Kênh giáo viên » Tiếng Việt 3 » Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều

Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều

Tiếng Việt 3 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Tiếng Việt 3 Cánh diều 

PHẦN 1:  SOẠN GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 3 CÁNH DIỀU 

BÀI ĐỌC 1: CU-BA TƯƠI ĐẸP

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ viết sai, VD: rẽ, sáng, lụa, ngọt lịm, nông trại, ...(MB); nửa vòng, Trái Đất, biển ngọc, một dải, biếc, xoài ngọt, mỗi ngày... (MT, MN). Ngắt nghỉ hơi đúng và đọc đúng nhịp thơ 7 tiếng (4 – 3, 2 – 2 – 3).
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài, VD: Cu-ba, đảo, mai mốt, e... Hiểu nội dung và ý nghĩa bài thơ: ca ngợi thiên nhiên Cu-ba tươi đẹp và bày tỏ tình cảm với đất nước Cu-ba.
  • Mở rộng vốn từ về hữu nghị: phân loại các từ; đặt câu về tình hữu nghị giữa nhân dân các nước.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời câu hỏi đọc hiểu, tìm đúng các dấu hiệu của khổ thơ.
  • Năng lực văn học:
  • Yêu thích những hình ảnh đẹp, những từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong đoạn thơ.
  • Cảm nhận được những hình ảnh đẹp về đất nước Cu-ba và tình cảm yêu quý, gắn bó của nhà thơ với đất nước Cu-ba anh em.
  1. Phẩm chất
  • Biết yêu thích những vẻ đẹp của đất nước anh em, quý trọng tình cảm của bạn bè trên thế giới.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 2), SGV Tiếng Việt 3 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 2).
  • Tranh minh họa bài đọc Cu-ba tươi đẹp.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 2).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- Kiểm tra bài cũ: GV mời đại diện 1-2 kể lại tóm tắt nội dung bài đọc Những bậc đá chạm mây. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV giới thiệu cho HS một số hình ảnh về đất nước Cu-ba xinh đẹp.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Mở đầu chủ điểm Bạn bè bốn phương, các em sẽ được đọc bài thơ Cu-ba tươi đẹp của nhà thơ Tố Hữu. Đất nước Cu-ba ở tận châu Mỹ, cách Việt Nam một nửa vòng Trái Đất, hình dạng giống một dải lụa giữa biển khơi. Dân tộc Cu-ba là một dân tộc anh hùng, nhân dân Cu-ba rất yêu quý nhân dân Việt Nam, sẵn sàng giúp đỡ nước ta trong mọi hoàn cảnh. Đến thăm đất nước Cu-ba, nhà thơ Tố Hữu đã có những cảm xúc gì, đọc bài thơ Cu-ba tươi đẹp các em sẽ cảm nhận được điều đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được bài thơ Cu-ba xinh đẹp với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.

- Giải nghĩa được những từ ngữ khó.

- Đọc đúng những từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai. Có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn và viết đúng chính tả.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS bài thơ Cu-ba xinh đẹp với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.

GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc:

GV hướng dẫn HS đọc và ngắt nhịp dòng thơ 4 -  3 ở các câu 1, 2, 3, 4, 6, 8, nhịp 2 − 2 − 3 ở các câu 5, 7.

+ GV hướng dẫn HS nhấn giọng những từ ngữ gợi tả: Em ạ, / Cu-ba / ngọt lịm đường // Mía xanh đồng bãi / biếc đồi nương // Cam ngon, xoài ngọt / vàng nông trại // Ong lạc đường hoa / rộn bốn phương ...

+ Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp: GV chỉ định 1 HS đầu bàn đọc, lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.

à GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS. Nhắc HS nghỉ hơi dài hơn giữa các khổ thơ, đọc đúng nhịp thơ, giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.

+ HS làm việc nhóm đôi: Đọc tiếp nối các khổ thơ.

- GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp các khổ thơ trước lớp (theo bàn, nhóm, tổ).

- GV mời HS cả lớp đọc đồng thanh cả bài (giọng vừa phải, không đọc quá to).

- GV mời HS khá giỏi đọc lại toàn bài.

- GV nhấn mạnh: HS không bắt buộc phải thay đổi cách phát âm địa phương của mình, trừ những lỗi phát âm như rẽ, sáng, lụa, ngọt lịm, nông trại, nửa vòng, Trái Đất, biển ngọc, một dải, biếc, xoài ngọt, mỗi ngày...

- GV mời HS đọc to, rõ yêu cầu giải nghĩa từ mới:

+ Cu-ba: một nước châu Mỹ, thủ đô là La Ha-ba-na; cách Việt Nam một nửa vòng Trái Đất.

