Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
CHƯƠNG I: VẬT LÍ NHIỆT
BÀI 1: CẤU TRÚC CỦA CHẤT – SỰ CHUYỂN THỂ
(23 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Dùng mô hình động học phân tử để giải thích được cấu trúc của
A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí.
B. Chất rắn, chất lỏng, chất khí, sự chuyển thể.
C. Chất rắn, chất lỏng, sự chuyển thể, chân không.
D. Chất rắn, chất lỏng, chân không.
Câu 2: Người ta gọi chuyển động hỗn loạn, không ngừng của các hạt rất nhỏ dưới tác dụng của các phân tử chất lỏng hoặc chất khí là gì?
A. Chuyển động Brown.
B. Chuyển động vật lí.
C. Chuyển động tinh thể.
D. Plasma.
Câu 3: Lực liên kết giữa các phân tử là
A. lực đẩy.
B. lực hút.
C. lực hút và lực đẩy.
D. lực tương tác.
Câu 4: Sự hóa hơi có thể xảy ra dưới hình thức nào?
A. Bay hơi và sôi.
B. Bay hơi và nóng chảy.
C. Nóng chảy và thăng hoa.
D. Sôi và đông đặc.
Câu 5: Sự bay hơi xảy ra ở đâu?
A. Bên trong chất lỏng.
B. Mặt thoáng của chất lỏng.
C. Đồng thời ở bên trong và trên mặt thoáng của chất lỏng.
D. Gần mặt thoáng chất lỏng.
Câu 6: Quá trình chuyển từ thể khí sang thể rắn được gọi là gì?
A. Ngưng kết.
B. Thăng hoa.
C. Nóng chảy.
D. Động đặc.
Câu 7: Chất rắn kết tinh khi đun nóng có thể chuyển thành
A. Thể khí.
B. Thể rắn.
C. Thể lỏng.
D. Thể lỏng và thể rắn.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Trong thời gian sôi, điều kiện nào của chất lỏng không thay đổi?
A. Nhiệt độ.
B. Thể tích.
C. Khối lượng riêng.
D. Áp suất khí.
Câu 2: Một lượng xác định của một chất trong điều kiện áp suất bình thường khi ở thể lỏng và khi ở thể khí sẽ không khác nhau về
A. khối lượng riêng.
B. khoảng cách giữa các phân tử (nguyên tử).
C. kích thước phân tử (nguyên tử).
D. vận tốc của các phân tử (nguyên tử).
Câu 3: Đông đặc và nóng chảy là hình thức chuyển thể giữa
A. chất lỏng và chất khí.
B. chất lỏng và chất rắn.
C. chất khí và chất rắn.
D. chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 4: Hãy chọn phương án sai trong các câu sau: Cùng một khối lượng của một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về
A. thể tích.
B. khối lượng riêng.
C. trật tự của các nguyên tử.
D. kích thước của các nguyên tử.
Câu 5: Ở nhiệt độ hàng triệu độ, chất sẽ tồn tại ở thể nào?
A. Rắn.
B. Lỏng.
C. Khí.
D. Plasma.
Câu 6: Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất không có nội dung nào sau đây?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
C. Giữa các phân tử có lực liên kết phân tử.
D. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Khi nấu ăn những món như luộc, ninh, nấu cơm,… đến lúc sôi thì cần vặn nhỏ lửa lại bởi vì
A. lửa to làm cho nhiệt độ trong nồi tăng nhanh sẽ làm hỏng đồ nấu trong nồi.
B. lúc này cần làm cho nước trong nồi không bị sôi và hóa hơi.
C. lửa nhỏ sẽ giữ cho trong nồi có nhiệt độ ổn định bằng nhiệt độ sôi của thức ăn.
D. vì nấu những món này cần có nhiệt độ thấp.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Một người thợ sửa xe máy phát hiện trên một số bộ phận bằng nhựa của chiếc xe bị nứt vỡ. Để hàn các bộ phận này, người đó đưa mỏ hàn nhiệt vào chỗ nứt để gắn chúng lại với nhau, sau đó thực hiện một số biện pháp gia công làm tăng tính thẩm mỹ của chỗ hàn.
a) Các chỗ đã nứt vỡ được lại gắn được với nhau bằng cách trên vì khi đưa mỏ hàn nhiệt vào chỗ nứt gãy sẽ làm nhựa ở chỗ nứt gãy nóng chảy và hòa dính lại với nhau khi nguội đi.
b) Phương pháp hàn nhiệt không dùng được cho các vât liệu kim loại vì nhiệt độ nóng chảy của kim loại rất cao.
c) Khi quá trình nóng chảy kết thúc, khối nhựa sẽ bị chuyển thành khối lỏng.
d) Khi các phân tử của nhựa nhận được nhiệt lượng, dao động của các phân tử mạnh lên, biên độ dao động tăng, khoảng cách trung bình giữa các phân tử tăng.
Trả lời
a) Đ.
b) S.
c) Đ.
d) Đ.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể