Giáo án và PPT đồng bộ Khoa học 5 kết nối tri thức
Khoa học 5 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Khoa học 5 kết nối
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 5 KẾT NỐI TRI THỨC
BÀI 2: Ô NHIỄM, XÓI MÒN ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được nguyên nhân, tác hại ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.
Đề xuất, thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
Nêu được nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống ô nhiễm, xói mòn đất.
Đề xuất được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, máy tính, máy chiếu.
Hình ảnh liên quan đến bài học.
2. Đối với học sinh:
SHS.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra khi môi trường đất nơi con người, động vật và thực vật sống bị ô nhiễm? - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình. - GV nhận xét, kết luận, dẫn dắt vào bài học mới: Môi trường đất bị ô nhiễm gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến các loài sinh vật và con người như thực vật chậm lớn hoặc bị chết; nhiều động vật phải di chuyển đến các khu vực khác để sinh sống; con người nếu sử dụng nguồn thực phẩm ở vùng đất ô nhiễm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Vậy ô nhiễm đất là gì? Có những biện pháp nào để bảo vệ môi trường đất? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng tìm hiểuBài 2 – Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất. a. Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất. b. Cách thức thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS. GV yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1 – 3 SGK trang 9 – 11 và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây: 1. – Quan sát hình 1 và cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm đất. Nguyên nhân nào do con người gây ra? - Nêu một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm đất. 2. Quan sát hình 2 và từ thực tế, cho biết tác hại của ô nhiễm đất đối với thực vật, động vật và sức khỏe con người. 3. – Quan sát hình 3, nêu các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất. - Kể thêm một số biện pháp phòng chống ô nhiễm đất. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời các câu hỏi. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời tốt, chốt đáp án đúng. - GV cho HS xem thêm và mời HS chia sẻ cảm nhận của mình sau khi xem video (GV đặt câu hỏi gợi ý: Bãi rác cháy âm ỉ đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân sống xung quanh?). - GV hướng dẫn HS tổng kết lại kiến thức: Ô nhiễm đất có thể do con người gây ra như không xử lí chất thải trước khi xả ra môi trường, sử dụng phân bón hóa học trong thời gian dài,... hoặc do các hiện tượng tự nhiên như núi lửa phun trào, xâm nhập mặn, nhiễm phèn,.. Đất ô nhiễm chứa các chất thải nguy hại gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh vật và sức khỏe con người. Hoạt động 2: Nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống xói mòn đất. a. Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống xói mòn đất. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu các nhóm 4 HS quan sát các hình 4 – 5 SGK trang 11 – 12 và thảo luận thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. – Quan sát hình 4 và cho biết các nguyên nhân gây ra xói mòn đất. Nguyên nhân nào do con người gây ra? - Kể thêm một số hoạt động của con người làm gia tăng xói mòn đất. 2. Nêu tác hại của xói mòn đất đối với thực vật, động vật và con người. 3. – Quan sát hình 5 và cho biết ý nghĩa của mỗi biện pháp phòng chống xói mòn đất. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời các câu hỏi. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời tốt, chốt đáp án đúng. - GV cho HS quan sát hình 6 và đọc thêm phần Em có biết SGK trang 12. - GV cho HS tìm hiểu thêm về sạt lở đất thông (0.25s – 2.40s) và một số hình ảnh:
- GV hướng dẫn HS tổng kết lại kiến thức: + Hiện tượng làm mất lớp đất trên bề mặt, phá hủy tầng đất bên dưới do gió thổi hoặc nước chảy ở những vùng đất dốc, đồi núi,... gọi là hiện tượng xói mòn. Hiện tượng này có thể do thiên nhiên hoặc con người gây ra. + Đất bị xói mòn mất chất dinh dưỡng, trở nên khô cằn, kém màu mỡ, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng, nguồn thức ăn của động vật và đời sống sinh hoạt của con người. Xói mòn đất kéo dài dẫn đến sạt lở đất, làm mất đất ở và đất trồng. |
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS chia sẻ câu trả lời.
- HS lắng nghe, ghi tên bài mới.
