Giáo án kì 2 Vật lí 12 kết nối tri thức
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Vật lí 12 kết nối tri thức. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 VẬT LÍ 12 KẾT NỐI TRI THỨC
- Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 12: Áp suất khí theo mô hình động học phân tử. Quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ
- Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 13: Bài tập về khí lí tưởng
- Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 14: Từ trường
- Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 15: Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ
- Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 16: Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ
- Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 17: Máy phát điện xoay chiều
- Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 18: Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ
- Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 19: Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ
- Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 20: Bài tập về từ trường
- Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 21: Cấu trúc hạt nhân
- Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 22: Phản ứng hạt nhân và năng lượng liên kết
- Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 23: Hiện tượng phóng xạ
- Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 24: Công nghiệp hạt nhân
- Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 25: Bài tập về vật lí hạt nhân
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 16: TỪ THÔNG. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Định nghĩa được từ thông và đơn vị weber.
Tiến hành các thí nghiệm đơn giản minh hoạ được hiện tượng cảm ứng điện từ.
Vận dụng được định luật Faraday và định luật Lenz về cảm ứng điện từ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi, làm thí nghiệm và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm để hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu về từ thông.
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ và thực hiện thí nghiệm đơn giản để minh họa hiện tượng cảm ứng điện từ.
Năng lực vật lí:
Định nghĩa được từ thông và đơn vị weber.
Tiến hành các thí nghiệm đơn giản minh hoạ được hiện tượng cảm ứng điện tử.
Phát biểu được nội dung định luật Lenz về chiều của dòng điện cảm ứng.
Viết được công thức tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín.
Vận dụng được định luật Faraday và định luật Lenz về cảm ứng điện từ.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy.
Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh mô tả đường sức từ xuyên qua diện tích S giới hạn bởi vòng dây dẫn kín, hình ảnh các đường sức từ xuyên qua diện tích giới hạn bởi khung dây, hình ảnh khung dây dẫn kín và nam châm vĩnh cửu,…
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
HS mỗi nhóm:
+ Bộ dụng cụ thí nghiệm 1: nam châm, cuộn dây, điện kế và các dây dẫn.
+ Bộ dụng cụ thí nghiệm 2: nam châm điện, cuộn dây, điện kế, khóa K, nguồn điện, biến trở và các dây dẫn.
HS cả lớp:
+ SGK, SBT Vật lí 12.
+ Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS đặt được các câu hỏi tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ và xác định được vấn đề của bài học.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SGK, HS phát biểu ý kiến của bản thân để hình dung về từ thông và hiện tượng cảm ứng điện từ, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các nội dung về từ thông và hiện tượng cảm ứng điện từ, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu (SGK – tr66): Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hãy cho biết có những cách nào làm cho số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên?
- GV yêu cầu HS đặt các câu hỏi để tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:
Cách làm để làm cho số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên là di chuyển cuộn dây dẫn biến thiên: di chuyển cuộn dây dẫn, quay cuộn dây dẫn,...
- HS nêu các câu hỏi để tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ.
Ví dụ:
+ Điều kiện xuất hiện hiện tượng cảm ứng điện từ là gì?
+ Xác định chiều của dòng điện cảm ứng như thế nào?
+ Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây có thể tồn tại bao lâu?
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV nhận xét vào nội dung bài học: Khi thay đổi số lượng các đường sức từ qua cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vậy chiều của dòng điện cảm ứng được xác định như thế nào? Và phụ thuộc vào các yếu tố nào?Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 16: Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu định nghĩa từ thông
a. Mục tiêu: HS định nghĩa được từ thông và đơn vị weber.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về từ thông.
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để nêu được định nghĩa, công thức và đơn vị của từ thông.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và đặt câu hỏi: + Đại lượng nào đặc trưng cho số đường sức từ biến thiên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín? - GV chiếu hình 16.1 và mô tả đường sức từ xuyên qua diện tích S giới hạn bởi vòng dây dẫn kín (C). - GV thông báo biểu thức từ thông. - GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời: + Em hãy nêu đơn vị của từ thông, ý nghĩa của từ thông. + Câu hỏi (SGK – tr66): Từ biểu thức (16.1), hãy cho biết trong trường hợp nào thì từ thông qua vòng dây diện tích S giới hạn bởi vòng dây dẫn kín (C) có trị số dương, trị số âm. + Hoạt động (SGK – tr67): Để làm từ thông biến thiên, có thể biến đổi từng đại lượng B, S, α trong biểu thức (16.1). Hãy đề xuất các cách có thể làm biến thiên từ thông qua tiết diện khung dây dẫn mềm nối với điện kế thành mạch kín trong các trường hợp sau: Trường hợp 1: Khung dây dẫn đặt cạnh nam châm vĩnh cửu (Hình 16.4). Trường hợp 2: Khung dây dẫn đặt cạnh nam châm điện (Hình 16.5). - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về định nghĩa, công thức và đơn vị của từ thông. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời Câu hỏi (SGK – tr66) - Từ công thức (16.1) ta thấy khi B và S cố định thì nếu: + Góc α = 900 thì Ф = 0. + Góc α < 900 thì Ф > 0. + Góc α > 900 thì Ф < 0. *Trả lời Hoạt động (SGK – tr67) Sử dụng khung dây dẫn kín nối với điện kế. Thay đổi cảm ứng từ qua khung dây bằng cách sử dụng nam châm vĩnh cửu, nam châm điện; thay đổi tiết diện bằng cách sử dụng cuộn dây dẫn mềm; thay đổi góc α bằng cách quay khung dây hoặc nam châm. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Từ thông - GV chuyển sang nội dung Hiện tượng cảm ứng điện từ. | I. TỪ THÔNG - Định nghĩa từ thông: từ thông dùng để diễn tả số đường sức từ xuyên qua một diện tích giới hạn đặt trong từ trường. - Công thức tính từ thông F từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều B: F = BScosa. - Đơn vị đo từ thông: weber (kí hiệu: Wb). |
Hoạt động 2. Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ
a. Mục tiêu: HS tiến hành các thí nghiệm đơn giản minh hoạ được hiện tượng cảm ứng điện từ.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ.
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để nêu được hiện tượng cảm ứng điện từ.
d. Tổ chức thực hiện:
------------------------- Còn tiếp -------------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 19: ĐIỆN TỪ TRƯỜNG. MÔ HÌNH SÓNG ĐIỆN TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Mô tả được mô hình sóng điện từ và ứng dụng để giải thích sự tạo thành và lan truyền của các sóng điện từ trong thang sóng điện từ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Tích cực trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về mối liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến điện từ trường, mô hình sóng điện từ, đề xuất giải pháp giải quyết.
Năng lực vật lí:
Nêu được mối liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
Mô tả được mô hình sóng điện từ.
Sử dụng mô hình sóng điện từ để giải thích được tính chất của sóng điện từ.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy.
Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh thí nghiệm xuất hiện điện trường xoáy khi nam châm rơi qua ống dây, hình ảnh điện trường biến thiên giữa hai bản tụ điện và từ trường do nó sinh ra,
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh:
SGK, SBT Vật lí 12.
Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu của bài học về điện từ trường.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SGK, HS phát biểu ý kiến của bản thân để hình dung về điện từ trường, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh thang sóng điện từ.
- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Mở đầu (SGK – tr82): Thang sóng điện từ bao gồm rất nhiều vùng như hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy,… Sóng điện từ được tạo thành và lan truyền như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh thang sóng điện từ, nhớ lại các kiến thức đã học về sóng điện từ ở chương trình Vật lí 11, suy luận để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:
Điện từ trường lan truyền trong không gian tạo thành sóng điện từ, sóng điện từ; sóng điện từ lan truyền trong không gian với tốc độ 3.108 m/s,...
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian. Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi mở đầu, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 19: Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu mối liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên
a. Mục tiêu:
- HS nêu được mối liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
- HS trình bày được sự hình thành sóng điện từ.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về điện từ trường.
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để nêu được mối liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh thí nghiệm xuất hiện điện trường xoáy khi nam châm rơi qua ống dây (hình 19.1) cho HS quan sát. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và đặt câu hỏi: + Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi nào? + Điện trường xoáy là gì? + Hoạt động (SGK – tr82): So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa điện trường gây ra bởi điện tích đứng yên và điện trường xoáy. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về từ trường biến thiên và điện trường xoáy. - GV đặt câu hỏi: Điện trường biến thiên theo thời gian có làm xuất hiện từ trường không? - GV chiếu hình 19.3 và 19.4 cho HS quan sát. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu mối liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên. - GV yêu cầu HS trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr83) So sánh điểm khác nhau cơ bản giữa điện từ trường với điện trường, từ trường. - GV kết luận về mối liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời Hoạt động (SGK – tr82) - Giống nhau: Đều tác dụng lực lên điện tích đặt trong nó. - Khác nhau: Điện trường gây bởi điện tích đứng yên là điện trường tĩnh và không sinh ra từ trường; điện trường trường xoáy sinh ra từ điện tích chuyển động hoặc từ trường biến thiên. *Trả lời Câu hỏi (SGK – tr82) Khi trình bày về điện trường và từ trường ở các phần trước ta chỉ xét từ trường, điện trường như một đối tượng riêng rẽ. Trong hầu hết các trường hợp đã xét là điện trường, từ trường tỉnh. Còn điện từ trường là quá trình lan truyền điện từ trường biến thiên trong không gian theo thời gian. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên. - GV chuyển sang nội dung Mô hình sóng điện từ. | I. LIÊN HỆ GIỮA ĐIỆN TRƯỜNG BIẾN THIÊN VÀ TỪ TRƯỜNG BIẾN THIÊN 1. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy - Từ thông qua ống dây kín biến thiên thì trong ống dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. Sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng chứng tỏ trong dây dẫn đã xuất hiện một điện trường, có chiều là chiều của dòng điện cảm ứng; đường sức của điện trường này là các đường cong kín. Điện trường có tính chất này là điện trường xoáy. - Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện một điện trường xoáy. 2. Điện trường biến thiên và từ trường - Thí nghiệm với dòng điện xoay chiều qua tụ điện cho thấy điện trường biến thiên theo thời gian và làm xuất hiện từ trường. 3. Điện từ trường - Từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra trong không gian xung quanh một điện trường biến thiên theo thời gian; ngược lại, điện trường biến thiên theo thời gian cũng sinh ra một từ trường biến thiên theo thời gian trong không gian xung quanh. |
Hoạt động 2. Mô tả mô hình sóng điện từ
a. Mục tiêu: HS mô tả được mô hình sóng điện từ.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về đặc điểm của sóng điện từ.
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để nêu được đặc điểm của mô hình sóng điện từ.
d. Tổ chức thực hiện:
------------------------- Còn tiếp -------------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 VẬT LÍ 12 KẾT NỐI TRI THỨC
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 12: Áp suất khí theo mô hình động học phân tử. Quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 13: Bài tập về khí lí tưởng
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 14: Từ trường
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 15: Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 16: Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 17: Máy phát điện xoay chiều
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 18: Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 19: Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 20: Bài tập về từ trường
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 21: Cấu trúc hạt nhân
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 22: Phản ứng hạt nhân và năng lượng liên kết
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 23: Hiện tượng phóng xạ
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 24: Công nghiệp hạt nhân
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 25: Bài tập về vật lí hạt nhân
BÀI 19: ĐIỆN TỪ TRƯỜNG. MÔ HÌNH SÓNG ĐIỆN TỪ
(16 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện
A. lực từ.
B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. điện trường xoáy.
D. điện từ trường.
Câu 2: Tại mỗi điểm trong không gian, vecto cảm ứng từ và vecto cường độ điện trường luôn
A. vuông góc với nhau.
B. trùng nhau.
C. song song với nhau.
D. hợp với nhau một góc 450.
Câu 3: Sóng điện từ là gì?
A. Là quá trình lan truyền cảm ứng điện từ trong không gian.
B. Là quá trình biến thiên giá trị điện trường trong không gian.
C. Là quá trình biến thiên giá trị lự từ trong không gian.
D. Là quá trình lan truyền điện từ trường trong không gian.
Câu 4: Pha dao động của và
A. luôn ngược pha.
B. luôn đồng pha.
C. luôn vuông pha.
D. luôn lệch nhau góc
Câu 5: Trong thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ, trường hợp nào thì trong ống dây xuất hiện dòng điện cảm ứng?
A. Khi cho nam châm đứng yên bên trong ống dây.
B. Khi cho nam châm đứng yên gần ống dây.
C. Khi cho nam châm rơi qua ống dây.
D. Khi cho nam châm xoay xung quanh bên ngoài ống dây.
Câu 6: Trong chân không, bước sóng λ của sóng điện từ có thể được xác định bởi công thức nào?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 7: Điện trường xoáy là điện trường
A. có các đường sức là đường cong kín.
B. có các đường sức không khép kín.
C. giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi.
D. của các điện tích đứng yên.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.
C. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
D. Tại một điểm trong không gian truyền sóng điện từ vecto và vecto luôn đồng pha nhau.
Câu 2:Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về điện từ trường?
A. Sự biến thiên của từ trường và điện trường bao gồm sự thay đổi về chiều và độ lớn.
B. Tại mỗi điểm trong không gian, vecto cảm ứng từ luôn vuông góc với vecto cường độ điện trường
C. Từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra trong không gian xung quanh một điện trường biến thiên theo thời gian.
D. Điện trường biến thiên theo thời gian không sinh ra từ trường biến thiên.
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện điện từ trường?
A. Xung quanh điện tích đứng yên.
B. Xung quanh tia lửa điện.
C. Xung quanh một ống dây điện.
D. Xung quanh dòng điện không đổi.
------------------------- Còn tiếp -------------------------
BÀI 24: CÔNG NGHIỆP HẠT NHÂN
(15 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Năng lượng tỏa ra trong các phản ứng hạt nhân thường được chuyển hóa thành năng lượng nào?
A. Nhiệt năng.
B. Điện năng.
C. Hóa năng.
D. Cơ năng.
Câu 2: Hệ thống khai thác năng lượng hạt nhân có thể hoạt động trong bao lâu thì cần bổ sung nhiên liệu?
A. Trong thời gian ngắn.
B. Trong thời gian dài.
C. Trong khoảng vài tiếng.
D. Hàng ngày.
Câu 3: Bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân là gì?
A. Lò phản ứng hạt nhân.
B. Đường vào của nước làm mát.
C. Tháp làm mát.
D. Bộ phận sinh hơi.
Câu 4: Việc xử lí chất thải hạt nhân đòi hỏi điều gì?
A. Công nghệ phức tạp với chi phí thấp.
B. Công nghệ phức tạp với chi phí thấp.
C. Công nghệ đơn giản với chi phí thấp
D. Công nghệ phức tạp với chi phí cao.
Câu 5: Vật liệu chứa chất thải hạt nhân cần có đặc điểm gì?
A. Cần có độ bền rất cao.
B. Cần chịu được nhiệt độ cao.
C. Có tính đàn hồi.
D. Có thể thấm nước.
Câu 6: Người ta đưa các đồng vị phóng xạ vào cơ thể như thế nào?
A. Thông qua các thiết bị phóng xạ.
B. Thông qua dịch chuyển của các phân tử.
C. Thông qua sản xuất dịch mật của gan.
D. Thông qua dược chất phóng xạ.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải ứng dụng phóng xạ hạt nhân trong công nghệ sinh học và trong bảo quản thực phẩm?
A. Sử dụng hỗ trợ nghiên cứu gây đột biến gene.
B. Cây trồng đột biến gene ảnh hưởng xấu tới môi trường.
C. Phương pháp đánh dấu phóng xạ được sử dụng trong nghiên cứu sinh học, nông nghiệp, lâm nghiệp.
D. Một số loại thực phẩm chiếu xạ có thể bị thay đổi hương vị.
Câu 2: Bộ phận nào sau đây không có trong nhà máy điện hạt nhân?
A. Lò phản ứng.
B. Máy phát điện.
C. Máy biến áp.
D. Tua bin.
Câu 3: Vì sao vật liệu chứa chất thải hạt nhân cần có độ bền rất cao?
A. Vì chu kì bán rã của một số đồng vị của hạt nhân đã qua sử dụng là rất lớn.
B. Vì chất thải hạt nhân có nhiệt độ cao, có thể ảnh hưởng tới môi trường.
C. Vì chất thải hạt nhân nếu bị thấm nước sẽ bị phát tán vào môi trường.
D. Vì chất thải hạt nhân cần được xử lí sau thời gian dài.
------------------------- Còn tiếp -------------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Vật lí 12 kết nối tri thức, bài giảng kì 2 môn Vật lí 12 kết nối tri thức, tài liệu giảng dạy Vật lí 12 kết nối tri thức