Giáo án và PPT Vật lí 12 kết nối bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể. Thuộc chương trình Vật lí 12 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 12 kết nối tri thức
BÀI 1. CẤU TRÚC CỦA CHẤT. SỰ CHUYỂN THỂ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Các chất có thể ở thể rắn như thanh sắt, thể lỏng như cồn, thế khí như hơi nước, ... Các chất cũng có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Thanh sắt có thể nóng chảy, cồn có thể chuyển thành hơi, hơi nước có thể ngưng tụ thành nước, ...
Vậy các chất rắn, chất lòng, chất khí có cấu tạo như thế nào mà lại chuyển được từ thể này sang thể khác?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG I. MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ VỀ CẤU TẠO CHẤT
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Trong lịch sử phát triển của khoa học, có hai quan điểm khác nhau về cấu tạo chất là quan điểm chất có cấu tạo liên tục và chất có cấu tạo gián đoạn. Mô hình động học phân tử được xây dựng trên quan điểm nào?
Sản phẩm dự kiến:
Trong lịch sử phát triển của khoa học, có hai quan điểm khác nhau về cấu tạo chất là quan điểm chất có cấu tạo liên tục và chất có cấu tạo gián đoạn. Mô hình động học phân tử được xây dựng trên quan điểm chất có cấu tạo gián đoạn.
HOẠT ĐỘNG II. CẤU TRÚC CỦA CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày mô hình động học phân tử?
Sản phẩm dự kiến:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt (phân tử, nguyên tử, ion), sau đây gọi chung là các phân tử.
- Các phân tử chuyển động không ngừng. Chuyển động của các phân tử được gọi là chuyển động nhiệt.
- Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật do chúng tạo nên càng cao.
- Giữa các phân tử có lực tương tác, bao gồm lực hút và lực đấy. Độ lớn của những lực này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử.
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Từ mô hình cấu trúc các chất em hãy trình bày lực tương tác giữa các phân tử trong chất rắn, lỏng, khí?
Sản phẩm dự kiến:
- Trong chất lỏng các phân tử ở xa nhau hơn so với các phân tử trong chất rắn.
- Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng nhỏ hơn trong chất rắn nên không giữ được các phân tử ở các vị trí xác định nhưng vẫn đủ để giữ các phân tử không chuyển động phân tán ra xa nhau. Các phân tử chất lỏng linh động hơn các phân tử chất rắn do chúng dao động xung quanh các vị trí cân bằng và các vị trí cân bằng này lại có thể dịch chuyển. - Chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy sơ lược cấu trúc của chất khí?
Sản phẩm dự kiến:
- Trong chất khí, các phân tử ở xa nhau hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
- Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước của chúng nên lực tương tác giữa các phân tử hầu như không đáng kể.
- Các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng về mọi phía, chiếm toàn bộ không gian của bình chứa. Vì vậy, một lượng khí không có thể tích và hình dạng riêng mà có thể tích và hình dạng của bình chứa.
HOẠT ĐỘNG III. SỰ CHUYỂN THỂ
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày quá trình chuyển thể của chất?
Sản phẩm dự kiến:
- Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất được gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại, từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc.
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) của các chất được gọi là sự hóa hơi (bao gồm bay hơi và sôi). Quá trình chuyển ngược lại, từ thể khí (hơi) sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.
- Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí (hơi) được gọi là sự thăng hoa. Quá trình chuyển ngược lại, từ thể khí (hơi) sang thể rắn được gọi là sự ngưng kết.
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy giải thích sự nóng chảy?
Sản phẩm dự kiến:
- Khi nung nóng một vật rắn kết tinh, các phân tử của vật rắn nhận được nhiệt lượng, dao động của các phân tử mạnh lên, biên độ dao động tăng, khoảng cách trung bình giữa các phân tử tăng.
- Nhiệt độ của vật rắn tăng đến một giá trị nào đó thì một số phân tử thắng được lực tương tác với các phân tử xung quanh và thoát khỏi liên kết với chúng. Từ lúc này, vật rắn nhận nhiệt lượng để tiếp tục phá vỡ các liên kết tinh thể. Khi trật tự của tinh thể bị phá vỡ hoàn toàn thì quá trình nóng chảy kết thúc, vật rắn chuyển thành khối lỏng.