+ Mai mốt: mai kia.

+ E: không yên lòng, nghĩ rằng có thể có, có thể xảy ra một điều gì đó.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thảo luận nhóm theo các câu hỏi tìm hiểu bài Cu-ba xinh đẹp.

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài đọc Cu-ba xinh đẹp.

b. Cách tiến hành

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 3 câu hỏi trong SGK:

1. Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên vẻ đẹp của đất nước Cu-ba.

2. Kể tên những sản vật nổi tiếng của Cu-ba.

3. Khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gì của tác giả với nước bạn và với Tổ quốc Việt Nam?

GV hướng hình thức trao đổi nhóm (cặp), sau đó nêu ý kiến trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

- HS kể lại tóm tắt nội dung bài đọc; HS khác lắng nghe, nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn.

 

 

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TIẾNG VIỆT 3 CÁNH DIỀU 

BÀI 1

CHÀO NĂM HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

Cả lớp cùng lắng nghe và hát bài hát: “Ngày đầu tiên đi học

CHIA SẺ

Nhớ lại và trao đổi với các bạn về ngày khai giảng năm học mới ở trường em:

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

  1. Em chuẩn bị sách vở, trang phục thế nào để đi khai giảng?
  2. Lễ khai giảng có những hoạt động chính nào?
  3. Em thích nhất hoạt động nào trong lễ khai giảng? Vì sao?

Bài đọc 1

NGÀY KHAI TRƯỜNG

  1. Luyện đọc thành tiếng

NGÀY KHAI TRƯỜNG

Sáng đầu thu trong xanh

Em mặc quần áo mới

Đi đón ngày khai trường

Vui như là đi hội

Gặp bạn, cười hớn hở

Đứa tay bắt mặt mừng

Đứa ôm vai bá cổ

Cặp sách đùa trên lưng.

 

Nhìn các thầy, các cô

Ai cũng như trẻ lại

Sân trường vàng nắng mới

Lá cờ bay như reo.

Từng nhóm đứng đo nhau

Thấy bạn nào cũng lớn

Năm xưa bé tí teo

Giờ lớp Ba, lớp Bốn.

Tiếng trống trường gióng giả

Năm học mới đến rồi

Chúng em đi vào lớp

Khăn quàng bay đỏ tươi.

NGUYỄN BÙI VỢI

Chú thích:

Hớn hở: vui mừng, lộ rõ ở nét mặt tươi tỉnh, mừng rỡ.

Tay bắt mặt mừng: hành động thể hiện niềm vui khi gặp nhau.

  • Ôm vai bá cổ: hành động thể hiện sự thân thiện với bạn bè.
  • Gióng giả: vang lên từng hồi giục giã.

Luyện đọc từng đoạn:

Sáng đầu thu trong xanh

Em mặc quần áo mới

Đi đón ngày khai trường

Vui như là đi hội

Gặp bạn, cười hớn hở

Đứa tay bắt mặt mừng

Đứa ôm vai bá cổ

Cặp sách đùa trên lưng.

Nhìn các thầy, các cô

Ai cũng như trẻ lại

Sân trường vàng nắng mới

Lá cờ bay như reo.

Từng nhóm đứng đo nhau

Thấy bạn nào cũng lớn

Năm xưa bé tí teo

Giờ lớp Ba, lớp Bốn.

Tiếng trống trường gióng giả

Năm học mới đến rồi

Chúng em đi vào lớp

Khăn quàng bay đỏ tươi.

  1. Đọc hiểu

Câu 1: Bạn học sinh trong bài thơ chuẩn bị đi khai giảng như thế nào?

Bạn học sinh mặc quần áo mới đi khai giảng.

Câu 2: Tìm những hình ảnh ở các khổ thơ 2 và 3 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh khi gặp lại bạn bè, thầy cô ?

Niềm vui của bạn học sinh: cười hớn hở, bắt tay mặt mừng, ôm vai bá cổ, nhìn thầy cô thấy trẻ lại.

Câu 3: Khổ thơ 4 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh về điều gì?

Niềm vui của các bạn học sinh khi thấy bạn nào cũng lớn hơn so với năm trước.

Câu 5: Những âm thanh và hình ảnh nào báo hiệu năm học mới đã bắt đầu.

Tiếng trống trường

Khăn quàng đỏ

Bài tập 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

Chỉ sự vật: quần áo, cặp sách, lá cờ

Chỉ hoạt động: reo, cười, bay, đo

Chỉ đặc điểm: mới, trong xanh, trẻ, lớn, đỏ tươi

Bài tập 2: Đặt 1 – 2 câu nói về hoạt động của em trong ngày khai giảng

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

TRÒ CHƠI:

NGỘ KHÔNG THẬT

NGỘ KHÔNG GIẢ

Tâm trạng của bạn học sinh trong bài thơ khi đi đón ngày khai trường là gì?

