Giáo án Tin học 8 chân trời bài 2: Thông tin trong môi trường số

Giáo án Bài 2: Thông tin trong môi trường số sách Tin học 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tin học 8 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Tin học 8 chân trời bài 2: Thông tin trong môi trường số

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tin học 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

BÀI 2: THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ (2 Tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các đặc điểm của thông tin số.
  • Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được ví dụ minh họa.
  • Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số, nêu được ví dụ minh họa.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tự học thông qua việc nghiên cứu đặc điểm của thông tin số, cách nó tồn tại và được khai thác trong xã hội.
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Bước đầu hình thành năng lực khai thác thông tin số trong học tập và phát triển năng lực tự học.
  • Hợp tác trong môi trường số hiệu quả dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm đa dạng và độ tin cậy khác nhau của thông tin trong môi trường số.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.
  • Rèn luyện đức tính trung thực, xác lập thái độ trách nhiệm trong việc khai thác và sử dụng thông tin kĩ thuật số.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Tin học 8.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Phòng thực hành tin học (tiết 2).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Tin học 8.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG

  • - Tiết 1 (lí thuyết): Các phần Khởi động, Khám phá và Luyện tập.
  • - Tiết 2 (thực hành): Phần Thực hành và phần Vận dụng.
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.
  4. Nội dung: GV đặt câu hỏi dẫn dắt HS tìm hiểu đặc điểm của thông tin số.
  5. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi.
  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề:

Hãy trao đổi với bạn và cho biết tại sao ngày nay, nhiều người thường tìm kiếm thông tin trên Internet thay vì trên sách, báo truyền thống.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc yêu cầu, thảo luận cặp đôi về lí do ngày nay nhiều người thường tìm kiếm thông tin trên Internet thay vì trên sách, báo truyền thống.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS có thể nêu một số lí do:

+ Internet cho phép tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng.

+ Thông tin trên Internet rất đa dạng.

+ Thông tin trên Internet thường xuyên được cập nhật.

+ ...

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thông tin số có đặc điểm gì, chúng ta cùng khám phá bài học hôm nay – Bài 2: Thông tin trong môi trường số.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của thông tin số

  1. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của thông tin số.
  2. Nội dung: HS đọc thông tin mục 1 - SGK.10, 11 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập:

- HS nêu và ghi được vào vở các đặc điểm của thông tin số.

- HS lí giải được các đặc điểm của thông tin trên Internet thông qua các đặc điểm của thông tin số.

- HS nhận thất được, ngoài 6 đặc điểm đã cho trong SGK, thông tin còn có thể được truy cập từ xa và nhiều người có thể truy cập thông tin cùng lúc.

  1. Tổ chức hoạt động:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm HS, mỗi nhóm tìm hiểu và trình bày một đặc điểm của thông tin số, lấy ví dụ minh họa.

- GV có thể đặt thêm các câu hỏi để các nhóm hiểu sâu nội dung mình tìm hiểu:

+ Tại sao nói thông tin số có nhiều dạng?

+ Vì sao nói thông tin số có thể được tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi, truyền hiệu quả, nhanh chóng?

+ Tại sao nói thông tin số có dễ dàng được sao chép, khó thu hồi triệt để?

+ Tại sao nói thông tin số có tính bản quyền và dễ bị vi phạm bản quyền?

+ Nguyên nhân nào dẫn đến thông tin số có độ tin cậy khác nhau?

+ Vì sao nói thông tin số được thu thập, lưu trữ, chia sẻ nhanh, nhiều bởi các tổ chức, cá nhân?

- GV cho HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành bài tập trong mục Hoạt động Làm SGK tr.11:

 1. Hãy trao đổi với bạn và giải thích lí do thông tin trên Internet có những đặc điểm sau đây:

a) Nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng, phong phú.

b) Thường xuyên được cập nhật.

c) Trao đổi dễ dàng, lan truyền nhanh chóng, khó thu hồi triệt để.

d) Có thể tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng.

e) Có nguồn thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có những nguồn thông tin không đáng tin cậy.

2. Đặc điểm nào sau đây không thuộc về thông tin số?

a) Nhiều người có thể truy cập đồng thời.

b) Chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm.

c) Có công cụ hỗ trợ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi hiệu quả.

d) Có thể truy cập từ xa.

- GV lưu ý HS đặc điểm a (nhiều người có thể truy cập đồng thời) và d (có thể truy cập từ xa) là hai đặc điểm nữa của thông tin số (chưa đề cập ở Hoạt động đọc và quan sát trong SGK)

- GV tổ chức để HS tự tóm tắt, chốt kiến thức như nội dung tại mục Ghi nhớ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.10 - 11, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS hoàn thành bài tập trong mục Hoạt động Làm SGK tr.11.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về: Đặc điểm của thông tin số.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Đặc điểm của thông tin số

- Thông tin số rất đa dạng.

- Có công cụ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi, truyền hiệu quả, nhanh chóng.

- Có tính bản quyền.

- Có thể dễ dàng sao chép, khó thu hồi triệt để.

- Có độ tin cậy khác nhau.

- Được thu thập, lưu trữ, chia sẻ nhanh và nhiều.

Hoạt động Làm:

1. Giải thích đặc điểm của thông tin trên Internet:

a) Nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng, phong phú vì: thông tin số có nhiều loại như văn bản, âm thanh, hình ảnh, video... được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức, cá nhân.

b) Thường xuyên được cập nhật vì: nếu không cập nhật nội dung thường xuyên sẽ thiếu một lượng thông tin cần thiết và ảnh hưởng đến hiệu quả thông tin.

c) Trao đổi dễ dàng, lan truyền nhanh chóng, khó thu hồi triệt để vì: thông tin trên Internet được sao lưu bởi tính năng đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị, dịch vụ → thông tin đưa lên mạng khó thu hồi triệt để.

d) Có thể tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng nhờ máy tìm kiếm.

e) Có nguồn thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có nguồn thông tin không thực sự đáng tin cậy vì: thông tin chân thực ban đầu có thể bị làm sai lệch rồi tiếp tục phát tán.

2. Đáp án b).

- Kết luận: Đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều; được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân; có tính bản quyền; có độ tin cậy rất khác nhau; có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi, truyền và xử lí hiệu quả.

Hoạt động 2: Khai thác nguồn thông tin tin cậy

  1. Mục tiêu: Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được ví dụ minh họa.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS đọc thông tin SGK mục 2 – SGK tr.11, 12 và trả lời các câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập:

- HS nêu được 5 yếu tố cơ bản giúp nhận biết về độ tin cậy của thông tin trên Internet. Nêu được cách nhận biết độ tin cậy của thông tin số qua mỗi yếu tố.

- Nêu được mối liên quan giữa thông tin và quyết định, suy nghĩ, hành vi của con người, từ đó khẳng định tầm quan trọng của việc biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Có thể nhận biết độ tin cậy của thông tin qua những yếu tố nào?

+ Hãy nêu cách nhận biết về độ tin cậy của thông tin qua: tác giả, tính cập nhật, trích dẫn, mục đích của bài viết, nguồn thông tin.

+ Tại sao việc khai thác nguồn thông tin tin cậy là quan trọng? Nêu ví dụ minh họa.

- GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc cặp đôi, hoàn thành các bài tập trong mục Hoạt động Làm SGK tr.12:

1. Thông tin trong những trường hợp nào sau đây là đáng tin cậy?

a) Thông tin trên website có tên miền là .gov.

b) Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác.

c) Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế.

d) Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của Chính phủ.

2. Có ý kiến cho rằng việc biết lựa chọn thông tin đáng tin cậy là rất quan trọng. Em có đồng ý với ý kiến này hay không? Tại sao? Nêu ví dụ minh họa.

- GV gợi ý HS sử dụng các yếu tố đã tìm hiểu ở Hoạt động Đọc và quan sát để nhận biết độ tin cậy của thông tin ở từng trường hợp nêu trong SGK.

- GV có thể cho HS xem video clip về tin giả trong bối cảnh dịch COVID - 19 để thấy được tầm quan trọng của việc biết khai thác nguồn thông tin tin cậy:

https://youtu.be/LcOenmUN4XM

 

- GV chốt kiến thức:

2. Khai thác nguồn thông tin tin cậy

- Một số yếu tố cơ bản giúp nhận biết về độ tin cậy của thông tin trên Internet:

+ Tác giả: Người cung cấp thông tin, tác giả càng có uy tín, trách nhiệm, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực của bài viết thì độ tin cậy của thông tin càng cao.

+ Tính cập nhật: Bài viết có nội dung được cập nhật thông tin, sự kiện, kết quả mới, đính chính thông tin đã đăng tải thường có độ tin cậy cao hơn.

+ Mục đích của bài viết: Những bài viết không có mục đích quảng cáo, không có tính định kiến, không nhằm mục đích xâm phạm, bôi nhọ tổ chức, cá nhân thường có độ tin cậy cao hơn.

+ Trích dẫn: Bài viết có trích dẫn nguồn thông tin sử dụng trong bài, cung cấp dẫn chứng để xác minh sẽ có độ tin cậy cao hơn.

+ Nguồn thông tin: Nguồn thông tin từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được kiểm duyệt trước khi đăng tải sẽ có độ tin cậy cao hơn.

- Tầm quan trọng của việc biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy:

+ Con người ra quyết định trên cơ sở thông tin thu nhận được. Thông tin chân thực giúp con người suy nghĩ, hành động đúng.

+ Việc xác định được độ tin cậy giúp ta lựa chọn được thông tin đúng, tránh sử dụng những thông tin sai lệch, từ đó có thể đưa ra được quyết định phù hợp.

+ Ví dụ: Có được thông tin dự báo thời tiết tin cậy về một cơn bão sẽ giúp người dân có biện pháp phòng chống tốt hơn, hạn chế thiệt hại do cơn bão gây ra.

Hoạt động Làm:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k/năm

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án tin học 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CTST CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CTST CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Giáo án Tin học 8 chân trời bài 2: Thông tin trong môi trường số

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CTST CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CTST CHỦ ĐỀ 4. ỨNG DỤNG TIN HỌC

 
 

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CTST CHỦ ĐỀ 5. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 8 CTST CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT  TIN HỌC 8 CTST CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 8 CTST CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 8 CTST CHỦ ĐỀ 4. ỨNG DỤNG TIN HỌC

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay