5: Ứng xử trên mạng

Bộ câu hỏi tự luận tin học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Ứng xử trên mạng. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 7 kết nối tri thức.

BÀI 5: ỨNG XỬ TRÊN MẠNG (15 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Lưu ý khi ứng xử qua mạng là gì?

Trả lời:

Khi ứng xử qua mạng, luôn phải sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng.

Câu 2: Những lưu ý dành cho trẻ em khi sử dụng Internet là gì?

Trả lời:

Những lưu ý đó là:

+ Chỉ truy cập và các trang web có thông tin phù hợp với lứa tuổi.

+ Nhờ người lớn cài phần mềm chặn truy cập các trang web xấu.

+ Hỏi ý kiến người lớn trong trường hợp cần thiết khi truy cập mạng.

+ Đóng ngay các trang thông tin có nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi nếu vô tình truy cập vào.

Câu 3: Tác hại của nghiện Internet là gì?

Trả lời:

Nghiện Internet gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất, tinh thần, kết quả học tập và khả năng giao tiếp mọi người xung quanh.

Câu 4: Các biện pháp phòng tránh nghiện Internet là gì?

Trả lời:

Dành thời gian với người thân và bạn bè, hạn chế để thiết bị kết nối Internet trong phòng riêng, giới hạn thời gian sử dụng, theo đuổi những sở thích không liên quan quá nhiều đến thiết bị điện tử là những cách thức tốt để phòng tránh nguy cơ nghiện Internet.

II. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Những cách ứng xử nào sau đây là hợp lí khi truy cập một trang web có nội dung xấu?

  1. Tiếp tục truy cập trang web đó.
  2. Đóng ngay trang web đó.
  3. Đề nghị bố mẹ, thầy cô hoặc người có trách nhiệm ngăn chặn truy cập trang web đó.
  4. Gửi trang web đó cho bạn bè xem.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B và C

Khi truy cập phải một trang web có nội dung xấu, chúng ta cần:

- Đóng ngay các trang thông tin đó.

- Nhờ người lớn cài phần mềm chặn truy cập các trang web xấu.

Câu 2: Em hãy nêu một số tác hại ảnh hưởng tới người nghiện Internet.

Trả lời:

Một số tác hại ảnh hưởng tới người nghiện Internet đó chính là:

+ Thiếu giao tiếp với thế giới xung quanh, chán ăn, sụt cân, khó ngủ.

+ Khó tập trung vào công việc.

+ Tăng nguy cơ tham gia vào các vụ bắt nạt trên mạng vì người nghiện Internet dễ có hành vi hung hăng.

Câu 3: Em hãy xem những điều sau em nghĩ là nên và không nên làm khi giao tiếp qua mạng rồi sắp xếp vào 2 nhóm tương ứng. 

  1. a) Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng.
  2. b) Giấu bố mẹ, thầy cô vấn đề khiến em căng thẳng, sợ hãi khi sử dụng mạng.
  3. c) Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng,… văn minh, lịch sự.
  4. d) Bảo vệ tài khoản các nhân trên mạng (ví dụ thư điện tử) của mình.
  5. e) Nói bậy, nói xấu người khác, sử dụng tiếng lóng, hình ảnh không lành mạnh.
  6. f) Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng.
  7. g) Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.
  8. h) Dành quá nhiều thới gian truy cập mạng, ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt của bản thân.
  9. i) Tự chủ bản thân để sử dụng mạng hợp lí
  10. j) Đọc thông tin trong hộp thư điện tử của người khác.

Trả lời:

Nên

Không nên

a) Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng.

b) Giấu bố mẹ, thầy cô vấn đề khiến em căng thẳng, sợ hãi khi sử dụng mạng.

c) Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng,… văn minh, lịch sự.

e) Nói bậy, nói xấu người khác, sử dụng tiếng lóng, hình ảnh không lành mạnh.

d) Bảo vệ tài khoản các nhân trên mạng (ví dụ thư điện tử) của mình.

g) Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.

f) Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng.

h) Dành quá nhiều thới gian truy cập mạng, ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt của bản thân.

i) Tự chủ bản thân để sử dụng mạng hợp lí

j) Đọc thông tin trong hộp thư điện tử của người khác.

