Nội dung chính Ngữ văn 10 cánh diều Đọc hiểu văn bản văn học
Hệ thống kiến thức trọng tâm Đọc hiểu văn bản văn học sách ngữ văn 10 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌCI. HỌC ĐỌC
- Sách Ngữ văn 10 hướng dẫn đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại:
+ Văn bản Truyện
+ Văn bản Thơ
+ Văn bản Chèo, tuồng
+ Văn bản nghị luận
+ Văn bản thông tin
- Thể loại truyện mới so với sách Ngữ văn Trung học cơ sở: Thần thoại, sử thi, tiểu thuyết chương hồi.
- Cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản văn học:
+ Văn bản truyện: ngoài việc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm, cần biết cách đọc văn bản gắn với đặc điểm mỗi thể loại cụ thể.
+ Văn bản Thơ: mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, đặc điểm của mỗi thể thơ.
+ Văn bản Chèo, tuồng: hiểu nội dung cụ thể, chú ý ngôn ngữ và cách thức trình bày.
- Văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 10 gồm những loại: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Khi đọc văn bản này, cần chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và cách tác giả nêu ý kiến, sử dụng lí lẽ và bằng chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.
- Văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 10 gồm những loại: Một số dạng văn bản thông tin tổng hợp. Khi đọc các văn bản này, ngoài việc biết thêm những nét đặc sắc văn hoá truyền thống của dân tộc ở nhiều vùng miền khác nhau, cần chú ý cách triển khai thông tin bằng nhiều hình thức, cách trình bày văn bản có sử dụng kết hợp kênh chữ với kênh hình (văn bản đa phương thức).
- Nội dung chính của bài Thơ văn Nguyễn Trãi Hội tụ 2 nguồn cảm hứng lớn yêu nước - nhân đạo.
- Khi đọc thơ văn Nguyễn Trãi, ngoài việc chú ý các yêu cầu đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại, thơ Nôm Đường luật, cần biết vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Trãi để hiểu sâu hơn tác phẩm của ông.
II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
- Những lưu ý khi học phần Thực hành tiếng Việt:
- Khi làm bài tập trong phần này, cần dựa vào những lưu ý về đơn vị kiến thức tiếng Việt ấy trong phần Kiến thức ngữ văn nêu ở đầu mỗi bài học để có hướng làm bài và hệ thống lại những hiểu biết của mình sau khi làm bài tập.
- Thực hành vận dụng kiến thức tiếng Việt trong các tiết đọc hiểu, viết, nói và nghe cũng như trong tiết học các môn học khác, trong sinh hoạt và giao tiếp với nhiều hình thức khác nhau.
III. HỌC VIẾT
- Những nội dung và yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết:
1. Nghị luận
- Viết được văn bản bàn luận về một vấn đề xã hội trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm, có cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các bằng chứng thuyết phục.
- Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng
- Viết được bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.
- Viết được bài luận về bản thân.
2. Thuyết minh
- Viết được báo cần kết quả nghiên cứu về một vấn đề, cổ sử dụng trích dẫn, cuộc chủ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
3. Nhật dụng
- Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng
IV. HỌC NÓI VÀ NGHE
Kĩ năng | Yêu cầu |
Nói | - Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội, cổ sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. - Trình bày được báo cáo về một kết quả nghiên cứu hay hoạt động trải nghiệm. - Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân). |
Nghe | – Nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói. - Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình, |
Nói nghe tương tác | Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau, đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó, tôn trọng người đối thoại. |
=> Giáo án tiết 2: Đọc hiểu văn bản văn học