Nội dung chính Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức bài 2: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 2: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt sách công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)
BÀI 2: CÂY TRỒNG VÀ CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRONG TRỒNG TRỌT
I. PHÂN LOẠI CÂY TRỒNG
1. PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC
- Dựa vào nguồn gốc, cây trồng có thể được chia làm ba nhóm là nhóm cây ôn đới, nhóm cây nhiệt đới và nhóm cây ở nhiệt đới.
+ Nhóm cây ôn đới là những loại cây trồng có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu ôn đới, chúng thường được trồng ở những nơi có thời tiết mùa đông lạnh, mùa hè mát.
+ Nhóm cây nhiệt đới là những loại cây trồng có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu nhiệt đới. Đa số các cây trồng ở nước ta đều thuộc nhóm cây này (vải thiều. xoài, ổi, mít,...
+ Nhóm cây ở nhiệt đới là những loại cây về cơ bản có thể sinh trưởng, phát triển trong các điều kiện khí hậu giống với cây trồng nhiệt đới. Một số loại cây ở nhiệt đới ở nước ta như cây bơ, cherry....
2. PHÂN LOẠI THEO ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC
- Dựa vào đặc tính sinh vật học, cây trồng có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau như cây hằng năm và cây lâu năm, cây thân thảo và cây thân gỗ, cây một là mầm và cây hai lá mầm....
3. PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
- Dựa vào mục đích sử dụng, cây trong có thể chia thành rất nhiều loại như cây lương thực, cây ăn quả, cây rau, cây dược liệu, cây lấy gỗ, cây hoa. làm thực phẩm, làm thuốc, làm cảnh.....
II. MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH TRONG TRỒNG TRỌT
1. GIỐNG CÂY TRỒNG
- Giống quy định năng suất, phẩm chất của nông sản, khả năng chống chịu sâu, bệnh và các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh.
- Cùng điều kiện trồng trọt, chăm sóc như nhau nhưng giống cây trồng khác nhau thì khả năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ khác nhau.
2. ÁNH SÁNG
- Nhờ có năng lượng của ánh sáng, cây trồng mới thực hiện được quá trình quang hợp để tạo ra chất hữu cơ, giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Nếu thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Các loại cây trồng khác nhau sẽ có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
3. NHIỆT ĐỘ
- Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước, hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây trồng. Do đó, nhiệt độ có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của nông sản.
- Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của phản lớn cây trồng là từ 15 °C đến 40 °C.
4. NƯỚC VÀ ĐỘ ẨM
- Nước có vai trò to lớn đối với cây trồng, trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp, là môi trường hoà tan muối khoáng và chất dinh dưỡng trong đất để cung cấp cho cây.
- Nước còn giữ vai trò điều hoà nhiệt độ cho cây thông qua việc thoát hơi nước.
- Độ ẩm đất quá thấp hoặc quá cao sẽ ức chế hoạt động của các vi sinh vật đất, các chất hữu cơ trong đất không được phân giải, quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng cho cây bị ngưng trệ khiến cây trồng thiếu dinh dưỡng, phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.
5. ĐẤT TRỒNG
- Đất trồng có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây, giúp cho cây đứng vững. Mỗi loại cây trồng phù hợp một hoặc một vài loại đất nhất định.
6. DINH DƯỠNG
- Cây trồng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đề sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Nếu thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng xấu đến cây trồng, gây thiệt hại kinh tế cho người trồng trọt.
7. KĨ THUẬT CANH TÁC
- Kĩ thuật canh tác là một chuỗi các tác động của con người trong quy trình trồng trọt như làm đất, bón phân, luân canh cây trồng, bố trí thời vụ, mật độ gieo trồng.... nhằm mục đích tạo ra điều kiện sinh thái thuận lợi giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời ngăn ngừa sự phát sinh, lây lan mầm bệnh của dịch hại.