- Nếu vẫn tiếp tục nung nóng thì các phân tử nhận nhiệt lượng để tăng năng lượng chuyển động của mình và nhiệt độ của khối chất lỏng tăng lên.
- Phần năng lượng nhận thêm để phá vỡ liên kết giữa các phân tử mà không làm tăng nhiệt độ của chất trong quá trình chuyển thể được gọi là ẩn nhiệt. Năng lượng trong quá trình nóng chảy được gọi là ẩn nhiệt nóng chảy.
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy giải thích sự hóa hơi?
Sản phẩm dự kiến:
- Khi các phân tử chất lỏng nhận được năng lượng, chúng sẽ chuyển động nhanh hơn làm nhiệt độ chất lỏng tăng dần. Một số phân tử chất lỏng ở gần bề mặt khối chất lỏng chuyển động hướng ra ngoài. Một số trong những phân tử này có động năng đủ lớn, thắng được lực tương tác giữa các phân tử thì có thể thoát ra ngoài khối chất lỏng. Ta nói chất lỏng bay hơi.
- Đồng thời, ở gần bề mặt khối chất lỏng, một số phân tử hơi chuyển động hỗn loạn va chạm vào chất lỏng và bị các phân tử chất lỏng hút vào khối chất lỏng. Ta gọi đó là sự ngưng tụ.
- Nếu tiếp tục được cung cấp năng lượng, số phân tử chất lỏng nhận được năng lượng để bứt ra khỏi khối chất lỏng tăng dần, lớn gấp nhiều lần so với số phân tử khí (hơi) ngưng tụ. Khi đó, chất lỏng hoá hơi, chuyển dần thành chất khí. Trong quá trình đó, nhiệt độ chất lỏng tăng dần và nếu nhận đủ nhiệt lượng, chất lỏng sẽ sôi.
- Trong quá trình hóa hơi, dù được cung cấp năng lượng liên tục nhưng khi đạt đến nhiệt độ sôi thì chất lỏng không tăng nhiệt độ suốt thời gian chuyển hoàn toàn thành chất khí.
- Phần năng lượng nhận thêm để phá vỡ liên kết giữa các phân tử mà không làm tăng nhiệt độ của chất trong quá trình hóa hơi được gọi là ẩn nhiệt hóa hơi.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Lực liên kết giữa các phân tử là
A. lực đẩy.
B. lực hút.
C. lực hút và lực đẩy.
D. lực tương tác.
Câu 2: Sự hóa hơi có thể xảy ra dưới hình thức nào?
A. Bay hơi và sôi.
B. Bay hơi và nóng chảy.
C. Nóng chảy và thăng hoa.
D. Sôi và đông đặc.
Câu 3: Sự bay hơi xảy ra ở đâu?
A. Bên trong chất lỏng.
B. Mặt thoáng của chất lỏng.
C. Đồng thời ở bên trong và trên mặt thoáng của chất lỏng.
D. Gần mặt thoáng chất lỏng.
Câu 4: Quá trình chuyển từ thể khí sang thể rắn được gọi là gì?
A. Ngưng kết.
B. Thăng hoa.
C. Nóng chảy.
D. Động đặc.
Câu 5: Chất rắn kết tinh khi đun nóng có thể chuyển thành
A. Thể khí.
B. Thể rắn.
C. Thể lỏng.
D. Thể lỏng và thể rắn.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Vì sao nước sôi muốn để nguội nhanh thì cần mở nắp để hơi nước thoát ra?
Câu 2: Cồn y tế chuyển từ thể lỏng sang thể khí rất nhanh ở điều kiện thông thường, hãy giải thích tại sao khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó?
Câu 3: Giải thích sơ lược việc tách muối ra khỏi nước biển theo cách cổ truyền ở nước ta?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Thời gian bàn giao giáo án
- Khi đặt, nhận giáo án kì I
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo án
- Giáo án word: 400k
- Giáo án Powerpoint: 500k
- Trọn bộ word + PPT: 800k
=> Chỉ gửi trước 350k. Phần còn lại gửi dần khi nhận giáo án. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án word: nhận kì I
- Giáo án Powerpoint: nhận kì I
- Mẫu đề thi với ma trận, thang điểm, lời giải chi tiết
- 10 - 12 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 12 kết nối tri thức