- Các nhóm quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời: 1. – Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất: + Hình a: Bãi rác ⟶ con người gây ra + Hình b: Núi lửa phun trào + Hình c: Khai thác khoáng sản ⟶ con người gây ra + Hình d: Sử dụng thuốc hóa học trong nông nghiệp ⟶ con người gây ra - Một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm đất: Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày; chất thải công nghiệp chưa được xử lí; chất thải hạt nhân; nước triều dâng cao gây đất nhiễm mặn; nhiễm phèn,... 2. Tác hại của ô nhiễm đất đối với thực vật, động vật và sức khỏe con người: Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm; suy giảm chất lượng đất, giảm năng suất cây trồng; ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh về đường hô hấp, ung thư,... 3. – Các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất: + Hình a: Tái chế phế liệu. + Hình b: Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách trong nông nghiệp. + Hình c: Xử lí chất thải trước khi xả ra đất. + Hình d: Xây dựng đập ngăn mặn. - Một số biện pháp khác phòng chống ô nhiễm đất: Hạn chế xả rác ra môi trường đất; sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, hạn chế sử dụng các đồ nhựa,... - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS xem video, chia sẻ cảm nhận.
- HS rút ra kết luận, ghi vào vở.
- Các nhóm quan sát hình và suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT KHOA HỌC 5 KẾT NỐI TRI THỨC
BÀI 27: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
- Trong chủ đề Con người và sức khỏe em thích nhất bài nào? Vì sao?
CÂU HỎI
- Ý nghĩa của sự sinh sản của con người đối với xã hội là gì?
- Cơ thể người được hình thành như thế nào?
- Có mấy giai đoạn phát triển chính của con người?
- Các em đang thuộc giai đoạn phát triển nào?
- Đặc điểm sinh học của nam và nữ giới là gì?
- Đặc điểm xã hội của nam và nữ giới là gì?
- Ở tuổi dậy thì chúng ta cần chú ý chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần như thế nào?
- Cảm giác an toàn là như thế nào?
- Ai có quyền được bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân, phản đối mọi sự xâm hại?
- Quyền được an toàn là như thế nào?
- Em hãy kể lại một số trường hợp nguy hiểm, dễ bị xâm hại.
- Đối tượng bị xâm hại là những ai?
- Những bí mật nào em cần chia sẻ lại cho bố mẹ?
- Em cần làm gì để tránh trường hợp bị xâm hại
- Nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục có thể đến từ đâu?
- Trong hoạt động hằng ngày, khi có cảm giác an toàn, chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?
- Em cần làm gì khi có người đã làm tổn thương em, sau đó cấm em không được nói với ai về hành vi của họ?
- Nếu được người lạ cho kẹo và rủ đi chơi em sẽ làm như thế nào?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC 5 KẾT NỐI
Bộ trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 1: THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Thành phần nào có nhiều nhất trong đất?
A. Nước.
B. Không khí.
C. Chất khoáng.
D. Mùn và một số thành phần khác.
Câu 2: Mùn được hình thành từ đâu?
A. Xác động vật và thực vật phân hủy với sự tham gia của sinh vật trong đất.
B. Điều kiện hình thành đất.
C. Do việc xới đất và vun đất.
D. Quá trình bón phân và phân hủy xác động vật.
Câu 3: Đất được hình thành
A. do đá bị phá vỡ sau một quá trình lâu dài dưới tác động của nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
B. do xác động vật và thực vật phân hủy dưới tác động của nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
C. do sự phân tách của các ngọn núi lửa và đại dương dưới tác động của nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
D. do sự hoạt động của con người và các tác động của thiên nhiên như nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
Câu 4: Vai trò của đất đối với cây trồng là gì?
A. Kéo dài thời gian cho cây trồng sống và phát triển.
B. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây trồng sống và phát triển.
C. Tạo điều kiện ngăn chặn cỏ dại phát triển.
D. Tăng cường năng suất trong nông nghiệp.
Câu 5: Đất phù sa phổ biến ở vùng nào dưới đây?
A. Tây Nguyên.
B. Tây Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 6: Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tùy thuộc vào điều kiện gì?
A. Hình thành đất ở từng nơi.
B. Trồng trọt và bảo vệ đất.
C. Sự phân hủy của động vật và thực vật.
D. Cung cấp nước cho đất.
Câu 7: Đâu không phải thành phần chính có trong đất?
A. Chất khoáng.
B. Nước.
C. Đá.
D. Không khí.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI KHOA HỌC 5 KẾT NỐI
Bộ đề Khoa học 5 kết nối biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Thành phần nào dưới đây không phải là thành phần chính có trong đất?
A. Không khí.
B. Nước.
C. Chất khoáng.
D. Gió.
Câu 2 (0,5 điểm). Mùn được hình thành như thế nào?
A. Mùn được hình thành chủ yếu từ mưa với sự tham gia của sinh vật trong đất.
B. Mùn được hình thành chủ yếu do xác động vật và thực vật phân hủy với sự tham gia của sinh vật trong đất.
C. Mùn được hình thành chủ yếu từ không khí, thực vật phân hủy và sinh vật trong đất.
D. Mùn được hình thành chủ yếu từ chất khoáng, nước với sự tham gia của sinh vật trong đất.
Câu 3 (0,5 điểm). Nguyên nhân gây ô nhiễm đất nào dưới đây do con người gây ra?
A. Xâm nhập mặn.
B. Núi lửa phun trào.
C. Chất thải không xử lí.
D. Nhiễm phèn.
Câu 4 (0,5 điểm). Hỗn hợp là gì?
A. Hỗn hợp được tạo thành duy nhất từ một chất.
B. Hỗn hợp được tạo thành từ ba chất trở lên trộn lẫn với nhau.
C. Hỗn hợp được tạo thành từ hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
D. Hỗn hợp được tạo thành từ chất rắn hòa tan với chất lỏng phân bố đều vào nhau.
Câu 5 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái khí?
A. Nước uống.
B. Thủy tinh.
C. Dầu ăn.
D. Ô-xi.
Câu 6 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái rắn?
A. Hơi nước.
B. Nhôm.
C. Ni-tơ.
D. Giấm ăn.
Câu 7 (0,5 điểm). Biến đổi hóa học xảy ra khi nào?
A. Biến đổi hóa học xảy ra khi có sự thay đổi kích thước.
B. Biến đổi hóa học xảy ra khi thể tích chất thay đổi.
C. Biến đổi hóa học xảy ra khi có sự tạo thành chất mới.
D. Biến đổi hóa học xảy ra khi khối lượng chất thay đổi.
Câu 8 (0,5 điểm). Vì sao cây trồng trong đất có thể đứng vững, không bị đổ?
A. Cây đứng vững nhờ rễ cây bám chặt vào đất.
B. Cây đứng vững nhờ nước có trong đất.
C. Cây đứng vững nhờ không khí có trong đất.
D. Cây đứng vững nhờ các chất dinh dưỡng có trong đất.
Câu 9 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về biện pháp bảo vệ môi trường đất?
A. Tăng cường sử dụng phân bón hóa học.
B. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.
C. Trồng cây gây rừng.
D. Xây bờ kè.
Câu 10 (0,5 điểm). Phá rừng gây ảnh hưởng gì đến môi trường đất?
A. Đất chứa nhiều rác thải sinh hoạt khó phân hủy như rác thải nhựa,…
B. Đất không có thực vật che phủ, khi gặp mưa, gió sẽ bị rửa trôi dẫn đến xói mòn đất.
C. Đất nhiễm mặn do nước biển dâng cao.
D. Đất nhiễm chất độc hại do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Câu 11 (0,5 điểm). Hỗn hợp nào dưới đây là dung dịch?
A. Xà lách, dưa chuột và cà chua trộn đều.
B. Cát và nước đã khuấy đều để sau vài phút.
C. Lạc, đỗ đen và đỗ xanh trộn đều.
D. Đường và nước khuấy đều để sau vài phút.
Câu 12 (0,5 điểm). Nước ở trạng thái nào khi nhiệt độ dưới 0 oC?
A. Lỏng.
B. Rắn.
C. Hơi.
D. Lỏng và hơi.
Câu 13 (0,5 điểm). Trường hợp nào trong hình dưới đây có sự biến đổi hóa học?
A. B.
C. D.
Câu 14 (0,5 điểm). Trường hợp nào trong hình dưới đây không có sự biến đổi hóa học?
A. B.
C. D.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Thế nào là hiện tượng xói mòn đất? Em hãy nêu 3 tác hại của hiện tượng xói mòn đất và 3 biện pháp bảo vệ môi trường đất.
Câu 2 (1,0 điểm). Nước hoa thường là chất lỏng dễ bay hơi, có mùi thơm và được đóng vào bình xịt thủy tinh để sử dụng.Giải thích vì sao khi mở lọ nước hoa, ta thấy nước hoa vơi dần và ngửi được mùi thơm.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: KHOA HỌC 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | D | B | C | C | D | B | C |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | A | A | B | D | B | A | D |
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Khoa học 5 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint khoa học 5 kết nối, soạn khoa học 5 kết nối
Tài liệu giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội tiểu học