Nội dung chính Khoa học 5 kết nối Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất sách Khoa học 5 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức

BÀI 6. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CHẤT

I. ÔN TẬP VỀ ĐẤT

1. Thành phân của đất

  • Chất khoáng

  • Nước 

  • Mùn

  • Không khí.

=> Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tùy thuộc vào điều kiện hình thành ở từng nơi. 

2. Vai trò của đất

+ Đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây (chất khoáng, mùn).

+ Đất giúp cây đứng vững, sống và phát triển.

3. Ô nhiễm, xói mòn đất

Nguyên nhân

Tác hại

Biện pháp

Ô nhiễm đất

+ Do con người gây ra (không xử lí chất thải trước khi xả ra môi trường, sử dụng phân bón hóa học …).

+ Do các hiện tượng tự nhiên (núi lửa phun trào, lũ lụt, xâm nhập mặn, phèn…).

+ Gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh vật.

+ Gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

+ Tái chế phế liệu

+ Sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách, ưu tiên sử dụng thuốc sinh học.

+ Xử lí đúng quy trình các chất thải được xả ra từ các nhà máy, khu công nghiệp…

+ Xây dựng các hệ thống đê, đập để ngăn chặn xâm nhập mặn…

Xói mòn đất

Do thiên nhiên hoặc do con người gây ra.

+ Đất mất dinh dưỡng, kém màu mỡ… ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, nguồn thức ăn của động vật.

+ Gây ra hiện tượng thiên tai sạt lở…ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt con người.

+ Trồng thêm các lớp thảm thực vật.

+ Xây dựng bờ kè.

4. Bảo vệ môi trường đất

- Cần xử lí chất thải trước khi đưa ra môi trường.

- Sử dụng phân bón hợp lí, ưu tiên sử dụng phân bón sinh học.

- Trồng cây gây rừng, trồng các thảm cỏ

- Tuyên truyền và vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường đất.

II. ÔN TẬP VỀ HỢP HỢP, DUNG DỊCH

1. Phân biệt hỗn hợp và dung dịch

- Hỗn hợp được tạo thành từ hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. Sau khi trộn, tính chất của các chất không thay đổi.

- Hỗn hợp chất rắn với chất lỏng hoặc chất lỏng với chất lỏng hòa tan và phân bố đều vào nhau được gọi là dung dịch.

2. Tách muối hoặc đường ra khỏi dung dịch.

- Đun nóng dung dịch muối làm bay hơi nước để tách muối ra khỏi dung dịch.

III. ÔN TẬP VỀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

1. Biến đổi trạng thái

- Các chất có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí.

- Chất ở trạng thái rắn thường có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.

- Chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.

- Chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian không xác định (chiếm toàn bộ không gian bên trong vật chứa).

- Ở nhiệt độ phù hợp, chất có thể biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác.

2. Biến đổi hóa học

+ Biến đổi hóa học xảy ra khi có sự tạo thành chất mới.

+ Người ta có thể nhận ra sự biến đổi này nhờ vào sự thay đổi tính chất của chất. 

Ví dụ: đinh bị gỉ, than hoặc giấy bị cháy…

=> Giáo án Khoa học 5 kết nối Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Khoa học 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay