Giáo án và PPT Mĩ thuật 7 chân trời bản 2 Bài 16: Thiết kế tạo dáng phương tiện giao thông
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 16: Thiết kế tạo dáng phương tiện giao thông. Thuộc chương trình Mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2
BÀI 16: THIẾT KẾ TẠO DÁNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV chiếu cho HS xem video về các phương tiện giao thông và yêu cầu HS ghi nhớ những phương tiện giao thông xuất hiện trong video:
https://www.youtube.com/watch?v=t01pK6JJZwc
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Quan sát và nhận thức
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SGK trang 68, 69. GV gợi ý HS tìm hiểu về cấu trúc, hình dáng, đặc điểm, màu sắc của phương tiện giao thông. GV đề nghị HS nêu hiểu biết của mình đối với những gợi ý trong SGK; có thể gợi mở để HS nắm bắt được nội dung câu hỏi liên quan đến phương tiện giao thông trong SGK-tr.68:
+ Đặc điểm và vẻ đẹp của phương tiện giao thông.
+ Mục đích sử dụng của phương tiện giao thông.
+ Kể thêm một số phương tiện giao thông mà em biết.
Sản phẩm dự kiến:
1.1. Một số phương tiện giao thông
* Ô tô: to, 4 bánh, thường có màu ghi, trắng, đen dùng để di chuyển trên đường bộ và chở được nhiều người.
* Xích lô: có ba bánh với một/hai ghế cho khách và một chỗ cho người lái, dùng để vận chuyển khách hoặc hàng hóa.
* Xe máy: hai bánh chạy bằng động cơ, nhỏ gọn, nhiều hãng với nhiều màu khác nhau, dùng để di chuyển trên đường bộ, thường chở được 2 người.
* Xe đạp: điều khiển bằng bàn đạp, có hai bánh xe gắn vào khung, dùng để di chuyển trên đường bộ.
* Tàu thủy: to, có cánh buồm, di chuyển nhanh dùng để chở hàng hóa, hành khách trên đường thủy.
* Tàu lửa: to, dài, gồm đầu tàu và các toa nối lại dùng để chở người, các thiết bị và vật tư khác trên đường sắt.
1.2. Một số sản phẩm mĩ thuật về phương tiện giao thông
* Sản phẩm Xe đạp – Như Thị Thanh Huyền:
+ Chất liệu sử dụng: ống hút, đất nặn
+ Màu sắc: sinh động, chủ yếu là vàng.
+ Hài hòa giữa các bộ phận của xe.
* Sản phẩm Xe máy – Lý Văn Hùng:
+ Chất liệu sử dụng: vật liệu tổng hợp.
+ Màu sắc: đỏ.
+ Hài hòa giữa các bộ phận của xe.
* Sản phẩm Xích lô – Trần Thị Hiên
+ Chất liệu sử dụng: vật liệu tổng hợp.
+ Màu sắc: xanh, vàng.
+ Hài hòa giữa các bộ phận của xe.
* Sản phẩm Ô tô – Nguyễn Lý Tưởng
+ Chất liệu sử dụng: giấy các tông.
+ Màu sắc: vàng.
+ Hài hòa giữa các bộ phận của xe.
Hoạt động 2. Luyện tập và sáng tạo
- GV yêu cầu HS mở SGK-tr.70, cho HS quan sát và đặt câu hỏi để HS chia sẻ, thảo luận về phương pháp thực hiện SPMT.
Sản phẩm dự kiến:
Các bước thực hiện thiết kế một phương tiện giao thông::
+ Chuẩn bị: lõi cuộn giấy, giấy bìa, bút chì, bút dạ màu, kéo, keo dán,…
+ Phác hình các bộ phận máy bay trên giấy bìa.
+ Cắt rời các bộ phận máy bay.
+ Lắp ghép các bộ phận tạo hình máy bay.
+ Hoàn thiện sản phẩm.
Hoạt động 3. Phân tích và đánh giá
- GV đề nghị HS xem nội dung trong SGK, tr.71, định hướng và nêu những hiểu biết của mình theo nội dung:
+ Kiểu dáng sản phẩm.
+ Tỉ lệ và sự cân đối của sản phẩm.
+ Màu sắc, chất liệu.
+ Mục đích sử dụng.
Sản phẩm dự kiến:
Kiểu dáng: Kiểu dáng của phương tiện giao thông thường được thiết kế để tối ưu hóa tính năng sử dụng và thẩm mỹ. Các phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hỏa, và máy bay đều có những kiểu dáng riêng biệt, phù hợp với chức năng và mục đích sử dụng. Ví dụ, ô tô thể thao có kiểu dáng khí động học để tăng tốc độ, trong khi xe tải có kiểu dáng chắc chắn để chở hàng hóa.
Tỉ lệ: Tỉ lệ giữa các bộ phận của phương tiện giao thông rất quan trọng để đảm bảo tính ổn định và hiệu suất. Ví dụ, tỉ lệ giữa chiều dài và chiều cao của xe cần được cân nhắc để tránh tình trạng lật xe.
Sự cân đối: Sự cân đối trong thiết kế không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn đến khả năng vận hành. Một chiếc xe có trọng tâm thấp và phân bổ trọng lượng hợp lý sẽ hoạt động tốt hơn và an toàn hơn.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1. Trong thiết kế phương tiện giao thông, chất liệu nào thường được sử dụng để đảm bảo độ bền và nhẹ?
A) Gỗ
B) Thép
C) Nhôm
D) Cả B và C
Câu 2. Một trong những xu hướng thiết kế phương tiện giao thông hiện nay là gì?
A) Thiết kế truyền thống
B) Thiết kế thân thiện với môi trường
C) Thiết kế phức tạp
D) Thiết kế không gian lớn
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: D
Câu 2: B
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thiết kế một phương tiện giao thông 3D em thích bằng chất liệu tự chọn.
Câu 2: Thuyết trình, chia sẻ với các bạn về ý tưởng trưng bày, thiết kế SPMT về phương tiện giao thông; viết cảm nhận của mình khi tham gia giao thông.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2