Sau bao ngày xa cách, bạn học sinh thấy thầy cô như thế nào?

So với năm xưa, các bạn học sinh bây giờ như thế nào?

Âm thanh nào trong bài thơ báo hiệu năm học mới bắt đầu?

CỦNG CỐ - DẶN DÒ

Ôn lại nội dung bài học ngày hôm nay.

Học và chuẩn bị bài mới.

------Còn tiếp-----------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT 3 CÁNH DIỀU 

Bộ trắc nghiệm Tiếng Việt 3 Cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

BÀI ĐỌC 4: MÙA THU CỦA EM

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đoạn thơ dưới nhắc đến mùa nào trong năm?

Mùa gì dịu nắng

Mây nhẹ nhàng bay

Gió khẽ rung cây

Lá vàng rơi rụng

A. Mùa xuân.

B. Mùa hạ,.

C. Mùa thu.

D. Mùa đông.

Câu 2: Mùa thu được miểu tả với những màu sắc nào?

A. Mùa đỏ và màu hồng.

B. Màu tính và màu đen.

C. Màu vàng và màu xanh.

D. Màu trắng và màu cam.

Câu 3: Hoa cúc trong bài thơ có màu sắc như thế nào?

A. Vàng.

B. Trắng.

C. Hồng.

D. Nâu.

Câu 4: Màu xanh gắn liền với hình ảnh nào?

A. Râu cải.

B. Là cây.

C. Cốm mới.

D. Chuối chín.

Câu 5: Hình ảnh lá sen có màu sắc như thế nào?

A. Màu lục.

B. Màu đen.

D. Màu nâu.

D. Màu xanh.

Câu 6: Mùa thu có ngày hội gì mà các em nhỏ rất mong đợi?

A. Hội ngày mùa.

B. Hội rằm tháng Tám.

C. Hội rằm tháng giêng.

D. Hội chơi cờ vua.

Câu 7: Mùa thu có gì gây hấp dẫn với các bạn nhỏ.

A. Mùa của ngày khai trường.

B. Mùa của ngày lễ hội rằm tháng Tám.

C. Mùa của hương sắc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Hoa cúc vàng được so sánh với hình ảnh nào?

A. Như nghìn con mắt chiếu sáng mọi nơi.

B. Như nghìn con mắt đang ngắm nhìn bầu trời.

C. Như nghìn con mắt mở nhìn trời đêm.

D. Như nghìn con mắt đang ngủ.

Câu 9: Đâu là màu sắc đặc trưng của mùa thu?

A. Màu xanh của bẩu trời.

B. Màu vàng tươi của những tia nắng mới.

C. Màu đỏ của lá bàng rơi.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Để liệt kê các hoạt động của thiếu nhi cần?

A. Sử dụng dấu chấm.

B. Sử dụng dấu hai chấm.

C. Sử dụng dấu ba chấm.

D. Sử dụng dấu ngoặc kẹp.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Hội rằm tháng Tám hay còn gọi là.

A. Tết giao thừa.

B. Tết thiếu nhi.

C. Tết trung thu.

D. Tết hàn thực.

Câu 2: Hội rằm tháng Tám được tổ chức vào ngày nào?

A. 13/8.

B. 14/8.

C. 15/8.

D. 16/8.

Câu 3: Nguyên liệu làm nên món cốm của mùa thu là gì?

A. Thóc nếp non.

B. Lúa mạch non.

C. Gạo nếp non.

D. Ngô non.

Câu 4: Các hoạt động của thiếu nhi trong ngày tết trung thu là gì?

A. Phá cỗ trung thu.

B. Vui đùa bên bạn bè.

C. Chào mừng ngày khai trường.

D. Tất cả đáp án trên.

Câu 5: Ngoài việc vui chơi với bạn bè, các em nhỏ còn phải chuẩn bị gì?

A. Bước vào năm học mới cùng thầy cô, bạn bè.

B. Nghỉ hè sau học tập vất vả.

C. Dọn dẹp nhà cửa để đón năm mới.

D. Các món quà dành tặng cho bạn bè.

----------Còn tiếp-----------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TIẾNG VIỆT 3 CÁNH DIỀU 

Bộ đề Tiếng Việt 3 Cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 

TIẾNG VIỆT LỚP 3 – CÁNH DIỀU – ĐỀ 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Số câu

2

 

2

 

1

 

 

1

6

Câu số

1,2

 

3,4

 

5

 

 

6

 

Số điểm

1

 

1

 

0,5

 

 

1,5

4

Kiến thức tiếng việt

Số câu

 

1

 

1

 

1

 

 

3

Câu số

 

7

 

8

 

9

 

 

 

Số điểm

 

1

 

1

 

1

 

 

3

Tổng

Số câu

2

1

2

1

1

1

 

1

9

Số điểm

1

1

1

1

0,5

1

 

1,5

7

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài viết 1

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

Câu số

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Số điểm

 

 

 

4

 

 

 

 

4

2

Bài viết 2

Số câu

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Câu số

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

 

 

6

6

Tổng số câu

 

 

 

1

 

 

 

1

2

Tổng số điểm

 

 

 

4

 

 

 

6

10

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi giữa Học kì 2 – Cánh diều

Năm học 2022 - 2023

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 25 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

RỪNG CỌ QUÊ TÔI

Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng. 

Thân cọ vút thẳng trời hai, ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa ánh nắng như rừng Mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. 

Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lớp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu. 

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp, để gieo cấy mùa sau. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi…

Người sông Thao đi đâu, rồi cùng nhớ về rừng cọ quê mình. 

(Theo Nguyễn Thái Vận)

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu. 

Câu 1. Dòng nào nêu đúng trình tự của phần thân bài (“Thân cọ…vừa béo vừa bùi…”)?

a. Vẻ đẹp của cây cọ - Thời thơ ấu của tác giả gắn với cây cọ - Ích lợi của cây cọ. 

b. Vẻ đẹp của cây cọ - Ích lợi của cây cọ - Thời thơ ấu của tác giả gắn với cây cọ. 

c. Ích lợi của cây cọ - Thời thơ ấu của tác giả gắn với cây cọ - Vẻ đẹp của cây cọ. 

Câu 2. Bài đọc nhắc đến những bộ phận nào của cây cọ?

a. Thân, búp, lá. 

b. Thân, búp, cây non, lá. 

c. Thân, búp, lá, trái. 

Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy rừng cọ rất rậm rạp?

a. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. 

b. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. 

c. Lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. 

Câu 4. Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh?

a. Thân cọ vút thẳng trời hai, ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. 

b. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. 

c. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy. 

Câu 5. Dòng nào nêu đúng 4 từ ngữ chỉ hoạt động trong 2 câu: “Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu”? 

a. Kéo về, nghe, líu lo, thấy. 

b. Kéo về, nghe, hót, thấy. 

c. Từng đàn, nghe, hót, thấy. 

Câu 6. Viết 1 – 2 câu nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bài Rừng cọ quê tôi.

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Câu 7. Nối các từ có nghĩa giống nhau với từ chỉ màu sắc thích hợp:

Đỏ tươi

Đỏ thắm

Xanh rì

Đỏ ửng

Đỏ

Xanh

Đỏ rực

Xanh biếc

Xanh lơ

Xanh lam

Câu 8. Quan sát các hình ảnh sau, tự đặt câu hỏi Bằng gì?, Để làm gì? theo gợi ý và trả lời các câu hỏi đó.

A group of people singing into microphones

Description automatically generated

(Người hát quan họ/ di chuyển/ thuyền/ biểu diễn hát quan họ)

Hỏi (Bằng gì?).....................................................

Trả lời:.................................................................

Hỏi (Bằng gì?).....................................................

Trả lời:.................................................................

A cartoon of a child wearing a firefighter uniform

Description automatically generated

(Lính cứu hỏa/ di chuyển/xe cứu hỏa/ đi chữa chãy)

Hỏi (Bằng gì?).....................................................

Trả lời:.................................................................

Hỏi (Bằng gì?).....................................................

Trả lời:.................................................................

Câu 9. Đặt 1 câu cảm và 1 câu khiến. 

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Thăng Long, Hà Nội, đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ

Cố đô rồi lại tân đô

Nghìn năn văn vật bây giờ là đây.

2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm) 

Chọn 1 trong 2 đề sau:

a. Viết đoạn văn kể về một hoạt động tập thể trong năm học của lớp em (trồng cây/ hoa, quét dọn vệ sinh/ trang trí lớp học, tham quan cảnh đẹp/ di tích lịch sử,…). 

b. Viết đoạn văn tả một đồ vật (hoặc cây cối) thân quen ở mái trường thân yêu. 

----------Còn tiếp-----------

Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án tiếng việt 3 cánh diều (bản word)

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Tiếng Việt 3 cánh diều, soạn Tiếng Việt 3 cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Tiếng việt tiểu học

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay