Nội dung chính Ngữ văn 10 cánh diều Bài 2: Thực hành Tiếng Việt
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Thực hành Tiếng Việt sách ngữ văn 10 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆTI. LÝ THUYẾT
1. Trật tự từ
- Trật tự từ được hiểu là thứ tự sắp xếp của từ ngữ trong câu.
- Việc sắp xếp các từ ngữ trong câu phải tuân theo:
+ Quy tắc cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu.
+ Phục vụ nhiều mục đích khác nhau như: thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hoạt động, đặc điểm; nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng; liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Các lỗi thường gặp về trật tự từ:
+ Sắp xếp từ ngữ không phù hợp với quy tắc cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu.
+ Sắp xếp từ ngữ không phù hợp với yêu cầu diễn đạt.
II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK
1. Bài tập 1
- Hai câu a1 và a2 có ý nghĩa khác nhau do sắp xếp trật tự từ khác nhau. Trong câu a1, trật tự từ sắp xếp “Quốc tế” sau “phụ nữ” thì có thể hiểu: Mồng 8 tháng Ba chỉ dành cho phụ nữ nước ngoài, phụ nữ VN không có ngày này; không khi đó câu a2, trật tự từ đã sắp xếp “ngày Quốc tế phụ nữ” thì có nghĩa là: Mồng 8 tháng Ba dành cho phụ nữ trên toàn cầu.
- Hai câu b1 và b2 có ý nghĩa khác nhau do sắp xếp trật tự từ khác nhau. Trong câu b1, các từ được sắp xếp theo trật tự: “Đỗ Phủ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng”. Ở đây “nổi tiếng” là định ngữ bổ nghĩa cho đất nước Trung Quốc. Các từ ngữ trong câu b được sắp xếp theo trật tự. “ĐP là nhà thơ nổi tiếng TQ”. Ở đây “nổi tiếng” lại là định ngữ bổ nghĩa cho nhà văn Đỗ Phủ.
- Hai câu c1 và c2 có ý nghĩa khác nhau do sắp xếp trật tự từ khác nhau. Các từ ngữ trong câu c1 được sắp xếp theo trật tự “Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc với những người lính của ông”. Ở đây “sự cảm thông sâu sắc” được hiểu là của những người lính, chứ không phải của ông. Các từ ngữ trong câu c2 được sắp xếp theo trật tự “Bài thơ nói lên sự cảm thông sâu sắc của ông với người lính”. Ở đây “sự cảm thông sâu sắc” được hiểu là của ông chứ không phải của những người lính.
2. Bài tập 2
a) Tự tình là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói đấu tranh quyết liệt cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.
b) Câu cá mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.
c) Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết như răng, mắt cho các trạm y tế xã.
d) Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt ngủ một giấc cho đến chiều.
3. Bài tập 3
a. Phân tích nguyên nhân lỗi: Cụm từ “của Hồ Xuân Hương” đặt không đúng quan hệ ngữ pháp trong câu.
Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà các tác giả lựa chọn: Khi đảo “đêm khuya văng vẳng” lên trước “trống canh dồn”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh cái không gian, thời gian vắng vẻ của trời đất trước tâm trạng con người.
b. Trật tự từ được đảo trong câu thơ Lom khom dưới núi.../Lác đác bên sông...”. Trật tự thông thường phải là: Vài chú tiều lom khom dưới núi/ Máy nhà chợ lác đác bên sông.
Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà các tác giả lựa chọn: Khi đảo “lom khom dưới núi”, “lác đác bên sông” lên trước “vài chú tiều”, “mấy nhà chợ”, , tác giả có chủ ý nhấn mạnh cái không gian heo hút, thưa thớt, vắng vẻ ở đèo Ngang trước tâm trạng cô đơn của con người.
c. Tác dụng đảo trật tự từ mà tác giả lựa chọn: Khi đảo “lao xao”, “dắng dỏi” lên trước “chợ cá làng ngư phủ”, “cầm ve lầu tịch dương”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh đến cái âm thanh gợi cảnh nhộn nhịp của cuộc sống ngày hè.
d. Tác dụng tư từ của hiện tượng đảo trật tự từ trong câu , đảo “lặn lội” lên trước “thân cò khi quãng vắng” và “eo sèo” lên trước “mặt nước buổi đò đông”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh đến cuộc sống vất vả của người nông dân và bấp bênh của cuộc sống mưu sinh một cách hình tượng hóa, có tác dụng biểu cảm cao.
=> Giáo án tiết: Thực hành tiếng việt ( bài 2)