Câu 4: Ghi Đúng (Đ) và Sai (S) vào câu tương ứng:

  1. a) Giao tiếp trên mạng cũng cần có quy tắc và văn hóa giống giao tiếp ngoài đời thực.
  2. b) Giao tiếp trên mạng là ảo, không cần các quy tắc và văn hóa giao tiếp.
  3. c) Ứng xử trên mạng không theo quy tắc và không có văn hóa có thể dẫn đến các hậu quả xấu.
  4. d) Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng.
  5. e) Chỉ truy cập mạng, gặp các thông tin có nội dung xấu, không phù hợp cần đóng lại ngay.
  6. g) Internet có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu tới người sử dụng.
  7. h) Internet là mạng thông tin, không phải là chất gây nghiện nên không thể nghiện Internet.

Trả lời:

a-Đ  b-S  c-Đ  d-Đ  e-Đ  f-Đ  g-Đ  h-S

III, VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Kể tên những việc em không nên thực hiện khi giao tiếp qua mạng.

Trả lời:
- Không nên sử dụng chữ hoa để viết khi trò chuyện qua mạng vì chữ viết hoa trong các đoạn hội thoại trên mạng Internet thường có nghĩa là em đang la hét và bị mọi người coi là bất lịch sự.

- Tránh dùng các từ viết tắt để giảm khả năng hiểu nhầm nội dung trò chuyện. 

- Giao tiếp trên mạng cũng giống như giao tiếp đời thường, cần phải có kính ngữ, câu từ phải lịch sự không được thô lỗ. Không nói tục chửi bậy khi giao tiếp qua mạng.

Câu 2: Để tham gia mạng an toàn em nên thực hiện những điều gì?

Trả lời:

Để tham gia mạng an toàn em cần:

- Không cung cấp thông tin cá nhân.

- Không tin tưởng tuyệt đối người tham gia trò chuyện.

- Sử dụng tên tài khoản trung lập, không quá đặc biệt.

- Giao tiếp ngắn gọn và rõ ràng.

- Kiểm tra và xác thực nguồn tin, không lan truyền những thông tin sai lệch.

Câu 3: Em cần làm gì để tránh gặp thông tin xấu trên mạng?

Trả lời:

Để tránh những thông tin xấu em cần làm những điều sau:

- Chỉ truy cập vào các trang thông tin có nội dung phù hợp với lứa tuổi.

- Không nháy chuột vào các thông tin quảng cáo gây tò mò, giật gân, dụ dỗ kiếm tiền.

- Xác định rõ mục tiêu mỗi lần vào mạng để không sa đà vào các thông tin không liên quan.

Câu 4: Em nên làm gì để có thể phòng tránh bệnh nghiện Internet?

Trả lời:

Để tránh bệnh nghiện Internet em cần:

- Đặt mục tiêu và thời gian rõ ràng cho mỗi lần sử dụng Internet (ví dụ vào Internet để tìm thông tin về các loại cây phù hợp với thời tiết ở địa phương cho dự án Trường học xanh trong khoảng 25 phút).

- Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời như tập thể thao, đi dã ngoại, gặp gỡ bạn bè và người thân mỗi khi có thời gian rảnh rỗi.

- Khi muốn liên hệ với người thân, bạn bè hãy gọi điện thoại thay vì dùng mạng xã hội.

- Đọc thêm nhiều sách hơn để biết thêm nhiều kiến thức, không bị phụ thuộc quá nhiều vào Internet.

Câu 5: Theo em những hoạt động trên mạng nào dễ gây bệnh nghiện Internet nhất?

Trả lời:

Những hoạt động trên mạng nào dễ gây bệnh nghiện Internet nhất là:

- Chơi game trực tuyến, đặc biệt là các trò chơi có tính cạnh tranh cao, có thể dễ dàng gây nghiện do việc muốn đạt được thành tích cao.

- Lướt mạng xã hội.

- Xem video và stream trực tuyến.

- Việc mua sắm trực tuyến và theo dõi các ứng dụng, trang web giảm giá, cung cấp thông tin về hàng hóa có thể dễ dàng trở thành một thói quen gây nghiện.

Câu 6: Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ làm gì để giúp bạn?

Trả lời:

Nếu một trong những người bạn em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ: Em sẽ báo với ba mẹ bạn và cùng với ba mẹ bạn giúp đỡ bạn giảm dần thời gian tiếp xúc với mạng internet. Thường xuyên gặp gỡ bạn để chia sẻ, tâm sự và học tập cùng bạn. Giúp bạn cùng tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao ngoài giờ học.

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Em hãy cùng một nhóm bạn của mình tạo ra một sản phẩmm (áp phích, đoạn kịch ngắn, sơ đồ tư duy, bài trình chiếu, …) về chủ đề Ứng xử trên mạng để trình bày với các bạn trong lớp.

Trả lời:

Gợi ý:

Sơ đồ tư duy chủ đề “Ứng xử trên mạng”

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay