Giáo án và PPT Quốc phòng an ninh 12 kết nối Bài 1: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 1: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975. Thuộc chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Quốc phòng an ninh 12 kết nối tri thức
BÀI 1. BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA SAU NĂM 1975
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Em hãy cho biết: Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), nhân dân ta đã tiến hành những cuộc chiến tranh nào để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG I. CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những tội ác mà lực lượng Khmer Đỏ đã gây ra cho nhân dân ta và nhân dân Campuchia?
Sản phẩm dự kiến:
* Đối với nhân dân Campuchia
- Sau khi lên nắm chính quyền ở Campuchia, tập đoàn Pol Pot - leng Sary (Pôn Pốt lêng Xari) đã thực hiện chương trình cải tạo xã hội theo mô hình cực đoan, khiến đất nước Chùa Tháp rơi vào cảnh hỗn loạn, tang thương với hàng triệu người bị giết hại một cách man rợ.
* Đối với nhân dân ta
- Trước ngày 30/4/1977, Pol Pot (Thủ tướng Chính phủ Campuchia lúc đó) cho quân đổ bộ đánh chiếm đảo Phú Quốc, sau đó đánh chiếm đảo Thổ Chu.
- Trên đất liền, lực lượng Khmer Đỏ tiến hành các hoạt động khiêu khích quân sự, lấn chiếm đất đai, di dời một số cột mốc biên giới và tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Từ ngày 30/4/1977, các hoạt động chống phá trên đất liền được lực lượng Khmer Đỏ đẩy lên một nấc thang mới.
+ Chúng sử dụng lực lượng quân sự xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh, giết hại dã man nhiều đồng bào ta, cướp bóc tài sản, phá hoại hoa màu, nhà cửa.
- Đặc biệt, ngày 23/12/1978, lực lượng Khmer Đỏ huy động 10 trong tổng số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam vào lãnh thổ nước ta.
HOẠT ĐỘNG II. CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những thiệt hại trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân ta?
Sản phẩm dự kiến:
Từ ngày 17/2/1979 đến ngày 18/3/1979, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Việt Nam, đã có 4 thị xã (Lào Cai, Cam Đường, Cao Bằng, Lạng Sơn) bị tàn phá, 320 xã bị phá huỷ; 735/904 trường học các cấp bị tàn phá; 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hàm mỏ và 38/42 lâm trường bị phá huỷ và cướp bóc,... Khoảng 50% trong số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh hoạt.
HOẠT ĐỘNG III. ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên những quốc gia, vùng lãnh thổ có tuyên bố chủ quyền, chiếm đóng trái phép các đảo, quần đảo của Việt Nam ở khu vực Biển Đông?
Sản phẩm dự kiến:
- Chính quyền Trung Quốc đưa quân đánh, chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa; năm 1974, họ tiếp tục sử dụng lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo này.
- Đối với quần đảo Trường Sa, có 5 nước, 6 bên tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo này, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines (Phi-líp-pin), Malaysia (Ma-lai-xi-a), Brunei (Bru-nây) và Đài Loan (Trung Quốc). Đặc biệt, năm 1988, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh, chiếm đóng trái phép các đảo: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta. Cùng với việc chiếm đóng trái phép các đảo, bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một số nước còn tuyên bố chủ quyền, đẩy mạnh các hoạt động tranh chấp vùng biển, đảo, khiến cho tình hình trên Biển Đông trở nên phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xung đột và leo thang chiến tranh trong khu vực.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1. Thứ tự thực hiện các bước tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang là
A. tập hợp => điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.
B. điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => tập hợp => giải tán.
C. tập hợp => chỉnh đốn hành ngũ => điểm số => giải tán.
D. điểm số => tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.
Câu 2. Người kí quyết định ban hành Điều lệnh Đội ngũ là
A. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
B. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Chủ tịch Quốc hội.
Câu 3. So với đội hình trung đội 1 hàng ngang, đội hình trung đội 2 hàng ngang không thực hiện bước nào dưới đây?
A. Tập hợp.
B. Điểm danh.
C. Chỉnh đốn hàng ngũ.
D. Giải tán.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Nêu giá trị lịch sử của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Câu 2: Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc được thể hiện ở những nội dung cơ bản nào?
Câu 3: Công dân cần có những trách nhiệm gì đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh; bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng hiện nay?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Quốc phòng an ninh 12 kết nối tri thức